Bố thắng xe máy hay còn gọi là phanh xe giúp việc điều chỉnh tốc độ xe, bảo đảm an toàn của người cầm lái trong quá trình điều khiển xe máy.
Bố thắng và những thông tin có thể bạn chưa biết
Bố thắng là khái niệm được sử dụng rất nhiều. Nhưng bố thắng là gì, khi nào cần phải thay và độ bền của bố thắng phụ thuộc các yếu tố nào?
Bố thắng xe máy nghĩa là gì?
Bố thắng xe máy hay còn được gọi là phanh xe máy, thắng xe máy. Đây là một trong những bộ phận rất quan trọng trong quá trình di chuyển và điều chỉnh tốc độ xe.
Phanh xe là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người di chuyển bằng phương tiện xe máy. Do đó, bạn cần phải kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe thường xuyên.
Lúc nào bạn phải thay bố thắng?
Sau một thời gian sử dụng nhất định, phanh xe hoặc má phanh đều sẽ có dấu hiệu bị mài mòn do ma sát. Đặc biệt, nếu xe thường xuyên di chuyển ở khu vực có địa hình gồ ghề hoặc nơi mật độ giao thông cao. Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc đến việc kiểm tra và thay mới phanh xe máy nếu cần.
Độ bền của bố thắng xe phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Muốn đảm bảo độ bền cho thắng xe thì phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Một số yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến độ bền của thắng xe như:
- Độ bền của thắng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển xe của người lái.
- Trọng lượng của người ngồi trên xe (người lái xe hoặc người kèm theo…)
- Chất lượng má phanh tốt hay kém cũng ảnh hưởng đến độ bền thắng xe.
- Độ bền thắng xe còn phụ thuộc vào nhiệt độ của bề mặt đường mà xe lưu thông.
- Địa hình di chuyển không bằng phẳng cũng ảnh hưởng đến thắng xe rất nhiều.
- Sử dụng thắng xe nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến độ bền của xe….
Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn cần sử dụng đúng trường hợp để thắng xe được bền và đảm bảo an toàn hơn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh xe
Thắng xe gồm có những bộ phận nào và nó hoạt động ra sao? Bạn hãy thử tìm hiểu thêm thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Bố thắng xe máy có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của phanh xe bao gồm 2 bộ phận là điều khiển và phanh xe. Trong đó, phanh xe được chia ra làm 2 bộ phận nhỏ hơn là phanh trước và phanh sau. Xe ga trang bị phanh ở hai tay lái, xe số thì có phanh chân và phanh tay.
Cấu tạo của phanh tay và phanh chân
- Phanh tay gồm có dây phanh, vỏ ruột cùng hệ thống ốc giúp siết dây phanh.
- Phanh chân gồm cây sắt điều khiển, bộ tán hiệu chỉnh, lò xo hoàn lực và bàn đạp phanh.
Phanh xe phải được làm từ hỗn hợp giữa bột nhôm, bột đồng với các quy định chất lượng nhất định mới đảm bảo.
Bố thắng hoạt động theo nguyên lý nào?
Khi bạn bóp phanh, lực phanh sẽ tác động lên lò xo ép để tạo ra sức ép giúp 2 má phanh đóng lại. Khi 2 má phanh tiếp xúc với bánh xe sẽ tạo ra lực ma sát giúp cản lực của bánh xe đang hoạt động. Sau đó, vận tốc bánh xe sẽ được giảm lại hoặc dừng hẳn tùy vào lực bóp thắng xe của người sử dụng.
>>> Xem thêm: Top 7 bộ phận dễ hư hỏng nhất ở xe máy cũ
Bố thắng xe máy hiện nay được chia ra làm bao nhiêu loại?
Trên thị trường hiện nay đang có hai loại bố thắng khác nhau là bố thắng đùm và bố thắng đĩa. Vậy hai loại thắng xe này có những đặc điểm nào?
Bố thắng đùm (thắng đùm, phanh đùm, phanh tang trống)
Loại thắng xe này sẽ nằm bên ngoài guốc phanh. Nếu bạn bóp thắng xe thì guốc phanh này sẽ chịu lực và ép vào trống phanh giúp cho xe máy di chuyển chậm lại. Thắng đùm có phần bố thắng được thiết kế theo dạng tròn và dán trên guốc phanh.
Loại thắng xe này có đặc điểm là lực phanh không quá mạnh.Những chiếc xe đời cũ hoặc xe máy số có dung tích xi lanh dưới 150cc thường dùng thắng đùm. Loại phanh này sẽ không phù hợp với những chiếc xe thường chạy ở tốc độ cao.
Bố thắng đĩa và một số đặc điểm của nó
Loại thắng đĩa này tương tự như tên gọi vì nó được thiết kế giúp hãm tốc cho phanh đĩa. Lá bố sẽ được thiết kế trên lá thép nằm bên trong cùm phanh (hay còn gọi là càng phanh). Khi bạn thắng xe lại để giảm tốc thì hai lá thép sẽ theo lực ép vào đĩa lực. Từ đó, xe sẽ di chuyển chậm lại hoặc dừng hẳn tùy vào lực của người dùng.
Thắng đĩa này có tốc độ giảm tốc độ hiệu quả hơn thắng đùm do có hiệu suất phanh tốt hơn. Do đó, tốc độ dừng xe ở thắng đĩa tốt hơn nhờ lực ma sát lớn hơn. Đặc điểm nổi bật của loại thắng đĩa này là thường được gắn ở bánh xe trước của xe máy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Định vị xe máy giá rẻ – cách quản lý xe thông minh!
Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bố thắng bị hư
Để biết được thắng xe có còn an toàn hay không thì bạn có thể tìm hiểu qua một số dấu hiệu nổi bật dưới đây:
Khi sử dụng thắng xe không ăn
Tức là thắng xe lúc này sẽ không nhanh nhạy nữa. Khoảng thời gian từ lúc bạn sử dụng lực bóp thắng đến lúc xe thay đổi tốc độ sẽ bị chậm lại. Đây cũng là dấu hiệu hư hỏng và bạn nên mang xe đi kiểm tra phanh để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Khi sử dụng thắng xe phát ra tiếng kêu
Đây là dấu hiệu rất dễ nhận thấy trong quá trình sử dụng. Chỉ cần bạn dùng lực vào thắng xe thì nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đơn giản là do trên bố phanh có trang bị một phần kim loại cảnh báo nhỏ. Nếu thắng xe phát ra tiếng kêu thì bạn nên kiểm tra lại thắng xe của mình.
Tuy nhiên, ở vài trường hợp như khi đi mưa, bố thắng thường bám bẩn và tạo ra tiếng kêu khi sử dụng. Nếu tiếng kêu biến mất sau vài lần sử dụng thì có thể bạn cũng chưa cần phải thay.
Khi sử dụng thắng xe, bạn cảm thấy nặng tay
Khi sử dụng cảm thấy lực bóp hoặc đạp thắng chân hơi bị nặng thì cũng là lúc bạn nên đi kiểm tra thắng xe. Trường hợp này thường xảy ra ở các thắng xe ở bánh trước. Nguyên nhân có thể do trục quả đào và dây phanh bị khô dầu.
Khi sử dụng, thắng xe bị mòn
Tùy vào từng chất liệu của thắng xe, lực ma sát trong quá trình sử dụng sẽ làm mòn lớp phủ trên bố phanh. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng càng lâu thì lớp phủ sẽ càng bị mỏng dần và bạn cần phải thay thế chúng. Hoặc nếu bạn thường xuyên sử dụng thắng xe, lớp phủ này cũng sẽ bị bào mòn trong quá trình sử dụng chúng.
Khi sử dụng thắng xe bị bó
Bó phanh xe là khi bạn sử dụng phanh nhưng má phanh không có tách ra khỏi bề mặt tang phanh. Đây có thể do trục quả đào mòn không đều, phanh bị khô, lò xo phục hồi vị phanh bị yếu… Những dấu hiệu này sẽ làm cho thắng xe không tự đàn hồi sau khi sử dụng xong.
Khi sử dụng, thắng xe bị trơ lì
Dấu hiệu bị hư nữa là khi bạn đạp phanh chân hoặc bóp phanh tay mạnh nhưng không thấy hiệu quả. Đây cũng có thể do má phanh đã có hiện tượng bị trơ lì, hoặc dầu mỡ bám trên mặt phanh. Nuyên nhân thường là do rà phanh nhiều dẫn tới mặt tấm ma sát dần trở nên bị chai cứng và mất dần khả năng bám.
Bố thắng và hướng dẫn cách sửa chữa khi bị hư
- Bạn nên thường xuyên vệ sinh thắng xe định kỳ, khoảng 2 tuần/lần – 3 tuần/lần. Nhất là sau khi di chuyển trời mưa hoặc đường xấu…
- Nên tra dầu mỡ tại các vị trí của khớp nối với dây thắng để đảm bảo thắng xe luôn hoạt động êm hơn.
- Khi dán phíp nên cẩn trọng do chất lượng dán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của keo dán, phíp. Đồng thời, lực ép khi dán và tay nghề của người dán cũng rất quan trọng.
- Nên mang xe đến các nơi uy tín, có chất lượng khách đông với chế độ bảo hành tốt để thay hoặc sửa thắng xe.
>>> Xem thêm: Sửa xe máy tại nhà – nhanh chóng, tiện lợi, giá rẻ
Nên bảo dưỡng và vệ sinh bố thắng xe máy như thế nào?
Nếu bạn muốn vệ sinh thắng xe, bạn nên thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Tháo cặp bố thắng xe ra bằng cách tháo ốc bắt heo trên xe.
- Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng hoặc nước rửa chén và bàn chải đánh răng để làm sạch lớp bụi bẩm trên thắng xe. Để khô các bộ phận rồi lắp lại như cũ.
Để bảo dưỡng bố thắng xe tốt thì bạn nên dùng đồng thời thắng trước và sau của xe máy. Bên cạnh đó, với xe ga thì bạn nhớ dùng thắng sau trước rồi mới dùng thắng trước để đảm bảo an toàn.
Để thay bố thắng xe máy thì mất khoảng bao nhiêu tiền?
Mỗi loại xe sẽ có mức chi phí thay thắng xe khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi phí thay thắng xe đối với một vài dòng xe phổ biến dưới đây:
Chi phí thay thắng xe đối với dòng xe máy Yamaha
Trong các dòng xe máy Yamaha, chi phí thay thắng xe cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, chi phí thay thắng xe sẽ thường dao động từ khoảng 70.000VNĐ đến 145.000VNĐ. Chi phí này thường tùy thuộc vào chất lượng của thắng xe mà bạn sử dụng.
Chi phí thay thắng xe đối với xe máy Honda
Honda có nhiều dòng xe khác nhau nên mức chi phí thay thắng xe cũng khác nhau. Như các xe số thông thường từ 60.000VNĐ đến 66.000VNĐ. Những dòng xe tay ga thì chi phí dao động từ 120.000VNĐ đến khoảng 160.000VNĐ. Đối với các dòng xe cao cấp như SH thì khoảng 264.000VNĐ đếm 400.000VNĐ…
Chi phí thay thắng xe đối với dòng xe máy Piaggio
Để thay thắng xe với dòng Piaggio thì mất khoảng từ 130.000VNĐ đến 165.000VNĐ. Để thay thắng xe, bạn nên đến các trung tâm chính hãng hoặc các cửa hàng uy tín.
5 mẹo giúp bạn kéo dài tuổi thọ của thắng xe khi sử dụng
Người xưa có câu “của bền tại người”, do đó bạn hãy tham khảo một số mẹo sử dụng thắng xe dưới đây nhé
Hãy tránh việc làm nóng bố thắng
Việc sử dụng thắng xe trong quá trình xuống dốc, phanh gấp sẽ dẫn đến việc làm nóng các bộ phận của nó. Hoặc bạn liên tục bóp thắng tay hoặc thắng chân cũng khiến thắng xe bị nóng. Do đó, hãy di chuyển chậm để tránh sử dụng liên tục thắng xe gây ra nóng…
Hãy thường xuyên chú ý bảo trì thắng xe
Bạn nên thường xuyên kiểm tra thắng xe để có thể vệ sinh và bảo dưỡng nó.Việc bảo dưỡng, tra thêm dầu nhớt sẽ giúp tăng tuổi thọ động cơ cũng như thắng xe. Hãy làm sạch và bôi trơn để thắng xe hiệu quả và đảm bảo an toàn hơn cho bạn.
Bạn không nên di chuyển quá gần các xe phía trước
Di chuyển gần các xe chạy trước rất nguy hiểm vì có thể sẽ xảy ra tai nạn nếu bạn xử lý không kịp thời các tình huống va chạm. Đồng thời, di chuyển gần khiến bạn phải sử dụng thắng xe liên tục, thậm chí là thắng gấp. Do đó, hãy đảm bảo khoảng cách an toàn khi di chuyển để giảm nguy cơ tai nạn mà còn kéo dài tuổi thọ thắng xe.
Nên quan sát tình huống khi di chuyển
Trong quá trình di chuyển, bạn nên quan sát thật kỹ để tránh trường hợp phải dùng thắng gấp. Đồng thời, quan sát tình huống tốt cũng sẽ đảm bảo an toàn cho bạn khi lưu thông trên đường.
Di chuyển chậm trong những trường hợp cần thiết
Ví dụ như khi đến đèn đỏ hoặc đến điểm dừng, bạn nên đi chậm lại để xe tự giảm tốc độ. Bạn có thể thả nhẹ tay ga để không cần sử dụng quá nhiều lực thắng xe khi dừng. Quan sát và di chuyển chậm trong những trường hợp cần thiết sẽ giúp bạn giảm tần suất sử dụng thắng xe để dừng xe.
>>> Đọc thêm: 7 Lưu ý sửa chữa xe máy định kì bạn không thể bỏ qua!
Với các thông tin trên chắc chắn bạn sẽ hiểu hơn về bố thắng xe máy. Và nếu bạn đang cần tham khảo mua xe máy cũ hay các phụ tùng xe máy, tham khảo ngay website Muaban.net. Các thông tin luôn được cập nhật thường xuyên mỗi ngày với giá hấp dẫn nhất!
>>> Tham khảo thêm: 5 Bí quyết mua xe máy cũ giá 7 triệu chất lượng tốt nhất
Tham khảo các mẫu điện thoại cũ đang được rao bán tại Muaban.net:
– Vân Anh (Content Writer) –