Bảng cân đối kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý. Dựa vào những số liệu trong bảng cân đối kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả hơn về tình hình tài chính và các vấn đề khác của doanh nghiệp. Vậy theo bạn bảng cân đối kế toán là gì? Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán như thế nào? Hãy tìm hiểu những vấn đề này cùng Mua Bán qua bài viết dưới đây bạn nhé.
I. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một trong những thành phần không thể thiếu trong bộ báo cáo tài chính cuối năm của mỗi doanh nghiệp. Vậy khái niệm bảng cân đối kế toán là gì? Cùng tìm hiểu qua những nội dung sau:
1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là gì? Bảng cân đối kế toán được coi là báo cáo tài chính tổng hợp. Bảng cân đối kế toán thể hiện một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn gốc hình thành tài sản đó của công ty ở một thời điểm nhất định.
Số liệu ghi trong bảng cân đối kế toán sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản đó.
Từ những số liệu được cung cấp bởi bảng cân đối kế toán thì những nhà quản lý có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết và mức lương mới nhất
2. Các mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất
Dưới đây là những mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất:
Dưới đây là một số mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Tải mẫu bảng cân đối kế toán tài chính năm của doanh nghiệp đáp ứng được giả định hoạt động liên tục:Tại đây
- Tải mẫu bảng cân đối kế toán tài chính năm của doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục:Tại đây
3. Vai trò của bảng cân đối kế toán
Trong doanh nghiệp, vai trò của bảng cân đối kế toán là ghi nhận, phân loại những loại tài sản, nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.
Bảng cân đối kế toán thể hiện sự cân đối giữa nguồn vốn và tài sản của công ty. Ngoài ra, nó còn cho phép công ty biết được tổng toàn bộ giá trị các tài sản đang sở hữu và nguồn vốn mà công ty đã sử dụng để sở hữu được những tài sản đó.
II. Các nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Để lập bảng cân đối kế toán, phải dựa vào những nguyên tắc dưới đây:
1. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh 12 tháng
Với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh là 12 tháng thì tài sản và nợ phải trả sẽ được phân chia thành 2 loại là ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc dưới đây:
- Đối với tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán trong vòng dưới 12 tháng tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
- Đối với tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán
2. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng
Với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng thì tài sản và nợ phải trả sẽ được phân chia thành 2 loại ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện nêu ra dưới đây:
- Đối với tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán trong một thời gian bằng một chu kỳ kinh doanh bình thường thì sẽ được xếp vào loại ngắn hạn.
- Đối với tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán trong một khoảng thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường thì sẽ được xếp vào loại dài hạn.
3. Đối với doanh nghiệp có tính chất hoạt động không dựa vào chu kỳ
Đối với doanh nghiệp có tính chất hoạt động không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì tài sản và các khoản nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, hãy theo dõi thường xuyên các tin đăng tuyển dụng nhân viên văn phòng tại Muaban.net:
III. Cơ sở dữ liệu và các bước lập bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được lập dựa vào những cơ sở dữ liệu sau đây và được thực hiện theo thứ tự các bước.
1. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu để lập bảng cân đối kế toán sẽ căn cứ vào:
- Bảng cân đối kế toán kì trước của doanh nghiệp.
- Sổ và thẻ kế toán chi tiết hay bảng tổng hợp chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp theo tài khoản.
- Bảng cân đối số phát sinh.
Xem thêm: Account Manager là gì? Ai sẽ phù hợp với vị trí này?
2. Các bước thiết lập
Thứ tự thiết lập bảng cân đối kế toán gồm các bước sau đây:
Bước 1: Bạn tiến hành kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong kỳ.
Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán và thực hiện đối chiếu lại số liệu từ các sổ kế toán liên quan.
Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và sau đó sẽ khóa sổ kế toán chính thức.
Bước 4: Khi đã hoàn thành những bước trên, bạn tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán.
Bước 6: Cuối cùng, tiến hành kiểm tra và ký duyệt bảng cân đối kế toán.
Lời kết:
Bảng cân đối kế toán thực sự rất quan trọng đối với bất kỳ công ty/doanh nghiệp nào. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm bảng cân đối kế toán là gì cũng như vai trò và các bước lập bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website của Mua Bán như tìm việc làm, mua bán xe hay thông tin về phong thủy,…
Tham khảo thêm:
- Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager
- Marketing là gì? Cẩm nang kiến thức về ngành Marketing
- Marketing Executive là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Marketing Executive?