Các bạn sinh viên sắp ra trường hoặc vừa ra trường thường phải tìm việc với mức lương phù hợp. Thế nhưng ngày nay với nhiệt huyết tuổi trẻ và khát khao của mình, sinh viên khởi nghiệp là điều không quá xa lạ, đem lại nguồn thu nhập cao cho bản thân. Vậy có những ý tưởng khởi nghiệp nào cho sinh viên? Cùng tham khảo những ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên cùng những vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay qua bài viết dưới đây!
1. Khởi nghiệp là gì? Hiểu đúng về khởi nghiệp
Khởi nghiệp có thể hiểu đơn giản là “khởi dậy nên sự nghiệp”, cũng có thể là việc tự mình tạo ra công việc cho chính bản thân mình, đem lại thu nhập và đóng góp cho xã hội. Trong việc khởi nghiệp, bạn sẽ là một lãnh đạo “lèo lái” con thuyền sự nghiệp của chính mình.
Bạn hoàn toàn tự do trong công việc, và nếu công việc của bạn thuận lợi thì nguồn thu nhập có thể tốt hơn so với thu nhập do đi làm thuê mang lại. Bên cạnh đó, cũng tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho những người lao động khác.
2. Ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên thành công cao
2.1. Kinh doanh quần áo Online
Đặc điểm của kinh doanh quần áo là tính phổ biến của sản phẩm, bởi ai mà không cần vài bộ quần áo vào mỗi dịp quan trọng như lễ Tết, đám tiệc hay đơn giản như cuối tháng lương về là nổi hứng Shopping? Chính vì lẽ đó nên đây là mặt hàng được đánh giá là dễ kinh doanh, mẫu mã đa dạng từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Bạn có thể không cần tốn chi phí thuê mặt bằng mà vẫn có thể kinh doanh tốt trên nền tảng thương mại điện tử. Đây cũng là nghề tay trái với hầu hết sinh viên, chỉ cần bỏ vốn nhập hàng và khi kinh doanh thuận lợi có thể tuyển thêm cộng tác viên và trở thành đại lý phân phối sản phẩm cho một thương hiệu nào đó.
Vốn: Từ 0 – 10 triệu đồng
Xem thêm: Kinh doanh là gì? Các hình thức kinh doanh hiện nay
2.2. Kinh doanh bánh ngọt
Đây là công việc “lấy công làm lời” đúng nghĩ, bởi bạn cần có một chút khéo tay và khả năng làm các loại bánh ngọt. Có thể nói thị trường bánh ngọt là thị trường tiềm năng bởi ai mà không thèm bánh ngọt từ người lớn đến trẻ nhỏ. Bạn có thể làm bánh sẵn rồi rao bán trên mạng hoặc cũng có thể làm theo đơn đặt hàng. Nắm trong tay nghề làm bánh nghĩa là bạn đã có thể tự nuôi sống bản thân được rồi.
Vốn: Từ 1 – 5 triệu đồng
2.3 Kinh doanh đồ ăn vặt
Khác với bánh ngọt, đồ ăn vặt có tính phổ biến hơn, bất cứ ai cũng có thể ăn vặt mà không cần phải nhân một dịp nào cả. Thị trường đồ ăn vặt khá rộng lớn, bạn cần nắm rõ tâm lý khách hàng thích ăn gì và bạn có thể nhập hàng về bán hoặc tự làm để tiết kiệm nguồn chi phí hơn.
Đồ ăn vặt tương đối dễ làm, bạn cần đa dạng hóa menu để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhạy bén nắm bắt tâm lý “mùa nào thức nấy” sẽ giúp cho thu nhập của bạn cao hơn đấy!
Vốn: Từ 1 – 3 triệu đồng
2.4 Kinh doanh mỹ phẩm
Với chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao và nhu cầu làm đẹp là một trong số đó thì việc kinh doanh mỹ phẩm khá tiềm năng bởi “không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Khi kinh doanh lĩnh vực này bạn cần chú trọng đến tệp khách hàng của mình là Teen Girl, phụ nữ công sở hay phụ nữ trung niên.
Ngoài ra thị trường mỹ phẩm cho nam tuy khá kén khách nhưng cũng là một ý tưởng tốt và ít bị cạnh tranh. Khi đã xác định được tệp khách hàng thì việc còn lại là chọn nguồn cung cấp mỹ phẩm tốt với chi phí hợp lý, hoặc ban đầu nếu còn e dè bạn cũng có thể làm cộng tác viên cho các đại lý mỹ phẩm kéo khách về cho đại lý và hưởng hoa hồng.
Khi đã có một lượng khách ổn định thì bạn nên cân nhắc đến việc tách ra trở thành một đại lý độc lập. Cách này tuy không mới nhưng khá hiệu quả và đã đem lại thành công cho nhiều người.
Vốn: Từ 0 – 10 triệu đồng
Xem thêm: Cơ hội kinh doanh là gì? Những ngành nghề kinh doanh tiềm năng nhất 2023
2.5. Kinh doanh rau sạch từ quê hương
Nếu bạn là “con nhà nông” thuần thì việc kinh doanh rau sạch cũng không quá khó với nhu cầu về lượng rau sạch tại thành phố tăng cao. Hầu như mọi bữa ăn trong gia đình Việt đều có món rau trong đó, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà nghèo đến nhà giàu.
Công việc này đòi hỏi bạn cần có hiểu biết về nông nghiệp, với điều kiện là tại nhà bạn có sẵn đất trồng rau, hay trên ban công, sân thượng,… Bạn vừa đỡ tốn một chi phí mua rau về ăn, vừa có thể kinh doanh thêm tại nhà.
Vốn: Từ 0 – 1 triệu đồng
2.6. Blogger
Blogger là người viết về những trải nghiệm, chia sẻ những quan điểm của bản thân cho người đọc nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Một blogger có nguồn thu nhập từ việc Donate của người đọc hoặc từ việc quảng cáo sản phẩm cho một nhãn hàng nào đó.
Một Blogger uy tín là một người viết công tâm, chính xác về những trải nghiệm của bản thân mình. Bạn cần có khả năng viết lách tốt và kinh nghiệm thực tế, công việc này phù hợp với các bạn sinh viên khoa Báo chí hoặc Ngoại ngữ.
Vốn: Từ 0 đồng
Xem thêm: Beauty Blogger là gì? Bật mí các kênh Beauty Blog nổi tiếng tại Việt Nam
2.7 Vlogger
Khác với Blogger chỉ là người viết, thì Vlogger là người quay video, quay lại những trải nghiệm thực tế của bản thân và chia sẻ nó cho cộng đồng. Một Vlogger có thể làm về nhiều chủ đề khác nhau như du lịch, ẩm thực, thời trang,… qua đó đem lại nhiều thông tin hữu ích cho người xem.
Thu nhập của một Vlogger phụ thuộc vào lượng người xem, tiếp thị liên kết và Donate, một Vlogger có nhiều video càng thú vị càng nhận được nhiều lượt xem và tăng mức độ uy tín cho bản thân. Các Vlog hiện nay ngày càng có chất lượng tốt hơn, nhân văn hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Vì vậy bạn nên có ý tưởng tốt, tránh các Vlog tiêu cực, độc hại dễ gây phản cảm cho cộng đồng.
Vốn: Từ 3 – 10 triệu đồng
2.8. Streamer
Streamer là những người phát sóng trực tiếp cho khán giả xem thông qua các nền tảng trực tuyến … Các chủ đề phát trực tiếp hiện nay xoay quanh về game, ăn uống, nấu nướng, ca hát,… Streamer thường là người có am hiểu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực do đó nghề này còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
Vốn liếng bạn bỏ ra chỉ cần là một chiếc điện thoại hay một máy quay cùng một chiếc máy tính là bạn đã có thể “hành nghề”. Tuy nhiên độ ảnh hưởng của bạn còn tùy thuộc vào trình độ và khả năng có khiến cho người xem cảm thấy thú vị không. Nguồn thu nhập của Streamer đến từ Donate, hoặc hình thức Livestream bán hàng.
Vốn: Từ 5 triệu đồng
2.9. Tiktoker
Khi bạn sử dụng Tiktok và đăng tải video lên là đã trở thành một Tiktoker tuy nhiên độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ thú vị trong video của bạn. Trang bị của Tiktoker chỉ là một chiếc điện thoại cùng vài App xử lý video cùng những ý tưởng thú vị.
Vì vậy nếu bạn là một người có cá tính, có những suy nghĩ độc đáo, hãy thể hiện nó cho nhiều người khác cùng xem. Từ đây bạn có thể nhận Donate từ Fan, hợp tác với các nhãn hàng – Affiliate Marketing.
Vốn: Từ 0 đồng
Xem thêm: Cách bán hàng trên TikTok hiệu quả, đột phá doanh số
2.10. Làm Podcast
Cũng giống như Vlogger và Blogger, làm Podcast là việc bạn thu âm lại giọng nói, chia sẻ về những trải nghiệm và quan điểm cá nhân cho cộng đồng. Bạn có thể làm Podcast về nhiều chủ đề khác nhau, ý tưởng càng thú vị càng thu hút nhiều người nghe hơn.
Để cho ra đời một Podcast bạn cần chuẩn bị một thiết bị ghi âm, một máy tính để chỉnh sửa Podcast cùng một giọng đọc dễ nghe, truyền cảm khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu và thoải mái như đang nghe đài Radio hay phát thanh truyền hình.
Bạn cũng có thể làm Podcast bằng việc đọc một cuốn sách rồi ghi âm nó hoặc bất kì chủ đề nào bạn muốn và đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội hoặc YouTube nhằm đem lại giá trị cho cộng đồng.
Vốn: Từ 3 – 10 triệu đồng
Xem thêm: Podcast Học Tiếng Anh – Cách Luyện Kỹ Năng Nghe Đầy Hiệu Quả
2.11. Viết Ebook
Ebook có thể hiểu là sách điện tử, đây là một công việc vừa quen vừa lạ. Nếu bạn giỏi viết lách và có ý tưởng, bạn nên sử dụng Ebook như một phương pháp kiếm tiền. Khác với Blogger có tính tự do thoải mái trong lối viết thì viết Ebook cần sự tỉ mỉ hơn. Người viết được xem là một tác giả và nếu thu hút được người đọc, khả năng kiếm tiền của bạn càng lớn từ việc bán Ebook, Affiliate, quảng cáo,…
Vốn: Từ 0 đồng
2.12. Sáng tạo EdTech
EdTech có thể hiểu đơn giản là áp dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Nếu bạn có khả năng tạo ra các ứng dụng trong học tập đem lại nhiều lợi ích và đóng góp cho cộng đồng thì có thể xem EdTech là một kênh kiếm tiền hiệu quả. Khác với giáo dục truyền thống, EdTech khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nền giáo dục tiên tiến và các quốc gia phát triển.
Vốn: Từ 3 – 10 triệu đồng
2.13. Làm Reviewer
Reviewer là một nghề chuyên nhận xét và đánh giá sản phẩm nhắm vào các khách hàng còn dè dặt trước chất lượng các sản phẩm mới. Reviewer đa dạng trong các ngành nghề lĩnh vực như công nghệ, ẩm thực, du lịch, mỹ phẩm, xe cộ,…
Một Reviewer uy tín là người đánh giá công bằng, công tâm và chính xác từng ưu nhược của mỗi sản phẩm mà mình review, Reviewer là người có kiến thức sâu rộng trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn review càng hay, càng chính, gây thú vị với người xem thì thu nhập của bạn cũng tăng lên đáng kể đấy!
Vốn: Từ 1 – 5 triệu đồng
2.14. Thuê nhà và cho thuê lại
Đây cũng là một ý tưởng hay về lĩnh vực bất động sản. Với nhu cầu thuê nhà ngày càng cao tại các thành phố lớn thì ý tưởng thuê và cho thuê – thuận mua vừa bán là một mô hình đem lại thu nhập tốt cho các bạn trẻ với lượng vốn ở mức trung bình, không quá cao. Thu nhập đến từ việc chênh lệch giữa giá thuê nhà và cho thuê lại nhà. Bạn cũng có thể chia thêm phòng để tối đa hóa lợi nhuận.
Vốn: Từ 10 triệu đồng
2.15. Dịch vụ chuyển hàng
Khác với dịch vụ giao nhận hàng, thì dịch vụ chuyển hàng phục vụ tệp khách hàng chuyên biệt có nhu cầu chuyển hàng lớn, chuyển nhà đi nơi khác hoặc vận chuyển hàng quốc tế. Hiện nay việc tìm kiếm dịch vụ chuyển hàng còn khó khăn với chi phí cao. Do đó nếu bạn chủ động được chi phí rẻ hơn hay có nguồn tài chính mạnh hơn và ý tưởng hay hơn thì có thể cạnh tranh được với các công ty dịch vụ chuyển hàng hiện nay.
Vốn: Từ 10 triệu đồng
2.16. Dịch vụ chăm sóc thú cưng (cho sinh viên thú y)
Phù hợp cho các sinh viên chuyên ngành thú y, có niềm yêu thương động vật. Hiện nay với nhu cầu chăm sóc thú cưng tăng cao, việc gia chủ cần đi công tác vài ngày không có người trông nom nên phải gửi thú cưng đi đến các trung tâm là rất đắt. Nếu bạn chủ động được thời gian và có kiến thức về thú y thì đây là công việc đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Vốn: Từ 10 triệu đồng
2.17. Làm Content Freelancer
Nếu bạn là một sinh viên chuyên ngành Marketing, đặc biệt là Digital Marketing thì tạo dựng một nhóm chuyên cung cấp những bài viết chuẩn SEO cho các công ty là một ý tưởng hay. Bạn triển khai như một Agency thu nhỏ, nhận dự án và thuê CTV viết bài cho bạn. Khi tiềm lực, kinh nghiệm và mối quan hệ của bạn ngày càng nhiều hơn, đó là lúc bạn có thể mở rộng quy mô thành một Agency của riêng bạn.
Vốn: Từ 0 đồng
Xem thêm: Freelancer là gì? Những điều cần biết khi muốn trở thành Freelancer
3. Sinh viên có nên khởi nghiệp không?
3.1. Lợi ích của khởi nghiệp
- Độc lập và cứng cỏi: Khi đối mặt với khó khăn và rủi ro, người khởi nghiệp phải học cách tự mình vượt qua thử thách, trở nên độc lập và kiên cường hơn.
- Bài học thực tế: Việc tự chủ về công việc đòi hỏi tìm kiếm cách để cải thiện, học hỏi về bán hàng, quản lý tài nguyên và nắm bắt nhu cầu thị trường, mang lại nhiều bài học thực tế.
- Mở rộng mối quan hệ: Kinh doanh không chỉ là về sản phẩm mà còn về mối quan hệ. Việc mở rộng mối quan hệ giúp sản phẩm tiếp cận đông đảo người dùng, đem lại nguồn thu nhập và cơ hội hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm.
3.2. Rủi ro của khởi nghiệp
- Vạn sự khởi đầu nan: Bắt đầu từ con số 0, không nhân sự, kinh nghiệm, hay khách hàng, tất cả gánh vác đều đè nặng lên người khởi nghiệp. Việc xây dựng nền móng vững chắc là quan trọng, nhưng nếu không kiên trì và học hỏi từ sai lầm, có thể dẫn đến sự chán nản.
- Thất bại và mất tiền: Kế hoạch cần thời gian thực nghiệm và ổn định để tránh sự hoang mang cho khách hàng. Nếu không có kế hoạch cụ thể và thay đổi liên tục, có thể dẫn đến nản chí và thất bại.
- Nản chí: Thiếu kiên nhẫn và kế hoạch rõ ràng có thể khiến người khởi nghiệp mất định hướng, dễ rơi vào tình trạng nản chí và từ bỏ.
Trên đây là một số ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên. Có thể thấy khởi nghiệp không cần phải quá “đao to búa lớn” mà đôi khi chỉ cần là tự mình tìm ra được khả năng của bản thân mình, khai mở và phát triển nó để tạo ra nguồn thu nhập. Hy vọng bài viết này hữu ích với độc giả, nếu có bất cứ tìm kiếm nào, truy cập ngay muaban.net để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Để khởi nghiệp, bạn có thể tích lũy vốn ngay từ bây giờ, hãy tham khảo các tin đăng về việc làm tại Muaban.net để tìm kiếm công việc phù hợp và chuẩn bị nguồn vốn cần thiết cho giai đoạn khởi nghiệp nhé! |