Activation là hoạt động marketing nhằm kích thích độ nhận diện thương hiệu, tăng tương tác đối với thương hiệu. Tuy nhiên, Activation có ưu điểm gì? Muốn đạt được hiệu quả thì cần những gì? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Tổng quan về Activation
Activation là gì?
Activation có nghĩa là kích hoạt thương hiệu, là một hoạt động marketing được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây là hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, hình ảnh để giúp tăng độ nhận diện, tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Nói một cách đơn giản, activation là một chiến dịch nhằm giúp đưa thương hiệu lại gần hơn với người tiêu dùng.
Những ưu điểm của hoạt động activation
Activation là một hoạt động marketing đem đến nhiều ưu điểm cho các thương hiệu, doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giúp cho doanh nghiệp, thương hiệu có thể thu nhập được ý kiến, phản hồi của khách hàng về thương hiệu hoặc các hoạt động tương tác khác. Điều này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu.
- Giúp cho thương hiệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với khách hàng mới, tập khách hàng mục tiêu trên thị trường.
- Giúp củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường tiềm năng.
- Là hoạt động giúp cho doanh nghiệp có thể thu nhập được data, dữ liệu của khách hàng hơn.
Tầm ảnh hưởng của Marketing Activation như thế nào?
Marketing Activation là hoạt động marketing có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đối với các hoạt động Activation tốt sẽ tạo nên hiệu ứng, ảnh hưởng vô cùng tốt đối với thị trường. Điều này, sẽ giúp cho khách hàng mục tiêu dễ dàng tiếp cận được với thương hiệu, tăng sự tương tác với khách hàng. Và tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt thì chú trọng đến rất nhiều yếu tố, bao gồm: phần quảng bá, địa điểm tổ chức, thời gian,…
>>> Đọc thêm: Trade Marketing Là Gì?
Vì sao Activation trong marketing ngày càng phổ biến?
Một thương hiệu mà không có người biết đến thì đó là một “thương hiệu chết”. Activation là hoạt động marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, có thể nhận được nhiều phản hồi từ phía khách hàng. Chính vì thế, Activation là trong marketing ngày càng được áp dụng phổ biến, rộng rãi hơn.
Tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing: |
Làm sao để chạy Activation hiệu quả?
Để chạy được Activation hiệu quả, thì doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể. Dưới đây là các bước mà bạn nên tham khảo.
Tìm kiếm “Activation Platform”
Activation Platform là xây dựng những nền tảng cho thương hiệu. Tạo nên những slogan, hình ảnh có thể dẫn dắt câu chuyện nhằm gây ấn tượng đối với khách hàng. Từ đó, giúp cho khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng nền tảng cho thương hiệu này cũng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược phát triển trong tương lai. Từ đó tập trung vào những kế hoạch phát triển dài hạn.
Chuẩn bị Creative Brief
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng Creative Brief. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị các bài viết quảng cáo định hướng cho thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nhận biết thương hiệu. Tránh tình trạng thương hiệu bị “bão hòa” khi xuất hiện trên thị trường mục tiêu.
Xây dựng ý tưởng Activation
Xây dựng ý tưởng Activation bao gồm: xây dựng các câu slogan liên quan đến sản phẩm, thương hiệu; xây dựng hình ảnh; các bộ nhận diện thương hiệu hoặc các hoạt động nhằm thu hút khách hàng,… Những ý tưởng sáng tạo sẽ giúp gây ấn tượng đối với khách hàng hơn.
Triển khai kế hoạch Execution
Kế hoạch Execution sẽ bao gồm 3 bước: Invite – Experience – Amplify. Đây là các bước quan trọng giúp cho doanh nghiệp triển khai thực hiện. Bên cạnh đó quá trình triển khai cần được thống nhất. Chuẩn bị đầy đủ về tất cả ngân sách, hoạt động và dự phòng các tình huống xấu có thể xảy ra.
Một số lưu ý của việc chạy Activation để đạt được thành công
Activation là một hình thức marketing phổ biến với các doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được thành công. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo:
Dự tính ngân sách cho quá trình thực hiện
Đối với bất kỳ dự án marketing nói chung nào thì dự tính ngân sách cho phép duy trì thực hiện là vô cùng quan trọng. Với hoạt động Activation cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp cần dự tính ngân sách cho toàn bộ quá trình thực hiện, số tiền chi tiêu cho các hoạt động đó. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được hiệu quả của hoạt động và cân nhắc xem mức chi phí này doanh nghiệp có thể chi trả được hay không.
Xác định mục đích một cách rõ ràng
Xác định mục đích rõ ràng sẽ giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt được kết quả tốt nhất. Mục đích của các hoạt động Activation có thể là tiếp cận tập khách hàng mục tiêu mới, tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc củng cố thương hiệu trên thị trường mục tiêu,… Mỗi mục tiêu thì bạn có thể xây dựng các hoạt động khác nhau.
Thống nhất để tạo được một quá trình hoàn hảo
Mọi hoạt động, chính sách cần có sự thống nhất giữa các phòng ban, thành viên để đảm bảo quá trình diễn ra một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc thống nhất các chính sách sẽ giúp cho ban lãnh đạo có thể dễ dàng theo dõi toàn bộ hoạt động.
Các hình thức Activation thường gặp
Activation là hoạt động marketing phổ biến, giúp cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Tuy nhiên, có những hình thức Activation nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây:
Experiential marketing – Chiến dịch marketing trải nghiệm
Experiential marketing là chiến dịch để khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn, đánh giá khách quan về thương hiệu doanh nghiệp. Và giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì chiến dịch cần đảm bảo đem đến trải nghiệm thú vị đối với sản phẩm, dịch vụ. Tạo được dấu ấn riêng, tránh tình trạng bị “bão hòa”.
Sampling campaigns – Giới thiệu sản phẩm mẫu
Sampling campaigns là một hình thức giới thiệu sản phẩm phổ biến nhất hiện nay. Thường gặp tại các siêu thị, cửa hàng,… Với chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ tạo nên các gian hàng dùng thử sản phẩm, PG để mời chào khách hàng sử dụng sản phẩm mới. Từ đó kích thích nhu cầu mua, sử dụng sản phẩm của khách hàng mục tiêu.
Về chiến dịch này thì doanh nghiệp cần chú ý đến thời gian, địa điểm, cách thực hiện. Để có thể đem đến ý tưởng độc đáo nhất, thu hút nhiều khách hàng tiếp cận với gian hàng dùng thử.
>>> Đọc thêm: Nghề PG là gì? Có nên chọn nghề PG là một công việc chính không?
In-store brand activation – Activation tại điểm bán
In-store brand activation là một hình thức Activation được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay. Với chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ kích hoạt thương hiệu ngay tại cửa hàng. Đem đến những ý tưởng, chiến dịch độc đáo nhằm tương tác, thu hút khách hàng ngay tại cửa hàng của mình. Chiến dịch này vừa giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, vừa gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Digital marketing campaigns – Kích hoạt trực tuyến
Trong thời đại nền công nghệ 4.0 phát triển thì việc sử dụng Digital marketing không còn là hình thức phát triển thương hiệu xa lạ đối với các marketer. Chiến dịch kích hoạt trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đầu tư các chương trình thu hút để quảng bá thương hiệu tốt nhất.
>>> Đọc thêm: Digital Marketing Là Gì? 3 Kỹ Năng Cần Có Của Digital Marketer
Promotional marketing – Tiếp thị khuyến mãi
Tiếp thị khuyến mãi (xúc tiến thương mại) là hoạt động đánh trực tiếp vào tâm lý chung của khách hàng. Mong muốn mua được sản phẩm, dịch vụ giảm giá, giá rẻ. Vì thế, đây là hoạt động thu hút nhiều khách hàng. Các hoạt động tiếp thị khuyến mãi bao gồm: bốc thăm trúng thưởng, tặng quà cho 100 khách hàng đầu tiên, giảm giá cho khách hàng thân thiết, giảm giá tri cân,…
>>> Đọc thêm: Voucher là gì? Cách tìm kiếm và sử dụng Voucher hiệu quả khi mua hàng online
Social Media Engagement – Truyền thông trên mạng xã hội
Truyền thông trên mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo,… là một hình thức Activation phổ biến hiện nay. Điều này tạo nên những hiệu ứng tốt, sự lan tỏa rộng rãi, nhanh chóng đối với các doanh nghiệp, thương hiệu. Tăng ấn tượng, độ nhận diện thương hiệu.
>>> Đọc thêm: Social media là gì? Làm cách nào để Social media marketing một cách hiệu quả
Phân biệt Activation và Brand marketing, Activation và Event
Activation là một hoạt động thuộc Brand marketing. Brand marketing là quá trình xây dựng, tiếp thị nhằm tạo được dấu ấn đối với khách hàng. Bên cạnh đó, tạo sự uy tín của thương hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Activation và Event. Do cùng mục đích hướng đến tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, đây là hai hình thức marketing hoàn toàn khác nhau. Event thường chỉ được diễn ra 1 lần, trong khi đó Activation lại được diễn ra khá thường xuyên.
Cũng chính vì thế mà khi có sự cố thì Event thường không có thời gian để khắc phục. Thay vào đó, Activation lại có nhiều thời gian để khắc phục, hoàn thiện hơn.
Hy vọng với những thông tin về Activation sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về hoạt động marketing của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm bạn nhé!
Xem thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh: |