An toàn lao động trong xây dựng là một điều vô cùng quan trọng. Đảm bảo an toàn khi lao động là trách nhiệm của chính chủ thầu, chủ đầu tư hay thậm chí là của chính người công nhân tham gia thi công. Để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe tốt nhất, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức về an toàn lao động trong xây dựng, cách thức phòng tránh rủi ro và mất mát một cách tối đa. Không cần đi đâu xa, hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán cập nhật quy định an toàn cho bạn!
An toàn lao động trong xây dựng là gì?
An toàn lao động trong xây dựng được hiểu là các giải pháp phòng ngừa, chống các tác động của nhiều các yếu tố có hại và nguy hiểm nhằm tránh các tác động nguy hiểm đến sức khỏe, thương tật hay tử vong đối với công nhân đang trong thi công. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng là ngăn ngừa những mất mát, rủi ro không đáng có trong quá trình đang hoàn thành công việc.
Các nguyên tắc quan trọng an toàn lao động trong xây dựng
Quy tắc 1: Làm việc trong phạm vi an toàn và cho phép. Khi làm việc cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, những chú ý các biển cấm và phạm vi làm việc giới hạn.
Quy tắc 2: Yêu cầu đo nồng độ khí đồng thời thử nghiệm khí độc trước khi làm việc trong các không gian kín. Đối với các không gian kín như bồn chứa, cầu cống, hầm mỏ thì phải đảm bảo đo nồng độ và test thử khí độc trong phòng để tránh bị ngạt, thiếu không khí, người lao động và người sử dụng lao động cần có biện pháp an toàn để xử lý .
Quy tắc 3: Kiểm tra kỹ lưỡng khi làm việc với các thiết bị có tính bảo vệ cao như điện, máy móc cơ khí, các chất gây nổ thì khi làm việc phải khóa an toàn và treo cảnh báo nghiêm ngặt.
Quy tắc 4: Trong quá trình thi công, phải luôn có người giám sát làm việc và có đội ngũ hỗ trợ bên ngoài khi làm việc trong các môi trường nguy hiểm như hầm hố và bồn kín.
Quy tắc 5 : Cần phải được phép mới đóng thiết bị điện, khi muốn đóng điện phải cảnh báo trước cho đội ngũ nhân viên và phải có giấy phép của người quản lý.
Quy tắc 6: Khi làm việc trên cao với độ cao lớn hơn 2m thì cần đeo dây thắt an toàn.
Quy tắc 7: Nghiêm cấm hút thuốc lá ở những nơi có biển báo cấm hút hoặc những địa điểm đặc biệt gần bình ga, trạm xăng dầu có nguy cơ cháy nổ lớn.
Quy tắc 8: Không sử dụng chất kích thích đặc biệt là rượu bia trong và trước khi làm việc để đảm bảo tỉnh táo và an toàn nhất. Đây là nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng quan trọng nhất.
Quy tắc 9: Không được sử dụng thiết bị di động khi đang tham gia giao thông đối với các bên vận chuyển.
Quy tắc 10: Cần chú ý không đứng dưới cần cẩu khi ở công trường hoặc các máy móc lớn trong quá trình lao động.
>>> XEM THÊM: Kỹ sư xây dựng – Cần trang bị gì để đứng vững và tiến thân?
Các quy định an toàn lao động trong xây dựng
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của chủ đầu tư
Theo như quy định của bộ xây dựng về an toàn lao động trong xây dựng, các chủ đầu tư cần có trách nhiệm:
- Giám sát và theo dõi các quá trình kiểm tra an toàn thi công do nhà thầu thực hiện.
- Chấp nhận các hồ sơ an toàn lao động của nhà thầu trong khi thi công.
- Chỉ đạo và khai báo các sự cố an toàn lao động cho các cơ quản tổ chức có thẩm quyền.
- Kết hợp cùng với nhà thầu để áp dụng các biện pháp an toàn về lao động, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh và tìm cách khắc phục.
- Thông báo cho những người có năng lực về nhiệm vụ giám sát quá trình thi công. Trong trường hợp đặc biệt cần tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện sự cố.
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu
Theo như quy định của bộ xây dựng các chủ nhà thầu cần có trách nhiệm:
- Kiểm tra công tác quản lý trong quá trình lao động
- Đề xuất và áp dụng các biện pháp an toàn lao động cho công nhân, máy móc và tài sản công trình.
- Tạm dừng và khắc phục khẩn cấp trong những trường hợp xảy ra sự cố đột xuất, có nguy cơ gây tai nạn người lao động.
- Thành lập kế hoạch thi công với những công việc đặc biệt có nguy cơ mất an toàn lao động cao.
- Thiết lập báo cáo cho chủ đầu tư, người có thẩm quyền về kết quả thực hiện quản lý an toàn lao động theo quy định pháp luật.
- Thành lập một bộ phận chuyên quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo quy định của Bộ xây dựng.
Trách nhiệm của đội ngũ ban quản lý an toàn lao động
Theo như quy định của bộ xây dựng đội ngũ ban quản lý an toàn lao động cần có trách nhiệm:
- Thực hiện các biện pháp an toàn được chủ đầu tư chấp thuận.
- Áp dụng những biện pháp an toàn và xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm quy định an toàn về lao động.
- Hướng dẫn, cảnh báo người công nhân về các nguy hiểm thường gặp và cách phòng tránh trong quá trình thi công.
- Yêu cầu tạm dừng thi công khi có sự cố đột ngột và nguy cơ cao gây mất an toàn cho người lao động.
- Chủ động hỗ trợ, tham gia khắc phục sự cố, tai nạn làm mất an toàn lao động.
- Đình chỉ và trừng phạt nghiêm khắc người lao động vi phạm các quy định về biện pháp an toàn lao động trong xây dựng.
- Giám sát và quản lý nghiêm ngặt đội ngũ công nhân thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trách nhiệm của bản thân người lao động
Theo như quy định của bộ xây dựng người lao động cần có trách nhiệm:
- Chấp hành mọi quy định về vệ sinh và an toàn lao động.
- Ngăn chặn và khắc phục các nguy cơ, sự cố làm giảm an toàn lao động, hành vi vi phạm và vệ sinh trái quy định.
- Nắm rõ các kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện và thiết bị an toàn trong quá trình thi công.
- Cần phải tham gia các khóa học, khóa huấn luyện cơ bản về an toàn lao động trước khi nhận các công việc nguy hiểm và các máy móc thiết bị lớn dễ gây khả năng mất an toàn trong lao động
- Tham gia để khắc phục, cứu chữa khi tai nạn hay sự cố xảy ra.
- Sau khi đã được tập huấn chuẩn quy định Bộ lao động thì mới được phép thực hiện công việc để đảm bảo được an toàn khi lao động.
- Báo cáo kịp thời cho các đơn vị quản lý hay người có thẩm quyền về các vấn đề tai nạn hay sự cố xảy ra.
>>> XEM THÊM: Quy chế là gì? Quy trình xây dựng quy chế & thông tin liên quan
Các biện pháp an toàn lao động trên công trường xây dựng
Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc
Trong quá trình thi công, trước khi bắt tay vào việc thì các đơn vị đều phải chắc chắn rằng tất cả các thiết bị máy móc đều hoạt động trơn tru. Ngoài ra, khi kiểm tra các thiết bị máy móc phải đảm bảo rằng nguồn điện đã đấu an toàn và không bị chập hay nối sai nhằm giảm thiểu nguy cơ bị giật điện do đường dây bị hở.
Cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động
Trước khi tiến hành công việc, bạn phải đảm bảo rằng các biết bị bảo hộ cho công nhân đều được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ, đặc biệt là các công việc nguy hiểm trên cao như xây dựng chung cư, nhà ở,….. Các thiết bị bảo hộ an toàn lao động trong xây dựng giúp công nhân đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến tính mạng, bao gồm các đồ cơ bản như kính, áo, mũ bảo hiểm và dây an toàn buộc chặt vào người.
Biển cảnh báo, tuân thủ nội quy an toàn lao động
Đối với các công nhân thi công đều phải tuân thủ các nội quy lao động như khoảng cách an toàn, chú ý các biển cảnh báo nguy hiểm và tránh các nơi nhiều mạng lưới điện giảm nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động.
>>> XEM THÊM: Bảo hiểm tai nạn lao động và những thông tin cần phải biết
Tổ chức huấn luyện và vệ sinh an toàn nơi làm việc
Đối với ngành nghề như xây dựng hay sửa điện thường chứa nhiều rủi ro, vì vậy mỗi một công nhân được phép ra công trường khi và chỉ khi đã tham gia tổ chức huấn luyện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Tổ chức huấn luyện cũng làm cho người lao động cảnh giác và dễ dàng xử lý khi có sự cố.
Khắc phục sự cố
- Ngừng hoạt động của máy móc hay thiết bị là tác nhân gây ra sự cố.
- Chỉ đạo người lao động rời khỏi nơi làm việc ngay khi có vấn đề xảy ra và chỉ tiếp tục trở lại làm việc khi không có bất kỳ nguy hiểm nào.
- Thực hiện biện pháp cứu người tại công trường một cách kịp thời và nhanh chóng.
- Thông báo cho cơ quan tổ chức chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố.
An toàn lao động trong xây dựng có quy định về chi phí không?
Câu trả lời là có! Bởi sức khỏe, tính mạng con người, các tài sản hữu hình vô hình của công ty là rất quan trọng trong dự án đầu tư xây dựng. Và các khoản chi phí nhà đầu tư cần bỏ ra để thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng bao gồm:
- Chi phí đồ bảo hộ, trang thiết bị lao động
- Chi phí đào tạo, huấn luyện nhân viên
- Chi phí phòng chống cháy nổ
- Chi phí đề phòng hiện trạng mất an toàn lao động
- Chi phí cho việc kiểm soát công trình đầu tư
Bài viết trên đây của Mua Bán đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các kiến thức an toàn lao động trong xây dựng. Vì tính mạng của mình và những người bên cạnh, hãy thực hiện đúng các biện pháp an toàn trong lao động. Đừng quên theo dõi Mua Bán để làm chủ nhiều cơ hội đầu tư nhà đất hấp dẫn.
>>> Xem Thêm:
- Villa là gì? Các loại hình Villa phổ biến nhất 2022
- “Mãn nhãn” với 3 tòa biệt thự đẹp lạ của những đại gia Việt bí ẩn