Backend là gì chắc hẳn là câu hỏi khiến không ít người còn băn khoăn trong việc tìm lời giải. Nếu như bạn là người quan tâm đến hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới thì không nên bỏ qua thông tin được chia sẻ dưới đây!
Backend là gì? Ví dụ
Backend là những phần của một ứng dụng hoặc trang web mà người dùng không thể nhìn thấy, bao gồm: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu bên trong. Backend sẽ xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lấy ra thông tin chính xác từ nơi lưu trữ dữ liệu sau đó truy xuất ra màn hình. Chúng hỗ trợ website hoặc ứng dụng duy trì và cho phép giao diện người dùng hoạt động.
Xem thêm >>> IT là gì? Những điều cần biết về công việc của ngành IT

Ví dụ: Sau khi bạn thực hiện đặt vé máy bay trên một trang web. Thông tin bạn sẽ được cung cấp lên server và được lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ của website đó. Vậy nên, nếu như bạn đăng nhập lại vào website để in vé thì các thông tin mà bạn đã cung cấp vẫn còn trong tài khoản của bạn.
Các khái niệm liên quan đến Backend
Tóm Tắt Nội Dung
- Backend Developer là gì?
- Frontend là gì? Ví dụ
- Full stack là gì? Ví dụ
- Lập trình hoạt động của trang web
- Tối ưu hóa ứng dụng về tốc độ và hiệu năng
- Xác thực dữ liệu để bảo vệ hệ thống
- Duy trì và phát triển ứng dụng/website
- Nắm chắc kiến thức căn bản
- Thành thạo ngôn ngữ lập trình
- Giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả
- Có khả năng phân tích cao
- Quản lý thời gian
- Chịu được áp lực cao
- Có tính cẩn thận và tỉ mỉ
- Ngôn ngữ lập trình và Frameworks
- Cơ sở dữ liệu và bộ nhớ cache
- Máy chủ Web
- API (REST & SOAP)
Backend Developer là gì?

Backend Developer (Lập trình viên Backend) là những người đảm nhiệm công việc viết những đoạn code cho các chức năng thể hiện logic của chương trình để ứng dụng, website có thể vận hành.
Trách nhiệm của họ là tối ưu tốc độ và hiệu suất của website hoặc ứng dụng. Để trải nghiệm người dùng được tốt nhất phải cần đến họ xây dựng phần logic cho website, ứng dụng.
Một số ví dụ phổ biến nhất về lập trình Backend là khi bạn nhấn vào nút Home trên một ứng dụng (Facebook), ứng dụng sẽ điều hướng tới một giao diện khác, đó chính là kết quả của quá trình xử lý tại Backend.
Frontend là gì? Ví dụ

Đây là một khái niệm tương phản với Backend. Nếu Backend là bên trong hậu trường thì Frontend chính là phần biểu diễn công khai. Cụ thể, Frontend là phần hiển thị ra bên ngoài giao diện và người dùng sẽ tương tác được. Vì vậy, nó sẽ chú trọng hơn vào mặt trực quan, thẩm mỹ và bố cục.
Ví dụ: Frontend là tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy trên một giao diện website như font chữ, màu sắc, thanh menu đổ xuống, thanh trượt,…
Full stack là gì? Ví dụ

Full Stack được dùng trong khá nhiều lĩnh vực nhưng phổ biến nhất là Công Nghệ Thông Tin và Kinh doanh. Trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin, Full Stack đề cập đến những kỹ năng và công nghệ cần thiết để hoàn thành một dự án.
Ví dụ: Người phụ trách Full stack phải làm việc giống như các lập trình viên Backend ở phía máy chủ của lập trình web. Cũng như phải thành thạo kỹ năng Frontend để điều khiển phía giao diện của trang web.
Lập trình viên full stack sẽ là người “cân” luôn cả frontend và backend. Họ không nhất định đều phải giỏi cả 2 mảng nhưng cần có kiến thức và hiểu những gì đang diễn ra ở 2 mảng backend và frontend để có thể phát triển sản phẩm một cách hoàn chỉnh.
Công việc mà Backend Developer phải làm
Lập trình hoạt động của trang web

Backend Developer sẽ làm việc trực tiếp với các Frontend Developer, chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động mà website triển khai từ phía server. Một số các hoạt động như:
- Cung cấp các logic để xử lý các dòng dữ liệu giao tiếp giữa người dùng và cơ sở dữ liệu giúp cho ứng dụng hoạt động chính xác và đảm bảo được yêu cầu được gửi tới từ phía giao diện.
- Xác thực danh tính người truy cập: Đây là điều cần thiết khi thông tin tài khoản của người dùng được lưu trữ. Người dùng có quyền quản lý và cá nhân hóa tài khoản và nội dung hiển thị trên giao diện khi họ truy cập vào website.
- Kiểm soát trình tự: Giúp việc xử lý các luồng dữ liệu được diễn ra theo trình tự và không xảy ra việc sai lệch so với dữ liệu đã lưu trữ. Góp phần giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Tối ưu hóa: Các hoạt động trên website, ứng dụng được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu tính năng nhất có thể.
Tối ưu hóa ứng dụng về tốc độ và hiệu năng

Ở công việc này, lập trình viên Backend có nhiệm vụ xử lý những logic đã viết ra để server có thể xử lý các câu lệnh đưa vào nhanh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, họ cần đưa ra những phương án hợp lý hóa được quá trình truy cập cơ sở dữ liệu trên máy chủ để tối ưu hóa được tốc độ truy vấn dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra.
Xác thực dữ liệu để bảo vệ hệ thống
Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Backend Developer để bảo vệ mạng lưới hệ thống. Backend Developer là người sử dụng hoặc viết các đoạn code dùng để mã hóa dữ liệu cần bảo mật để đảm bảo các thông tin dữ liệu của người dùng phần mềm, website hoặc ứng dụng.

Duy trì và phát triển ứng dụng/website
Backend Developer còn phải có trách nhiệm duy trì hoạt động của ứng dụng/website và phát triển các tính năng mở rộng hơn để tránh việc chúng sẽ trở nên lỗi thời làm giảm số lượng người dùng cuối cũng như hiệu quả của ứng dụng/website đó.
Yêu cầu cần có của một Backend Developer
Nắm chắc kiến thức căn bản

Tương tự các ngành nghề khác, Backend Developer cũng cần nắm chắc những yêu cầu cơ bản nhất định. Nếu muốn giải quyết được các vấn đề rắc rối trong quá trình làm việc.
Để thực hiện tốt công việc, lập trình viên cần có kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, các ngôn ngữ lập trình, các thuật toán, framework, bộ đệm, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, …
Thành thạo ngôn ngữ lập trình

Bạn cần sử dụng thành thạo một vài loại ngôn ngữ lập trình như: PHP, Python, Node.js, Java, Ruby, Rust… Càng nhiều ngôn ngữ lập trình bạn biết, càng nhiều sự lựa chọn cho việc phát triển ứng dụng trong môi trường làm việc.
Ngoài ra việc thành thạo được nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như có thêm điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.
Giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả

Do tính chất công việc phải làm việc theo từng nhóm, cũng như làm việc với các bộ phận khác như Frontend,… Vì vậy Backend Developer nên trang bị cho bản thân kỹ năng giao tiếp trong đám đông và ký năng teamwork tốt.
Để công việc triển khai đạt được hiệu quả tốt nhất, hoàn thiện nhanh nhất. Ngoài ra, đây là điều không thể thiếu ở mỗi cá nhận không chỉ Backend Developer và giúp ích rất nhiều cho cả tập thể trong cùng một dự án.
Có khả năng phân tích cao

Đối với một công việc này thì đòi hỏi người thực hiện phải có đầu óc tư duy logic chặt chẽ, phân tích hệ thống chính xác, lập luận xử lý vấn đề trong nhiều trường hợp. Vì xây dựng cấu tạo hệ thống logic rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
Ngoài việc luyện tập mỗi ngày, bạn cần phải tìm hiểu từ nơi khác có thể là đồng nghiệp, bạn bè hoặc cộng đồng mạng… để nâng cao những kỹ năng này cho bản thân.
Xem thêm >>> Software engineer là gì? Làm sao để trở thành một Software engineer thành công
Quản lý thời gian

Công việc của một Backend có khối lượng công việc rất nhiều, đôi khi phải thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ, khiến cho thời gian làm việc có thể không như kế hoạch hoặc bị quá tải. Do đó, Backend Developer cần biết sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý.
Để đảm bảo tất cả công việc được hoàn thành đúng tiến độ và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi không nên quá áp đặt thời gian vào công việc.
Chịu được áp lực cao

Vì phải thường xuyên làm việc nhóm với nhiều người nên sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Bất đồng ý kiến về cách xây dựng hệ thống, chương trình, sản phẩm. Hoặc cường độ làm việc lớn do khối lượng công việc nhiều cũng khiến cho một Backend Developer bị áp lực. Do đó, đòi hỏi họ cần có khả năng chịu đựng và làm việc trong môi trường áp lực lớn.
Có tính cẩn thận và tỉ mỉ

Bởi tính chất công việc này đòi hỏi độ chính xác cao, không được sai sót về các mã code, thuật toán cũng như logic bên trong. Để đảm bảo sản phẩm được vận hành trơn tru, không xuất hiện những lỗi không mong muốn, bất kỳ người nào làm trong ngành IT phải trang bị cho bản thân tính cẩn thận, tỉ mỉ.
Ngoài ra bạn cũng Cần phải biết bảo vệ chính kiến của bản thân khi hoạt động trong một nhóm dự án. Hãy luyện tập những đức tính này mỗi ngày để hoàn thiện bản thân nhé!
Kiến thức phải có để trở thành Backend Developer
Ngôn ngữ lập trình và Frameworks

Ngôn ngữ lập trình hay ngôn ngữ lập trình server là những ngôn ngữ được các lập trình viên sử dụng để viết ra các code chương trình, câu lệnh. Phục vụ cho việc vận hành website, ứng dụng, phần mềm. Dưới đây là một vài ngôn ngữ lập trình phổ biến:
- PHP hay Hypertext Preprocessor là một loại mã lệnh để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Hay còn được biết đến là một loại ngôn ngữ lập trình kịch bản.
- Node.js: Hệ thống này dùng JavaScript để viết ra các ứng dụng trên internet có khả năng như là một máy chủ. Chương trình sử dụng kỹ thuật nhập và xuất không đồng bộ. Điều khiển theo từng sự kiện để có thể tối ưu được khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí.
- Python: là một ngôn ngữ lập trình bậc cao. Phục vụ cho mục đích lập trình đa năng. Ưu điểm của ngôn ngữ này chính là tính dễ đọc, dễ học và vô cùng dễ nhớ.

Những công nghệ mà Backend áp dụng bao gồm: Ruby, Python, PHP… và chúng thường được cải tiến bởi một số framework như: Ruby on Rails cho Ruby, Cake PHP cho PHP, Spark cho Python… giúp quá trình nhanh phát triển và dễ cộng tác hơn.
Ngoài những ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, để đảm bảo cho máy chủ, dữ liệu và các ứng dụng giao tiếp với nhau dễ dàng hơn thì các lập trình viên Backend còn phải biết các và sử dụng ngôn ngữ lập trình phía dữ liệu, một số ngôn ngữ phổ biến như MySQL, Oracle, và SQL Server.
Cơ sở dữ liệu và bộ nhớ cache

Cơ sở dữ liệu là hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc hoặc không theo cấu trúc nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người và có thể sử dụng trên nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc.
Khi áp dụng hình thức lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, nó sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu file thông thường trên máy tính. Giúp đảm bảo được nhất quán và hạn chế tối đa tình trạng bị trùng lặp thông tin lưu trữ.
Bộ nhớ Cache còn được gọi là bộ nhớ đệm trên website, dùng để lưu trữ các nội dung tĩnh như tài khoản, mật khẩu hoặc văn bản khác, nhằm cho việc tái sử dụng nội dung đó cho lần truy xuất tiếp theo. Mục đích của việc này là tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ của thiết bị. Giảm lượng lớn dữ liệu cần được xử lý trong quá trình hoạt động.
Máy chủ Web

Một hệ thống lưu trữ các trang web trên một máy tính gọi là máy chủ. Sử dụng các phần mềm như Apache hoặc Microsoft IIS. Sẽ cung cấp quyền truy cập vào các trang web trên mạng Internet. Hầu hết các máy chủ này đều được kết nối với Internet tốc độ cao, giúp truyền dữ liệu OC-3 hoặc nhanh hơn. Việc được kết nối Internet nhanh sẽ cho phép các máy chủ hỗ trợ nhiều kết nối cùng một lúc.
Mỗi máy chủ có một địa chỉ IP riêng của nó. Và nó có thể đọc được nhiều dạng ngôn ngữ lập trình như HTM, HTML, HTM, File,… Máy chủ phải chứa được dung lượng lớn và tốc độ cực kỳ cao để có thể lưu trữ trên Internet và vận hành tốt kho dữ liệu của hệ thống.
Hệ thống tổng của máy tính có khả năng hoạt động trơn tru là nhờ cổng giao tiếp riêng biệt của mỗi máy chủ. Để có thể cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính thì các máy chủ phải đảm bảo hoạt động liên tục.
API (REST & SOAP)

SOAP – Simple Object Access Protocol và REST – Representational State Transfer là câu trả lời cho câu hỏi: Cách thức nào để người dùng truy cập vào Web Services. Sự lựa chọn ban đầu dường như là dễ dàng, nhưng đôi khi sẽ rất khó để cân nhắc chọn loại API nào phù hợp.
SOAD là gì?
SOAP là một giao thức truy cập Web Service được sử dụng trong một thời gian. Và thừa hưởng các lợi ích từ việc đó. SOAP không thực sự đơn giản do nó được phát triển bởi Microsoft.
REST là gì?
REST là một tập hợp các nguyên tắc kiến trúc phù hợp với nhu cầu của các dịch vụ web nhẹ và ứng dụng di động. Trong khi đó, REST là tính năng mới, giúp cung cấp các phương thức để truy cập Web Service một cách đơn giản. Ngoài ra nó còn giúp tìm kiếm và sửa chữa các vấn đề mà SOAP gặp phải.

Tuy nhiên, đôi khi SOAP thực sự dễ sử dụng hơn REST, vì REST thường gặp nhiều vấn đề của riêng nó. Cần phải xem xét cẩn thận khi quyết định sử dụng phương thức nào vì cả hai kỹ thuật này đều có nhiều vấn đề tồn đọng.
Cả SOAP và REST có những điểm tương đồng ở phương diện giao thức với HTTP. Cả hai đều dựa trên những quy định đã tồn tại từ lâu. Được mọi người đồng ý tuân theo từ lợi ích mà chúng mang lại. SOAP – tổ hợp các pattern truyền tin nghiêm ngặt hơn cả REST. Nhưng REST có kiến trúc linh hoạt và không yêu cầu quy trình.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những thông tin về Backend được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm lập trình này. Hãy truy cập trang Muaban.net để tham khảo thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!
___Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Ngành công nghệ thông tin khối nào? Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin
- Advisory là gì? Advisory có vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?