Bế tắc là gì? Khi đọc bài viết này hẳn là bạn đang cảm thấy rất chán nản, mệt mỏi và bất lực. Vậy liệu có phải bạn đang rơi vào bế tắc hay không? Hãy dành ít phút lắng nghe lời khuyên của Mua Bán trong bài viết sau nhé.
1. Bế tắc gì là?
Bế tắc là một tính từ diễn tả trạng thái tâm lý của mỗi người trong cuộc sống. Cảm xúc này sẽ xuất hiện khi con người không tìm được cách giải quyết cho những khó khăn hiện tại và cảm thấy bị dồn vào đường cùng. Hoặc cũng có thể khi bạn không muốn làm một việc gì đó nhưng lại chẳng còn cách nào khác.
Vậy nên, bế tắc có thể được hiểu là cảm giác buồn chán, mất phương hướng và trì trệ mọi chuyện. Trạng thái này mang xu hướng tiêu cực nên rất dễ làm một ai đó mệt mỏi, chán nản. Vậy nên khi đối mặt với những bế tắc, đa số người sẽ tìm cách lẩn trốn thay vì tìm cách khắc phục vượt qua khó khăn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Burn out là gì ? Làm thế nào để vượt qua “Hội chứng cháy sạch” ?
2. Các biểu hiện của việc rơi vào trạng thái bế tắc
Sau khi hiểu được bế tắc nghĩa là gì thì để nhận biết một người đang rơi vào bế tắc thật sự không đơn giản. Tuy nhiên, sau đây là một số biểu hiện của trạng thái tiêu cực này.
2.1 Thờ ơ trước mọi chuyện
Biểu hiện đầu tiên của người rơi vào bế tắc chính là họ có thái độ dửng dưng trước mọi chuyện. Cách họ tiếp nhận một sự kiện, một tin tức chỉ bằng cái cau mày thay vì tỏ ra quan tâm, hứng thú. Dường như chẳng có gì có thể khiến họ hò reo phấn khích hay hạnh phúc. Đây có thể là lúc họ nhận thấy cuộc sống quá đỗi tẻ nhạt, mọi việc lặp đi lặp lại không có bước tiến gì mới.
2.2 Buông thả bản thân
Một người vốn rất cầu toàn đột nhiên không còn chăm chút cho ngoại hình hay chẳng quan tâm dọn dẹp nhà cửa nữa cũng là dấu hiệu cho thấy họ đang bế tắc. Một quan điểm cho rằng nếu muốn thay đổi cuộc sống, trước hết hãy chăm sóc bản thân và môi trường sống. Chẳng ai có thể vui vẻ và thoải mái trong một căn nhà bừa bộn. Nếu đến cả việc này họ cũng không quan tâm thì rất có thể họ đang rơi vào bế tắc, không biết nên bắt đầu từ đâu.
2.3 Chán ghét công việc
Nếu bạn đang bắt đầu đếm ngược thời gian và chờ đợi công việc mau chóng kết thúc thay vì tập trung vào nó thì bạn cần được thư giãn. Chán ghét công việc nhưng không tìm ra giải pháp hoặc không thôi việc được cũng là lý do rất nhiều người trẻ hiện nay rơi vào khủng hoảng, bế tắc.
2.4 Ngại giao tiếp
Khi ở trong trạng thái bế tắc, con người thường có xu hướng thu mình lại. Việc từ chối giao tiếp với bạn bè, người thân đồng nghĩa với việc bạn từ chối cơ hội thoát ra khỏi cơn khủng hoảng của mình. Hãy chia sẻ để nhận được những lời khuyên bổ ích.
>>> Tham khảo thêm: Mông lung là gì? Nên làm gì trong những lúc cảm thấy mông lung nhất?
2.5 Dễ tức giận, nổi cáu
Bế tắc trong thời gian dài rất dễ khiến con người bức bối vì dồn nén quá lâu. Vì vậy những việc thường ngày nhỏ nhặt cũng có thể trở thành lý do khiến bạn tức giận. Sở dĩ như vậy là bởi bản thân bạn chỉ đang muốn trút bỏ đi những khó chịu trong lòng.
2.6 Cảm thấy mơ hồ về tương lai
Khi cảm thấy bế tắc, con người có xu hướng nghĩa về những gì tốt đẹp đã qua và tự an ủi lấy mình. Đồng thời họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mơ hồ về tương lai bởi luôn sống trong quá khứ.
3. Các dạng bế tắc thường gặp trong cuộc sống
Cảm giác bế tắc có thể xuất hiện trong bất cứ môi trường và hoàn cảnh nào. Bế tắc trong công việc và bế tắc trong chính cuộc sống của mình là những trường hợp phổ biến nhất.
3.1. Bế tắc trong công việc
3.1.1 Định nghĩa
Bế tắc trong công việc là tình trạng bắt gặp nhiều nhất ở giới trẻ hiện nay. Bế tắc trong công việc là trạng thái mất cân bằng, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả và không cảm thấy hứng thú với công việc. Những người bế tắc trong công việc thường cảm giác mông lung, không biết nên làm sao cho đúng. Họ vừa sợ không làm tròn trách nhiệm nhưng bản thân lại thấy không còn tự tin khi bắt đầu công việc.
Tham khảo các tin đăng về tìm việc làm trên Muaban.net:
3.1.2 Nguyên nhân
Thật ra con người rất dễ mất đi phương hướng nếu đối diện với vấn đề lớn liên quan đến cơm, áo, gạo tiền. Vậy trong công việc, nguyên nhân dẫn đến bế tắc là gì?
- Thiếu động lực làm việc.
- Bị cảm xúc cá nhân và vấn đề cá nhân ảnh hưởng.
- Chịu áp lực công việc với cường độ cao, kéo dài trong thời gian dài.
- Gặp khó khăn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên.
>>> Tham khảo thêm: Điềm tĩnh là gì? Điềm tĩnh có phải là dấu hiệu của người sống bản lĩnh?
3.2. Bế tắc trong cuộc sống
3.2.1 Định nghĩa
Bế tắc trong cuộc sống được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Đó là cảm giác chán nản, mệt mỏi nhưng không rõ lý do, càng không có cách nào thoát khỏi. Cũng có thể là cảm giác bất an, lạc lõng và cảm thấy mọi chuyện đều quay lưng với mình, từ tình yêu, công việc, bạn bè, gia đình. Hoặc là những lúc cảm thấy đánh mất phương hướng, cuộc đời như rơi vào ngõ cụt.
3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong cuộc sống
Bất kể ai cũng có thể rơi vào trạng thái này. Do đó, tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh sẽ có những nguyên do khác nhau. Thông thường sẽ là:
- Thiếu động lực phát triển.
- Chịu áp lực cường độ cao lâu ngày.
- Mâu thuẫn với các mối quan hệ xung quanh.
3. Cách vượt qua mọi cảm giác bế tắc
Mỗi khi tâm trạng không tốt, mỗi người sẽ tự có cách riêng để đối phó với nỗi bất an. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đúng và mang lại hiệu quả về lâu dài. Vậy thì khi bế tắc nên làm gì?
3.1 Nghĩ về những điều tốt đẹp
Hormone Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp con người cảm thấy vui vẻ, phấn chấn. Vì vậy, hãy cố gắng nghĩ đến những khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống và cảm nhận nó để giúp cơ thể sản sinh nhiều Serotonin. Bạn sẽ cảm thấy có tinh thần và tự tin hơn rất nhiều.
3.2 Nhìn nhận lại bản thân
Nếu cảm thấy không còn đam mê, nhiệt huyết trong công việc, bạn nên lắng nghe bản thân mình thực sự muốn gì. Nếu vẫn yêu thích công việc mà chỉ vì lý do nào đó thì nên tìm cách giải quyết. Nếu cảm thấy bản thân không còn đam mê với công việc, cách tốt nhất là tìm một môi trường mới, công việc mới để giải thoát chính mình.
3.3 Thử cái mới
Nếu bế tắc trong mớ hỗn độn của quá khứ, chi bằng bắt tay vào làm thử những điều mới mẻ. Đó có thể là sở thích lâu ngày hoặc những việc mà thường ngày quá bận để bạn có thể làm. Cảm xúc mới mẻ và hào hứng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bế tắc.
3.4 Tự tạo niềm vui cho mình
Có quá nhiều thời gian rảnh rất dễ khiến bạn trở lười biếng và suy nghĩ lung tung. Hãy tận dụng nó để tạo thêm một thói quen tốt có ích cho sự nghiệp và đam mê. Học thêm một kỹ năng, một ngôn ngữ mới là sáng kiến tuyệt vời.
3.5 Luôn hướng đến những điều tích cực
Cố gắng tránh xa những lời chỉ trích và những người luôn buông lời phán xét, hạ thấp mình. Họ chỉ làm tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và áp lực. Luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực, thử nói “có”, “được” nhiều hơn.
3.6 Thay đổi quan niệm sống
Việc duy trì các mối quan hệ thân thiết xung quanh rất cần thiết. Biết cách mở lòng và chia sẻ giúp bạn được mọi người yêu quý và trân trọng hơn. Đừng mãi đi theo lối mòn của cảm xúc, hãy cố làm mới những quan niệm sống, những mối quan hệ và cả những dự định sắp tới.
3.7 Thiết lập mục tiêu mới
Cuộc sống bế tắc có thể là do bạn chưa biết cách đặt mục tiêu cho bản thân. Đừng bao giờ mơ tưởng đến những điều quá xa vời vô hình tự gây áp lực cho mình. Thiết lập mục tiêu quan trọng nhất là phải phù hợp với năng lực và kỳ vọng của bạn thân.
Không nên xem nhẹ cảm xúc cá nhân của mình và cả người khác, nhưng cũng không nên quá chấp niệm với nó. Bế tắc là gì, làm sao để vượt qua bế tắc? Câu trả lời chắc hẳn bạn đã rõ qua bài viết trên. Hãy yêu thương và quý trọng bản thân mình nhiều hơn nhé. Truy cập Muaban.net để có cơ hội kết nối hàng nghìn việc làm đáng mơ ước trên toàn quốc.
>>> Xem thêm:
- Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp & cách rèn luyện hiệu quả