Monday, December 30, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmBê tráp là gì? Khi bê tráp cần lưu ý và kiêng...

Bê tráp là gì? Khi bê tráp cần lưu ý và kiêng kỵ những gì?

Bê tráp là gì? Tại sao trong phong tục cưới hỏi truyền thống tại Việt Nam cần phải có dàn bê tráp? Việc đi bê tráp là làm gì và cần cụ thể là bao nhiêu người? Mời bạn đọc cùng Mua Bán tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bê tráp là gì? Khi bê tráp cần lưu ý và kiêng kỵ những gì?
Bê tráp là gì? Khi bê tráp cần lưu ý và kiêng kỵ những gì?

I. Bê tráp là gì?

Bê tráp (tên khác đó là bê quả hoặc bưng lễ), đây là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam. Được coi là phần khai mạc cho buổi lễ, bê tráp thường gồm hai đội: đội bê tráp nam đại diện cho gia đình của chú rể và đội bê tráp nữ đại diện cho gia đình của cô dâu.

Đội bê tráp nam sẽ mang theo những vật phẩm lễ nghi đã được nhà gái yêu cầu chuẩn bị trước đó để trao đổi với đội bê tráp nữ, tượng trưng cho sự giao kết và trao đổi, hẹn ước giữa hai gia đình.

Bê tráp là một nghi lễ truyền thống trong việc cưới xin
Bê tráp là một nghi lễ truyền thống trong việc cưới xin

II. Ý nghĩa của việc bê tráp

Vậy ý nghĩa của nghi thức bê tráp là gì? Đó là thể hiện thành ý, tượng trưng việc nhà trai (đại diện cho chú rể) đến xin phép để đón cô dâu về nhà chồng. Đây là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cưới truyền thống của người Việt liên quan đến quan niệm duyên số và lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn của đôi uyên ương trong tương lai.

Ý nghãi của việc bê tráp đó là để tỏ lòng thành
Ý nghĩa của việc bê tráp đó là để tỏ lòng thành

Xem thêm: Nhẫn Cưới Đeo Tay Nào Mới Chuẩn? Ý Nghĩa Và Lưu Ý Khi Đeo Nhẫn Cưới

III. Cách chọn người bê tráp như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu bê tráp nghĩa là gì thì ở nội dung tiếp theo, Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn cách chọn người bê tráp sao cho chuẩn nhất. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nhé!

1. Lựa chọn đội bê tráp gồm những ai?

Việc lựa chọn đội hình bê tráp là một phần không thể thiếu trong lễ cưới. Các cặp đôi rất quan tâm đến việc chọn người để tham gia bê tráp. Thông thường thì cô dâu và chú rể sẽ mời bạn bè, anh chị em ruột, anh chị em họ hoặc đồng nghiệp tham gia cùng. Điều này giúp tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa họ và những người thân yêu.

Một điểm quan trọng mà bạn ghi nhớ đó là nên chọn những người chưa lập gia đình để tham gia bê tráp. Điều này thường được xem là phong tục để tôn trọng sự trọn vẹn của lễ cưới và để đảm bảo sự phù hợp với tinh thần của nghi thức bưng tráp.

Bê tráp là gì - Nên chọn người thân, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp để bưng quả
Nên chọn người thân, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp để bưng quả

2. Cần bao nhiêu người để thực hiện bê tráp?

Số lượng người tham gia bê tráp đám cưới thường tương đương với số lượng tráp lễ vật được thống nhất trước đó giữa hai gia đình. Tùy theo văn hóa vùng miền mà số lượng tráp và người bưng cũng có sự thay đổi. Cụ thể là:

  • Ở miền Bắc và Trung: Truyền thống thường chọn số tráp lẻ như 5, 7, 9, 11 tráp.
  • Ở miền Nam: Thường có xu hướng chọn số tráp chẵn hơn như 6, 8, 10 tráp.
Bê tráp là gì - Tùy vào vùng miền mà số lượng tráp sẽ có sự thay đổi
Tùy vào vùng miền mà số lượng tráp sẽ có sự thay đổi

3. Lựa chọn người về ngoại hình, chiều cao

Việc lựa chọn đội hình bê tráp có ngoại hình và chiều cao sẽ giúp cho cô dâu, chú rể có thêm những album ảnh cưới ấn tượng. Vì thế cả đội bê tráp của nhà trai và nhà gái đều cần có chiều cao tương đồng với nhau để tạo sự đồng đều và hài hòa cho đội hình.

Một cách để tạo điểm nhấn cho cô dâu và chú rể đó là nên chọn đội hình bê tráp có chiều cao thấp hơn so với họ. Điều này giúp cô dâu và chú rể nổi bật hơn trong các bức ảnh cưới và tạo sự cân đối cho đội hình.

Nếu không thể tìm được đội hình bê tráp có chiều cao thấp hơn và tương đồng, một lựa chọn tốt là chọn trang phục có màu sắc nhạt hơn, ít nổi bật hơn so với trang phục của cô dâu và chú rể. Điều này có thể giúp tạo ra sự cân đối và không làm mất đi sự tập trung vào cô dâu và chú rể trong các bức ảnh cưới.

Bê tráp là gì- Nên chọn dàn bê tráp có chiều cao xấp xỉ nhau
Nên chọn dàn bê tráp có chiều cao xấp xỉ nhau

Xem thêm: Lễ Vu Quy là gì? Cần chuẩn bị và thực hiện nghi lễ thế nào?

IV. Cách chuẩn bị lễ vật cho quá trình bê tráp

Vậy những lễ vật cần chuẩn bị trước khi bê tráp là gì? Cùng Mua Bán khám phá ngay sau đây!

1. Chuẩn bị lễ vật

Các lễ vật trong nghi thức bê tráp thường phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Một số lễ vật phổ biến không thể thiếu trong lễ bê tráp truyền thống của người Việt, mà gia đình của chú rể cần chuẩn bị khi đi hỏi cưới:

  • Trái cây ngũ quả
  • Rượu thuốc
  • Trầu cau và trà
  • Xôi gấc và bánh cưới
  • Trầu têm cánh phượng
  • Bao lì xì nạp tài và đèn cầy hình long phụng
Lễ vật cần phải đầy đủ
Lễ vật cần phải đầy đủ

2. Thứ tự bê tráp thường gặp nhất

Thông thường, việc lựa chọn loại tráp để cử hành trong lễ cưới phụ thuộc vào sự thống nhất giữa hai gia đình của chú rể và cô dâu. Có hai loại tráp phổ biến như sau:

+ Đối với số lượng 5-7 tráp thứ tự sắp xếp:

  • Tráp trầu cau
  • Tráp rượu thuốc
  • Tráp hoa quả
  • Các tráp còn lại thường được sắp xếp theo sự thống nhất của hai gia đình như tráp bánh phu thê, tráp hạt sen, tráp bánh cốm hoặc tráp chè.

+ Đối với số lượng 9-11 tráp thứ tự sắp xếp:

  • Tráp trầu cau
  • Tráp rượu thuốc
  • Tráp lợn sữa
  • Tráp hoa quả
  • Tráp bia, nước ngọt
  • Tráp xôi
  • Các tráp còn lại thường được sắp xếp theo sự thống nhất của hai gia đình như tráp bánh phu thê, tráp bánh cốm, tráp hạt sen hoặc tráp chè.
Thứ tự bê tráp cần được theo nguyên tắc
Thứ tự bê tráp cần được theo nguyên tắc

3. Trao lì xì duyên

Sau khi hoàn thành lễ trao nhận tráp, đội bê tráp từ nhà trai và nhà gái sẽ trao lì xì cho nhau. Hành động này mang ý nghĩa truyền lại duyên số và là lời chúc phúc dành cho những người tham gia bê tráp. Đây cũng là lời hy vọng cho họ sẽ sớm tìm được một nửa của mình và có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và vui vẻ.

Trong quá trình trao lì xì, đội bê tráp cần chú ý trao đúng người tương ứng với mình và nhận lì xì từ người đó để tránh mất duyên. Bạn có thể thoải mái sử dụng số tiền trong bao lì xì cho mục đích cá nhân mình mà không cần lo lắng.

Bê tráp là gì - Lì xì trao duyên sẽ được gửi đến dàn bưng tráp
Lì xì trao duyên sẽ được gửi đến dàn bưng tráp

Xem thêm: 7 điều lưu ý khi chọn nhà hàng tiệc cưới ai cũng phải biết

V. Quy trình bê tráp đúng phong tục cưới hỏi

Vậy quy trình đi bê tráp là gì? Có bao nhiêu bước mà người bưng cần phải trải qua? Tham khảo ngay nội dung mà Mua Bán sắp chia sẻ dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Bước 1: Đội bê tráp thực hiện trao lễ

Để tiến hành một nghi thức bê tráp theo phong tục truyền thống, đội hình bê tráp cần tuân theo một thứ tự chuẩn. Thứ tự xếp hàng được mọi người truyền tai nhau đó là:

  • Ông bà của chú rể sẽ đứng đầu hàng.
  • Tiếp theo là ba mẹ của chú rể.
  • Chú rể sẽ đứng sau ba mẹ.
  • Đội bưng quả đám cưới, dòng họ và khách tham dự sẽ theo sau.
  • Đội bê tráp

Đội bê tráp cần đứng theo thứ tự đã được sắp xếp dựa trên lễ vật được đưa vào từng tráp theo thứ tự lễ cưới. Khi nhà trai đến nhà gái, đội bê tráp sẽ tiến hành trao tráp trước cửa nhà gái và đưa mâm quả vào bên trong nhà để bắt đầu lễ bê tráp.

Bước đầu tiên là đội bê tráp sẽ làm lễ
Bước đầu tiên là đội bê tráp sẽ làm lễ

2. Bước 2 : Nhà trai trao quả cho nhà gái và mở quả

Nghi lễ trao và nhận tráp thường được kết thúc bằng việc ngồi uống nước và có phần giới thiệu giữa các đại diện của hai gia đình. Đại diện của nhà trai sau đó sẽ đứng lên và thể hiện lòng thành và ý định xin dâu thông qua việc dâng tráp.

Đáp lại sự thiện chí của nhà trai, đại diện của nhà gái cũng sẽ có đôi lời phát biểu để cảm ơn gia đình nhà trai về việc trao tráp lễ vật, đồng thời thông báo việc chấp thuận gả cô dâu cho gia đình nhà trai. Lúc này, mẹ của chú rể và mẹ của cô dâu thường cùng nhau mở những tráp lễ vật, tượng trưng cho sự chấp thuận về việc kết giao hai gia đình.

Nhà trai sẽ tiến hành trao quả
Nhà trai sẽ tiến hành trao quả

3. Bước 3 : Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Sau khi hoàn thành các nghi lễ truyền thống, nếu nhà gái đồng ý, chú rể sẽ vào và đón cô dâu ra khỏi phòng. Hai người sẽ cùng nhau chào hỏi quan khách và mọi người tham dự lễ ăn hỏi. Đây thường là khoảnh khắc đáng nhớ và trọng đại khi cặp đôi chính thức xuất hiện trước quan khách, đánh dấu bước khởi đầu cho lễ ăn hỏi và cho sự kết nối chính thức giữa hai gia đình.

Tiếp tới cô dâu sẽ ra mắt gia đình 2 bên
Tiếp tới cô dâu sẽ ra mắt gia đình 2 bên

Xem thêm: Tip những cách phối đồ đi đám cưới bạn không nên bỏ lỡ!

4. Bước 4: Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

Nghi lễ gia tiên trong lễ cưới là một phần quan trọng của nền văn hóa truyền thống văn hóa cưới xin ở Việt Nam. Trong dịp lễ này, mẹ của cô dâu thường sẽ bày biện và sắp xếp những lễ vật quan trọng của nhà trai trên bàn thờ gia tiên. Sau đó, bố của cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương tại bàn thờ và thực hiện các lễ nghi.

Trong lúc này, họ sẽ cầu nguyện, thắp hương và trình bày lời cầu nguyện cho tổ tiên, mong muốn được chứng giám từ tổ tiên cho cuộc sống gia đình mới của hai người. Đây là lúc cả hai vợ chồng đều mong muốn nhận được sự ủng hộ và phù trợ từ tổ tiên, để có một hành trình hôn nhân an lành và hạnh phúc.

Kế đến cô dâu chú rễ làm lễ trước bàn thờ gia tiên
Kế đến cô dâu chú rể làm lễ trước bàn thờ gia tiên

5. Bước 5: Hai gia đình bàn bạc và thống nhất về lễ cưới

Sau khi hoàn thành các nghi lễ truyền thống, như ra mắt, cúng bái tổ tiên, hai bên gia đình thường sẽ tổ chức một cuộc họp nhỏ để bàn bạc và thống nhất các chi tiết cụ thể về ngày giờ đón dâu và địa điểm tổ chức tiệc cưới cho đôi vợ chồng.

Trong cuộc họp này, hai gia đình sẽ thảo luận về các thủ tục cần thiết cho ngày cưới, xác định thời gian và địa điểm chính xác cho việc đón dâu, cũng như thảo luận về các khía cạnh tổ chức tiệc cưới như lịch trình, không gian, thực đơn,…

Ở bước này 2 bên sẽ tiến hành ngồi lại và họp bàn
Ở bước này 2 bên sẽ tiến hành ngồi lại và họp bàn

6. Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai và trao lì xì cho đội bê tráp

Việc nhà gái trả lại một số lễ vật trong tráp cho nhà trai là một nét đẹp của nghi lễ cưới truyền thống. Điều quan trọng cần lưu ý là:

  • Số lượng lễ vật: Thường là số chẵn (thường là 10 lễ vật), biểu thị sự cân đối, hài hòa trong hôn nhân và mong muốn hạnh phúc cho gia đình mới.
  • Phương pháp chia lễ vật: Cần chú ý xé lễ vật bằng tay thay vì sử dụng công cụ như kéo, dao để tránh điều không may xảy ra trong hôn nhân của cặp vợ chồng.
  • Cách đặt lại tráp: Khi trả lại lễ vật, nắp tráp thường được để ngửa lên trên thay vì đóng lại như bình thường. Điều này tượng trưng cho sự chân thành và mong muốn hòa thuận giữa hai gia đình.
  • Thời điểm trao đổi lì xì: Thời điểm này cũng thường là lúc đội bê tráp trao đổi lì xì cho nhau, biểu hiện sự chia sẻ, giao lưu và hy vọng cho tương lai hạnh phúc của đôi uyên ương.
Nhà gái sẽ trả quả ở bước cuối cùng
Nhà gái sẽ trả quả ở bước cuối cùng

VI. Trang phục bê tráp

Lựa chọn trang phục cho đội bê tráp là một yếu tố cần phải được lưu ý cẩn thận trong việc chuẩn bị cho lễ cưới. Đây là một vài lưu ý quan trọng:

+ Đối với đội bê tráp nhà gái

Lựa chọn trang phục cho đội bê tráp nhà gái thường dựa trên phong cách của đám cưới mà cô dâu và chú rể muốn thể hiện. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Phong cách cổ truyền và hiện đại: Nếu cặp đôi ưa thích phong cách cổ truyền, áo dài truyền thống là sự lựa chọn phổ biến. Ngược lại, nếu muốn pha trộn với phong cách hiện đại, áo dài cách tân là một gợi ý tốt.
  • Cách chọn màu sắc: Những gam màu tươi như đỏ, hồng, vàng thường là sự lựa chọn phổ biến và hoàn hảo cho đội bê tráp nhà gái. Những màu sắc này thường đặc trưng cho vẻ đẹp rực rỡ và tươi vui của ngày cưới.
Lựa chọn trang phục cho đội bê tráp là một yếu tố cần phải được lưu ý cẩn thận
Lựa chọn trang phục cho đội bê tráp là một yếu tố cần phải được lưu ý cẩn thận

+ Đối với đội bê tráp nhà trai

Trang phục cho đội bê tráp nhà trai thường chọn sự lịch thiệp và sang trọng. Khi lựa chọn trang phục cho cần chú ý một số điểm sau:

  • Phù hợp màu sắc: Trang phục nhà trai không nên có màu sắc nổi bật hơn cô dâu và chú rể. Tránh trùng màu hoặc màu sắc quá gần với trang phục của cô dâu và chú rể.
  • Không quá cầu kỳ: Tránh chọn những trang phục quá cầu kỳ, lấn át sự chú ý đến trang phục của cô dâu và chú rể. Sự đồng nhất và sự hòa nhã trong phong cách là quan trọng.
  • Cần đồng bộ: Trang phục của dàn bưng tráp nhà trai và nhà gái cần có sự đồng bộ. Nếu nhà trai chọn áo dài truyền thống, thì nhà gái cũng nên lựa chọn áo dài truyền thống để tạo nên sự hài hòa và tương thích trong không gian lễ cưới.
Bê tráp là gì - trang phục của dàn bê tráp nhà trai nên trịnh trọng
Trang phục của dàn bê tráp nhà trai nên lịch thiệp và sang trọng

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất, chung cư căn hộ giá rẻ, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại website Muaban.net:

CHO THUÊ NHÀ NGUYÊN CĂN MẶT TIỀN TRÀN KHẮC CHÂN QUẬN 1
2
  • Hôm nay
  • Phường Tân Định, Quận 1
Khám Phá Không Gian VP TT TT Long Thành 6 tầng 1H 7x18,6m nở hậu 11,6m
0
  • Hôm nay
  • Thị Trấn Long Thành, Huyện Long Thành
CHO THUÊ SHOPHOUSE SUNRISE CITY
3
CHO THUÊ SHOPHOUSE SUNRISE CITY
  • 30 m²
25 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Cho thuê nguyên căn đường Phan Bội Chậu, Phường 14, Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Phường 14, Quận Bình Thạnh

VII. Những điều kiêng kỵ khi đi bê tráp

Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong việc bê tráp cũng vậy. Sẽ có một số điều mà mọi người khi tổ chức lễ cưới cần phải hạn chế hoặc tránh phạm phải. Vậy những điều kiêng kỵ khi bê tráp là gì? Dưới đây là 5 điều mà bạn cần phải biết rõ:

  • Không đeo vòng cưới: Người đi bê tráp thường không nên đeo vòng cưới, vì vòng cưới thường là biểu tượng của hạnh phúc gia đình và việc đeo trong lúc thực hiện nghi lễ này có thể coi là không tôn trọng cô dâu, chú rể.
  • Không nói xấu hay mang tin tức xấu: Trong khi thực hiện nghi lễ, tránh nói xấu về cô dâu, chú rể hoặc những điều không may mắn. Nhiều người tin rằng tin xấu có thể mang lại điều không tốt cho đôi vợ chồng mới cưới.
  • Tránh phá vỡ, làm hỏng đồ vật: Tránh gây hỏng hóc, phá vỡ các vật phẩm trong lúc thực hiện nghi lễ, đặc biệt là các lễ vật truyền thống.
  • Không được chạm vào tráp nếu không có sự cho phép: Việc chạm vào tráp mà không có sự cho phép có thể coi là không tôn trọng và không may mắn cho cặp đôi.
Bê tráp là gì - hạn chế tối đa việc làm đổ, bể vỡ vật dụng
Hạn chế tối đa việc làm đổ, bể vỡ vật dụng

VIII. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến bê tráp

Sau khi đã tìm hiểu toàn bộ tất cả quy trình bê tráp là gì cũng như những điều cần tránh phạm phải khi bưng tráp đám cưới thì sau cùng, Mua Bán sẽ giải đáp nhanh một số câu hỏi liên quan đến chủ đề này để bạn có thể hiểu sâu hơn.

1. Bao nhiêu tuổi thì được bưng quả?

Trong nghi lễ cưới truyền thống ở một số vùng miền, không có quy định cụ thể về độ tuổi khi được tham gia bê tráp. Thường thì người tham gia bê tráp có thể là người trưởng thành, có thể là bạn bè, người thân của cặp đôi để thể hiện sự tôn trọng và chúc phúc đối với đám cưới.

Việc bưng quả không phụ thuộc vào độ tuổi
Việc bưng quả không phụ thuộc vào độ tuổi

2. Nhà đang có tang bê tráp thực hiện bê tráp được không?

Thông thường thì người đang có tang thì đồng nghĩa với việc đang có chuyện buồn. Vì thế trong những dịp lễ như đám hỏi, đám cưới thì ai ai cũng muốn những sự tốt lành dành cho cô dâu và chú rể nên hầu hết khi nhà một người nào đó có tang thì hầu như cha mẹ của 2 bên sẽ không cho phép thực hiện việc bê tráp.

Bê tráp là gì - Nhà cón tang không nên tham gia bưng tráp
Nhà có tang không nên tham gia bưng tráp

3. Có người yêu đi bưng quả không?

Việc tham gia vào đội bê tráp của cô dâu hoặc chú rể không gây ra rủi ro hay ảnh hưởng đến mối quan hệ đang có của bạn. Việc tham gia bê tráp thường chỉ là một nghi lễ truyền thống để thể hiện sự đoàn kết, niềm vui và chia sẻ trong cộng đồng nên nếu bạn muốn thì vẫn có thể tham gia trong dàn bưng tráp.

Bê tráp là gì - Có người yêu thì bạn vẫn có thể an tâm bưng quả
Có người yêu thì bạn vẫn có thể an tâm bưng quả

4. Có vợ/chồng rồi có nên đi bưng quả không?

Theo quan niệm của những người đi trước thì dàn bưng tráp cần tuyển các người trẻ, độc thân thì sẽ cầu phúc cho cặp đôi sắp cưới được hạnh phúc viên mãn. Chính vì lẽ đó nên nhiều người kiêng kị trong việc mời người đã có chồng hoặc có vợ tham gia việc bưng quả.

Bê tráp là gì - Khi đã có vợ/ chồng thì không nên tham gia bưng tráp
Khi đã có vợ/ chồng thì không nên tham gia bưng tráp

5. Sắp đám cưới có bưng tráp được không?

Đối với câu hỏi này thì hiện nay vẫn chưa có một câu trả lời chính thức nào cho việc khi thực hiện hoạt động này sẽ đem lại điều may hay điềm gở cho người bưng tráp. Vì vậy nếu bạn đang có ý định bưng tráp thì Mua Bán nghĩ rằng bạn cứ tiếp tục thực hiện.

Bê tráp là gì - Sắp đám cưới thì vẫn có thể tham gia bưng tráp
Sắp đám cưới thì vẫn có thể tham gia bưng tráp

6. Chị em ruột có bê tráp được không?

Quy định về việc chị em ruột có thể tham gia đội bê tráp hay không thường phụ thuộc vào phong tục, tập quán cũng như truyền thống của từng vùng miền. Nên để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ thì bạn nên hỏi ý kiến của ông bà, bố mẹ và tham khảo kinh nghiệm từ những đám cưới trước đó tại địa phương của mình.

Bê tráp là gì - Chị em ruột vẫn có thể bưng tráp được
Chị em ruột vẫn có thể bưng tráp được

7. Nếu bạn đi bê tráp quá 3 lần thì sao

Trong thực tế, việc bê tráp nhiều lần không có tác động trực tiếp đến duyên số hay hạnh phúc trong tương lai của một người. Hạnh phúc trong hôn nhân không phải do những nghi lễ truyền thống mà là do sự hiểu biết, tôn trọng và tình cảm chân thành giữa hai người. Không phụ thuộc vào việc ai đã bê tráp bao nhiêu lần trong quá khứ.

Bê tráp là gì - Việc đi quá 3 lần bưng quả không ảnh hưởng đến tình duyên
Việc đi quá 3 lần bưng quả không ảnh hưởng đến tình duyên

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến cho quý độc giả về chủ đề bê tráp là gì. Bên cạnh đó, Mua Bán còn chia sẻ thêm cho bạn về cách bê tráp sao cho đúng và cần phải chuẩn bị những gì khi bưng quả đám cưới. Đừng quên truy cập thường xuyên vào trang Muaban.net để bỏ túi thêm cho mình những kiến thức bổ ích với vô vàng khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như chia sẻ kinh nghiệm, phong thủy, mẹo vặt,… được cập nhật mỗi ngày!

Tham khảo ngay:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trần Chương
Xin chào, Mình là Trần Hoàng Chương, hiện tại là Content Writer của Muaban.net. Mình đã có hơn 1 năm kinh nghiệm viết nội dung về Bất Động Sản, Xe Máy, Ô Tô, Phong Thủy. Hy vọng những bài viết của mình sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ