Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmXe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền, có...

Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền, có bị giữ xe không?

Xe máy chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông sẽ được xem là một trường hợp vi phạm an toàn giao thông và bị xử phạt. Vậy, trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, có bị giam xe không? Trong bài viết này, Mua Bán sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề được nêu trên.

Xe máy chở hàng cồng kềnh có bị phạt không?
Xe máy chở hàng cồng kềnh có bị phạt không?

1. Mức xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh

Khi điều khiển xe máy, xe mô tô có chở theo hàng hóa, người sử dụng phương tiện phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Trước khi sử dụng phương tiện xe máy, xe mô tô để chở hàng, bạn cần lưu ý những điều sau:

1.1 Quy định về kích thước hàng hóa

Theo khoản 4, Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn kích thước hàng hóa có thể được chở trên mô tô, xe gắn máy như sau:

  • Hàng hóa, thành lý xếp trên xe gắn máy, xe mô tô không được vượt quá bề rộng của giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên là 0,3 mét, phía sau là 0,5 mét.
  • Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Nếu xe mô tô, xe gắn máy chở hàng vượt quá quy định được nêu như trên thì sẽ được xem là vi phạm và bị xử phạt do lỗi sắp xếp, vận chuyển hàng hóa trên xe vượt quá mức độ quy định.

Quy định về kích thước hàng hóa
Quy định về kích thước hàng hóa

1.2. Mức phạt khi chở hàng hóa vượt giới hạn kích cỡ

Căn cứ theo Điểm K, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nếu hàng hóa xếp trên xe vượt quá giới hạn quy định.

Như vậy, hành vi chở hàng cồng kềnh, quá mức quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Khi chở hàng hóa vượt giới hạn kích cỡ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Khi chở hàng hóa vượt giới hạn kích cỡ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Trong trường hợp gây tai nạn giao thông, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Quy định được nêu rõ ràng, cụ thể trong Điểm b, Khoản 32, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Quy định pháp luật về việc chở hàng cồng kềnh trên xe máy
Quy định pháp luật về việc chở hàng cồng kềnh trên xe máy

Xem thêm: Có mấy loại dải phân cách trong hệ thống giao thông đường bộ

2. Công an có được truy đuổi người vi phạm giao thông không?

Hiện đối với các hành vi vi phạm giao thông được xử phạt theo mức vi phạm hành chính, trong bộ luật Nhà nước cũng không quy định rõ về việc Cảnh sát giao thông có được truy đuổi người vi phạm hay không, mà chỉ có quy định cho phép Cảnh sát giao thông được quyền dừng xe của người vi phạm để xử phạt và ngăn chặn các hành vi vi phạm về giao thông hoặc trật tự an toàn xã hội.

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

Điều này được quy định tại Điều 8, Thông tư 65/2020/TT-BCA như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát:

1. Được dừng và kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ
Các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ

3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có văn bản kèm theo).

Luật quy định xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh
Luật quy định xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh

4. Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Công an thực hiện xử phạt xe máy chở hàng
Công an thực hiện xử phạt xe máy chở hàng

3. Trường hợp nào Cảnh sát giao thông được ra lệnh dừng xe?

Theo Điều 16, Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông được phép ra lệnh dừng xe trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị từ cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Trường hợp nào Cảnh sát giao thông được quyền ra lệnh dừng xe?
Trường hợp nào Cảnh sát giao thông được quyền ra lệnh dừng xe?

Trong khi dừng để kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông, Cảnh sát phải đảm bảo được các yêu cầu về an toàn giao thông, không gây cản trở, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của các phương tiện đang tham gia giao thông khác.

Khi dừng phương tiện để yêu cầu kiểm tra, Cảnh sát giao thông cũng cần phải đảm bảo việc kiểm soát, xử lí vi phạm chủ điều khiển phương tiện (nếu có) theo đúng quy định của Pháp luật.

Xem thêm: Các loại biển báo giao thông đường bộ và ý nghĩa mà bạn cần nhớ

4. Quy trình kiểm soát của cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện?

Khi yêu cầu dừng phương tiện tham gia giao thông để xử lí hành vi vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ phải thực hiện theo đúng quy trình sau, được nêu rõ trong Thông tư 65/2020/TT-BCA:

1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó yêu cầu kiểm tra giấy tờ.

3. Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Quy trình xử phạt phương tiện chở hàng không đúng quy định
Quy trình xử phạt phương tiện chở hàng không đúng quy định

4. Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có).

5. Khi có căn cứ cho rằng người tham gia giao thông có cất giấu tang vật để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Cách xử lý xe máy chở hàng cồng kềnh
Cách xử lý xe máy chở hàng cồng kềnh

5. Kế hoạch tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông được công khai ở đâu?

Theo Khoản 2, Điều 14, Thông tư 65/2020/TT-BCA, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông sẽ được công khai, minh bạch theo quy định của Bộ Công an dưới các hình thức như sau:

“2. Hình thức thông báo công khai:
a) Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
b) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;
c) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.”

6. Kế hoạch tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông được công khai ở đâu?
Kế hoạch tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông được công khai minh bạch

Trên đây là những quy định về việc xử phạt xe máy chở hàng cồng kềnh mà người tham gia giao thông nên biết để tránh vi phạm. Để biết thêm những thông tin về Luật giao thông đường bộ, hãy theo dõi Muaban.net nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ