Trước khi khởi công xây dựng, các kỹ sư cần chuẩn bị các biên bản bàn giao. Mục đích của biên bản giao thi công là xác nhận việc chuyển giao mặt bằng giữa hai bên dựa trên những điều khoản trước đó.
Vậy quy định và nội dung của biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu mẫu biên bản này ngay sau bài viết dưới đây nhé!
Biên bản bàn giao mặt bằng là gì?
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là loại văn bản ghi chép lại các nội dung liên quan đến bàn giao và hoàn trả mặt bằng thi công. Biên bản được tạo lập dưới sự chứng kiến và xác nhận của các bên. Trong đó bao gồm các bên như: chủ đầu tư, đơn vị công, đơn vị tư vấn giám sát và thiết kế.
>>> Cùng tìm hiểu thêm: Cho thuê mặt bằng và 5 vấn đề quan trọng cần lưu ý
Đây được xem là loại biên bản quan trọng, do đó người viết cần đảm bảo nội dung thật chính xác, công khai. Với một số thông tin bàn giao chi tiết như địa điểm và thời gian bàn giao công trình, diện tích đất bàn giao.
Quá trình thực hiện biên bản bàn giao mặt bằng cần phải được diễn ra công khai. Bởi nếu có bất kỳ thông tin nào sai sót thì trách nhiệm sẽ truy cứu thuộc về các bên tiến hành bàn giao. Vì vậy, khi tạo lập biên bản, bạn cần lưu ý về các quy định cũng như các nội dung cần có trong biên bản.
Quy định về biên bản bàn giao mặt bằng thi công
- Có sự góp mặt đầy đủ giữa hai bên ngay khi thực hiện biên bản bàn giao
Việc thực hiện bàn giao mặt bằng cần có tự tham gia đầy đủ các bên liên quan. Nhằm xác nhận và đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng mục đích. Ngoài ra, hạn chế các sự cố tranh chấp phát sinh khi bắt đầu thi công.
>>> Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà và các vấn đề liên quan
- Thông tin trong biên bản mặt bằng thi công phải chính xác, minh bạch và công khai
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa hai bên, các thông tin cần được tuân thủ theo đúng quy định nhà nước và Luật xây dựng năm 2014. Ngoài ra, người lập biên bản cần đo đạc và ghi nhận chính xác mặt bằng trước khi chuẩn bị thi công.
- Ghi chính xác số bản biên bản bàn giao được tạo lập
Mỗi bên sẽ được giao một biên bản bàn giao có giá trị tương đương nhau. Nếu có bất kỳ các vấn đề phát sinh, các biên bản này sẽ là căn cứ để giải quyết. Do đó, số lượng của mỗi biên bản cần được lập tương ứng với số bên tham gia. Đặc biệt, thông tin này cần được ghi rõ trong biên bản bàn giao mặt bằng thi công.
- Phải có rõ ràng chữ ký xác nhận của các bên
Khi đã thống nhất về nội dung của biên bản bàn giao mặt bằng thì các bên cần phải xác nhận chữ ký, ghi rõ họ và tên. Mọi chữ ký luôn được xác nhận là chữ ký sống. Chữ ký photo sẽ không được chấp nhận và không mang giá trị pháp lý.
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công gồm những nội dung gì?
Nội dung của biên bản bàn giao mặt bằng thi công cần tiến hành soạn thảo với đúng chuẩn nội dung quy định. Bởi nội dung có vai trò quan trọng để phía người nhận công trình có thể dễ dàng tiếp quản và thực hiện.
Để quá trình tạo lập biên bản được thuận lợi, người viết cần xác định các trình tự trong nội dung bao gồm các thông tin sau:
- Tên công trình xây dựng
- Hạng mục công trình xây dựng
- Địa điểm xây dựng công trình
- Thời gian bàn giao
- Thành phần tham gia bàn giao
- Đại diện nhà thầu
- Đại diện bên nhận đại diện chủ hộ
- Thông tin về bên nhận đại diện chính quyền địa phương
- Thông tin về bên giao đại diện ban quản lý dự án
- Thông tin đo đạc, diện tích đất,…
- Nội dung bàn giao dựa sẽ dựa trên cơ sở căn cứ các quyết định
Tất cả các nội dung trong biên bản bàn giao mặt bằng thi công sẽ được tạo lập dưới sự xác nhận giữa hai bên và các cấp chính quyền. Mỗi bên sẽ giữ một biên bản để lấy đó làm căn cứ thực hiện các quyết định.
Biên bản bàn giao thi công không chỉ dùng với mục đích thỏa thuận, mà còn giúp chủ hộ đo đạc lại diện tích khu đất. Nhờ vậy, hai bên sẽ không phát sinh các khiếu nại có liên quan.
>>> Xem thêm: Hợp đồng thi công nội thất và những điều cần lưu ý
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công mới nhất 2022
Tương tự như các mẫu biên bản khác, biên bản bàn giao mặt bằng thi công cần phải soạn thảo đúng quy chuẩn. Đảm bảo nội dung đầy đủ, rõ ràng nhằm hạn chế những rắc rối về sau.
>>>Tham khảo mẫu bàn giao mặt bằng thi công ngay link đính kèm dưới đây:
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công theo cập nhất mới nhất 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG
Ngày/Date:…….
Số/No:…………….
Công trình / Project:………..
Hợp đồng số / Contract No.:
- Đại diện các bên có mặt bằng tại hiện trường bàn giao
- Đại diện bên chủ đầu tư
- Ông (Bà)
- Chức vụ / Position
- Địa chỉ / Address:
- Điện thoại / Tel:
- Đại diện tư vấn giám sát:
- Ông (bà):
- Chức vụ / Position:
- Địa chỉ / Address:
- Điện thoại / Tel:
- Đại diện đơn vị thi công:
- Ông (bà):
- Chức vụ / Position:
- Địa chỉ / Address:
- Điện thoại / Tel:
- Nội dung bàn giao
STT |
NỘI DUNG BÀN GIAO |
KIỂM TRA SƠ BỘ |
GHI CHÚ |
|
Theo thiết kế |
Theo thực tế |
|||
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Những lưu ý khi thực hiện các biên bản bàn giao thi công
Vì đây là văn bản quan trọng và thực hiện bởi độ chính xác cao. Do đó, bạn cần thực sự cẩn trọng để tránh tối đa những sai sót không mong muốn.
- Nội dung biên bản cần có sự thống nhất của các bên
Các nội dung cần được thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ. Đây là loại giấy tờ mang tính pháp lý nên quá trình tạo lập cần phải có sự thống nhất trước khi đặt bút ký. Nhằm tránh việc xảy ra các tranh chấp đáng có, khó giải quyết về sau.
- Kiểm tra các thông tin trên văn bản trước khi xác nhận chữ ký
Thông tin bàn giao phải đảm bảo chi tiết rõ ràng ngày tháng năm địa điểm thực hiện. Nếu có các số liệu thì cần phải cung cấp số liệu cụ thể và có căn cứ.
Bạn cũng nên rà soát tất cả nội dung bao gồm cả tên, năm sinh, địa chỉ của các thông tin các bên liên quan. Đảm bảo mọi thông tin là minh bạch và chính xác.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ có liên quan
Thông thường, mẫu biên bản sẽ đi kèm với các giấy tờ có liên quan có công chứng từ Ủy ban địa phương. Do đó, để không bị mất nhiều thời gian, người tạo lập biên bản nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trước khi đưa cho các bên ký kết.
- Nếu không có nhiều thời gian, hãy thuê một đơn vị chuyên nghiệp
Bạn có thể thuê một người hoặc đơn vị có khả năng và am hiểu về các loại chứng từ này. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian trong việc thực hiện, mà vẫn đảm bảo có được văn bản đúng chuẩn.
Trên đây là những chia sẻ mới nhất về biên bản bàn giao mặt bằng thi công. Hy vọng các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích trong quá trình khởi công xây dựng. Đừng quên truy cập Muaban.net để thường xuyên cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!
Sau khi nắm được các mẫu biên bản bàn giao mặt bằng, Mua Bán xin giới thiệu các mẫu mặt bằng shop thời trang, spa: |
>>> Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng mẫu mới và thông dụng nhất