Đến nay, nhiều người vẫn chưa biết bằng lái xe b1 và b2 có gì khác nhau dù chúng đều là bằng lái ô tô. Việc hiểu rõ kiến thức trên sẽ giúp chúng ta tránh được những rủi ro vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia giao thông. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu thông tin này ngay nhé!
1. Điểm giống nhau của bằng lái xe b1 và b2
Điểm đầu tiên giống nhau giữa hai loại bằng này đó là cả hai đều yêu cầu người sử dụng phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép cư trú hoặc đang làm việc và học tập tại nước ta. Ngoài ra, cả hai loại bằng đều yêu cầu người lái phải đủ 18 tuổi tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định của Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Về loại xe được điều khiển, cả Bằng lái xe B1 và Bằng lái B2 đều cho phép người lái điều khiển các loại xe như:
- Ô tô tối đa 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là xe số tự động) bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải.
- Các loại xe có trọng tải không quá 3,5 tấn như ô tô con, xe tải nhỏ, xe buýt nhỏ…
Xem thêm: Bằng E lái xe gì? Tất tần tật về bằng lái xe hạng E bạn nên biết
2. Sự khác nhau giữa bằng lái b1 và b2
Tuy đều là bằng lái xe ô tô, nhưng giữa chúng vẫn có những khác biệt cần lưu ý sau.
2.1. Về phương tiện được điều khiển của bằng b1 và b2
Bằng B1: Được sử dụng để điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như:
- Xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ số sàn.
- Xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ số tự động.
- Xe tải số tự động tổng trọng tải dưới 3 tấn rưỡi.
- Ô tô dành cho người khuyết tật.
- Không được sử dụng để điều khiển các loại xe ô tô, xe tải với mục đích kinh doanh. Loại bằng lái này chỉ được sử dụng cho nhu cầu vận chuyển, đi lại cho cá nhân và gia đình, hoặc xe công ty không phải là dịch vụ vận tải.
Bằng B2: Được sử dụng để điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe như:
- Xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động.
- Xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.
- Bằng này cho phép lái xe ô tô hoặc xe tải trong các hoạt động kinh doanh vận tải, chở hàng hóa, chở khách, và các mục đích tương tự.
Tóm lại, bằng lái xe B1 không được phép sử dụng để điều khiển xe ô tô và xe tải với mục đích kinh doanh, trong khi bằng B2 cho phép lái các loại xe này trong các hoạt động thương mại.
2.2. Về thời gian đào tạo của bằng b1 và b2
Do bằng B2 có tính chất chuyên nghiệp cao hơn, cho phép hành nghề lái xe nên sẽ có thời gian đào tạo dài hơn.
Nội dung | Hạng giấy phép lái xe | ||
Hạng B1 | Hạng B2 (giờ) | ||
Học xe số tự động (Giờ) | Học xe số cơ khí (giờ) | ||
Pháp luật giao thông đường bộ | 90 | 90 | 90 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường | 8 | 8 | 18 |
Nghiệp vụ vận tải | – | – | 16 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | 14 | 14 | 20 |
Kỹ thuật lái xe | 20 | 20 | 20 |
Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | 4 | 4 | 4 |
Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô | 340 | 420 | 420 |
Số giờ học thực hành lái xe | 325 | 405 | 405 |
Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) | 15 | 15 | 15 |
Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô | 68 | 84 | 84 |
Số giờ thực hành lái xe/01 học viên | 65 | 81 | 81 |
Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên | 41 | 41 | 41 |
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên | 24 | 40 | 40 |
Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên | 3 | 3 | 3 |
Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo | 204 | 220 | 252 |
Tổng số giờ 01 khóa đào tạo | 476 | 556 | 588 |
Xem thêm: Các hạng bằng lái xe oto và các loại xe tương ứng
2.3. Về thời hạn giấy phép lấy xe bằng b1 và b2
Đối với bằng lái B1, bằng lái sẽ có hiệu lực đến khi người lái đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Tuy nhiên, nếu lái xe ở độ tuổi từ 45 trở lên đối với nữ và từ 50 trở lên đối với nam, giấy phép B1 sẽ có thời hạn 10 năm từ ngày cấp.
Đối với bằng lái B2, giấy phép sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp, không phụ thuộc vào độ tuổi của người lái.
Khác với bằng xe máy, giấy phép lái xe B1 có thời hạn sử dụng và cần được gia hạn. Đây là một trong những yếu tố ít người để ý đến. Tuy nhiên, đây là lỗi phạt có thể mất từ 400.000 đồng (quá hạn dưới 6 tháng) và từ 4 triệu đồng (trên 6 tháng), vì vậy bạn cần lưu ý thời hạn để tránh vi phạm luật nhé!
Xem thêm: Bằng B2 lái xe gì? Lệ phí và điều kiện thi mới nhất 2024
3. Bảng tóm tắt sự khác nhau của 2 loại bằng b1 và b2
Tiêu chí | B1 | B2 |
---|---|---|
Thời gian đào tạo | 556 giờ gồm 136 giờ lý thuyết, 420 giờ thực hành | 588 giờ đào tạo gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ lái xe |
Loại xe được điều khiển | Xe số sàn và xe số tự động | Xe số sàn và xe số tự động
Được hành nghề lái xe |
Thời hạn bằng lái | Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam
Đối với độ tuổi từ 45 trở lên đối với nữ và từ 50 trở lên đối với nam, giấy phép B1 sẽ có thời hạn 10 năm từ ngày cấp. |
Có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp |
4. Nên học bằng B1 hay B2?
Người lái cần căn cứ theo mục đích sử dụng xe để xem xét và lựa chọn nên học bằng B1 hay B2. Trong đó, nếu bạn sử dụng xe 4 – 9 chỗ để đi lại hàng ngày thì học bằng lái xe hạng B1 sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian học nhanh và hạn bằng lâu dài, không cần gia hạn thường xuyên. Ngược lại, nếu bạn hành nghề lái xe dịch vụ, xe taxi thì cần phải thi bằng hạng B2 trở lên.
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ bằng lái xe b1 và b2 có gì khác nhau. Đây là kiến thức cơ bản mà bất kỳ công dân nào muốn lái xe ô tô cũng cần nắm rõ. Hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích khác nhé!
Xem thêm: Điều kiện và quy trình thi bằng lái xe B2 Mới nhất 2024
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm. Do đó Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông trên để đưa ra quyết định.
Nguồn: Tổng hợp, Thư viện pháp luật, Báo Lao động.
Có thể bạn cũng quan tâm đến: Top 15 kinh nghiệm lái xe an toàn cho tài xế mới cực hữu ích