Monday, January 20, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmWorkaholic Là Gì? Bật Mí Dấu Hiệu Của Người Workaholic

Workaholic Là Gì? Bật Mí Dấu Hiệu Của Người Workaholic

Workaholic là gì và những nguyên nhân nào khiến cho bạn trở thành một Workaholic? Làm sao để biết được bạn hoặc người khác có phải là Workaholic hay không? Những cách nào giúp bạn khống chế và vượt qua được Workaholic? Hãy tham khảo ngay

Workaholic là gì?
Workaholic là gì?

1. Workaholic là gì?

Workfcoong nghệaholic là một trong những thuật ngữ chỉ đến hành động nghiện công việc, hay là “tham công tiếc việc” của một người nào đó. Trong từ điển Oxford thì Workaholic là gì đã được giải nghĩa là chỉ một người làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ. Nhưng trên thực tế, khái niệm nghiện công việc này cũng không phải là khái niệm mới.

Việc nghiện công việc, làm việc nhiều giờ liên tục có đôi khi là sự bắt buộc theo tính chất công việc. Hoặc đây cũng là ám chỉ về việc không thể kiểm soát được hành động làm việc không ngừng, ít có thời gian nghỉ ngơi. Nói tóm lại, Workaholic là gì? Là những người có niềm đam mê với công việc, họ làm việc không biết mệt mỏi và làm nhiều hơn cần thiết. 

Workaholic là gì? Là những người có niềm đam mê với công việc và nghiện làm việc
Workaholic là gì? Là những người có niềm đam mê với công việc và nghiện làm việc

Workaholic khác với những người đồng nghiệp khác, họ cảm thấy được gắn kết với công việc mà họ đang làm. Họ luôn có sự suy nghĩ về công việc ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có người sẽ cảm giác có lỗi nếu như không làm việc. Trên thực tế, đôi lúc Workaholic quá có thể sẽ dễ dẫn đến bệnh lý vì nhiều yếu tố khác nhau tác động lên.

2. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn trở thành Workaholic là gì?

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục và vượt qua Workaholic, bạn hãy tham khảo ngay những nguyên nhân có thể khiến bạn trở thành một Workaholic dưới đây:

2.1 Cạnh tranh với đồng nghiệp

Nguyên nhân chính để trở thành một Workaholic là gì? Đó là mong muốn được cải thiện kinh tế và tiếp nhận thêm kiến thức mới. Nhưng bên cạnh đó thì trong môi trường việc làm, yếu tố cạnh tranh giữa các đồng nghiệp với nhau vô cùng lớn. Do đó, sẽ có nhiều người thực sự dốc sức và thời gian để làm việc, cống hiến nhiều hơn. Họ xem kết quả của những nỗ lực đó sẽ tạo nên sự tự tin, có vị thế xã hội hơn so với những người xung quanh.

Nghiện công việc có thể do tính chất cạnh tranh với đồng nghiệp
Nghiện công việc có thể do tính chất cạnh tranh với đồng nghiệp

2.2 Giải tỏa căng thẳng, áp lực

Thú vui của một Workaholic là gì? Là được làm việc, vì nó giúp bạn có thể giải tỏa được những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Bạn sẽ dành nhiều thời gian cho công việc hơn để tránh được sự tác động tiêu cực xung quanh. Làm càng nhiều thì tiền mà bạn nhận được càng nhiều nên vô hình dung sẽ khiến bạn có động lực và lấy đó làm niềm vui. Thậm chí có nhiều người cảm thấy, dành nhiều thời gian để làm việc sẽ giúp họ có được cảm xúc thư giãn, vui vẻ hơn. 

Dành thời gian cho công việc sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa áp lực
Dành thời gian cho công việc sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa áp lực

2.3 Do tính cách cá nhân

Đôi lúc, nguyên nhân để trở thành một Workaholic là gì lại khá đơn giản. Vì có những người trở thành một Workaholic còn là do tính cách cá nhân của chính bản thân họ. Ví dụ như: nếu bạn có tính cách hướng nội, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh, thì bạn thường lấy công việc làm niềm vui. Hoặc do tính cách hơi tự ti và không muốn mở rộng các mối quan hệ giao tiếp; hoặc do ít bạn bè, người thân xung quanh để chia sẻ vui buồn nên họ có thể làm việc không ngừng nghỉ để tránh đi cảm giác cô đơn…

Đôi khi do tính cách cá nhân mà bạn dành thời gian quá nhiều vào công việc
Đôi khi do tính cách cá nhân mà bạn dành thời gian quá nhiều vào công việc

>>> Xem thêm: Tính cách là gì? Giải mã tất tần tật về tính cách con người

2.4 Tác động từ môi trường bên ngoài

Ngoài yếu tố cạnh tranh, do tính cách đã nói ở trên thì còn có nguyên nhân từ môi trường tác động vào. Vậy, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài khiến bạn trở thành một Workaholic là gì? Đó có thể là do họ đã gặp phải một cú sốc nào đó trong cuộc đời; hoặc gặp các vấn đề về tình cảm… nên nhiều người mượn công việc để trốn tránh. Tập trung vào công việc sẽ khiến họ không có thời gian để suy nghĩ đến chuyện buồn, tránh xa được các yếu tố tiêu cực.

Đôi lúc do những tác động từ môi trường bên ngoài mà bạn vùi đầu vào công việc nhiều hơn
Đôi lúc do những tác động từ môi trường bên ngoài mà bạn vùi đầu vào công việc nhiều hơn

3. Đặc điểm nhận biết người Workaholic là gì?

Một người nghiện công việc thường rất dễ nhận thấy. Bạn có thể tham khảo ngay 5 đặc điểm nhận biết cơ bản nhất về Workaholic từ những người xung quanh dưới đây:

3.1 Tâm lý lo lắng khi không làm việc

Đây cũng là điểm nổi bật nếu bạn muốn biết đặc điểm của một Workaholic là gì? Nếu bạn nghiện làm việc và thực sự yêu thích công việc thì bạn sẽ rất muốn dành nhiều thời gian cho nó. Khi không được làm việc, bạn sẽ luôn cảm thấy có sự bồn chồn, lo lắng hoặc luôn cảm thấy mình trở nên vô dụng. Thậm chí, bạn có thể nghĩ ra nhiều cách khác nhau để dành nhiều thời gian hơn cho công việc của mình. Bên cạnh đó, dù không thích công việc nhưng khi tập trung vào nó sẽ khiến bạn thư giãn, thoải mái hơn trong cuộc sống.

Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi không được làm việc
Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi không được làm việc

3.2 Công việc đặt lên trên tất cả

Vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu của một Workaholic là gì? Nếu bạn chưa hình dung ra đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết một Workaholic là gì thì chính là việc họ luôn làm việc, bất kể đâu. Bạn có thể thường xuyên mang công việc về nhà, kể cả trong thời gian nghỉ phép hoặc cuối tuần. Bạn sẽ không bao giờ mất kết nối hoặc mất liên lạc với công việc, luôn sẵn sàng với công việc. Thậm chí, bạn có thể vẫn sẽ dành thời gian cho công việc ngay cả trong buổi họp mặt gia đình hoặc bạn bè…

Nghiện công việc khiến bạn thấy công việc là trên hết
Nghiện công việc khiến bạn thấy công việc là trên hết

>>> Xem thêm: Cách để hết buồn ngủ – Tham khảo 11+ cách giúp tỉnh táo ngay

3.3 Dành phần lớn thời gian của cuộc sống cho công việc

Một đặc điểm khác để nhận ra Workaholic là gì? Đó chính là thời gian dành cho công việc của họ, vì hầu như toàn bộ thời gian của họ đều dành cho công việc. Nếu bạn là Workaholic thì bạn thường ít dành thời gian cho việc thư giãn, kết nối bạn bè, đồng nghiệp. Bạn ưu tiên công việc hơn các sở thích cá nhân, các hoạt động giải trí, thể thao… Dường như, được đắm chìm trong công việc của mình là thời gian thư giãn nhất và tạo cảm giác có ích cho họ nhất.

Bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc
Bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc

3.4 Luôn chối từ, không thừa nhận mình là người nghiện công việc

Môt Workaholic tuy luôn ưu tiên công việc, đắm chìm thời gian cho công việc nhưng họ lại không nhận mình là người ham công việc. Bạn sẽ thường đổ lỗi cho hoàn cảnh sống như cần thăng chức, cần kiếm tiền, có quá nhiều việc, đồng nghiệp không hợp tác… Đôi lúc, nghiện công việc còn mang đến cho bạn cảm giác, bạn đang làm những việc ý nghĩa cho cuộc sống, người thân.

Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên kinh doanh lương cao, mới nhất

NHẬN ĐÀO TẠO SALES THỰC CHIẾN TẠI PHÚ NHUẬN
2
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH + GIAO NHẬN XE CÓ BẰNG B2
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Nhatrovn - AnHome Group cần tìm CTV sale phòng Online không dẫn khách
0
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Nhân Viên Vận Hành Sàn Thương Mại Điện Tử
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển Sale Năm 2025 Cho Thuê Nhà / Mặt Bằng TP.HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng Tài Chính
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển dụng Nhân Viên Kinh Doanh BDS làm việc HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển dụng chuyên viên kinh doanh full/partime
0
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Tuyển dụng NỮ Maketing - Biết giao tiếp Tiếng Anh
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Công tác viên BĐS làm việc tại Quận 12
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển 5 nhân viên kinh doanh tiếp thị tại TP.HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển 10 NVVP không cần kinh nghiệm
0
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH
0
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH 7 - 12 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH SALES
0
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Tuyển 20 Sale Qua Tết Cho Thuê Nhà, Mặt Bằng HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Nhân Viên Kinh Doanh Thị Trường In Tranh Ảnh TPHCM
0
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Tuyển Dụng Sale Cho Thuê Nhà & Mặt Bằng Tp.HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Nhân CTV Bán Khóa Học
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Tuyển Nam Lao động phổ thông đi ca đêm từ 19g30 tối đến 7h30 sáng .
4
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM

3.5 Mất hoặc không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống

Tâm trạng thường thấy của một Workaholic là gì? Là bạn luôn cảm thấy không có hoặc mất đi cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thời gian vui chơi với bạn bè thậm chí là bỏ lỡ các cuộc vui chơi với người thân. Năng lượng của người nghiện việc thường tiêu cực và không mang đến hạnh phúc, vì bạn đang làm việc để xoa dịu những đổ vỡ trong bạn.

Bạn sẽ cảm thấy không hạnh phúc khi vùi đầu vào công việc quá nhiều
Bạn sẽ cảm thấy không hạnh phúc khi vùi đầu vào công việc quá nhiều

Bên cạnh đó, việc luôn suy nghĩ đến công việc còn khiến bạn trở nên cáu kỉnh, lo lắng, thường xuyên mất ngủ… Về lâu dài, những người nghiện việc sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, mất đi sự kết nối với đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy công việc không mang lại hạnh phúc cho mình như bạn nghĩ, thay vào đó nó sẽ khiến bạn đánh mất nhiều thứ khác hơn nữa.

4. Những ảnh hưởng của chứng nghiện việc

Dù không phải là hội chứng ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu bạn là người nghiện công việc thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau. Vậy những ảnh hưởng dễ thấy nhất của người có chứng nghiện việc Workaholic là gì?

4.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe

Hậu quả về sức khỏe của Workaholic là gì? Là có thể gây ảnh hưởng khác nhau mang tính tiêu cực đến tinh thần của bạn. Là người nghiện công việc nên bạn thường xuyên suy nghĩ đến công việc bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, tâm trạng của bạn sẽ trở nên cáu kỉnh, lo lắng thậm chí có thể là trầm cảm, mất ngủ.

Bạn thường xuyên suy nghĩ đến công việc nên sẽ trở nên cáu gắt, lo lắng...
Bạn thường xuyên suy nghĩ đến công việc nên sẽ trở nên cáu gắt, lo lắng…

Khi bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn sẽ không có thời gian hoạt động thể thao, vận động. Như vậy, bạn cũng sẽ không có thời gian nghỉ ngơi giải trí khác nhau. Nghiện công việc lâu dài sẽ khiến bạn có thể bị tổn thương hệ miễn dịch, tim, phổi… và toàn bộ sức khỏe cơ thể.

>>> Xem thêm: Nên tập thể dục vào lúc nào là tốt cho cơ thể nhất?

4.2 Làm giảm hiệu quả công việc

Khi sức khỏe bị ảnh hưởng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất công việc. Tâm trạng luôn căng thẳng, lo âu sẽ khiến bạn dễ mất tập trung và không kiên nhẫn khi làm việc. Tập trung quá nhiều vào công việc sẽ khiến bạn tạo nên những áp lực công việc khác nhau. Thời gian nghiện việc càng lâu thì hiệu quả công việc sẽ càng giảm, ảnh hưởng đến năng suất công việc.

Nghiện công việc lâu dài cũng sẽ khiến hiệu quả công việc giảm đi
Nghiện công việc lâu dài cũng sẽ khiến hiệu quả công việc giảm đi

4.3 Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh

Nghiện công việc sẽ khiến bạn trở nên bận rộn, thời gian dành cho gia đình và bạn bè trở nên ít lại. Thậm chí, vì tham công tiếc việc mà bạn có thể từ chối luôn các cuộc vui xung quanh mình. Bạn sẽ có ít thời gian trong việc quan tâm đến cảm xúc cũng như tâm trạng của người thân trong gia đình, bạn bè.

Một người nghiện công việc sẽ không có thời gian mở rộng các mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Họ không tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, và có xu hướng tự cô lập, khép kín bản thân mình. Như vậy, dần dần bạn sẽ trở nên xa lạ và lạc lõng với xung quanh mình.

Workaholic sẽ khiến bạn xa rời các mối quan hệ xung quanh
Workaholic sẽ khiến bạn xa rời các mối quan hệ xung quanh

5. Cách để khống chế và vượt qua Workaholic là gì

Như đã nói ở trên, dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nghiện công việc sẽ mang đến những hậu quả khác nhau. Vậy những cách khống chế và giúp bạn vượt qua Workaholic là gì?

5.1 Thẳng thắn thừa nhận mình là người Workaholic

Nếu bạn thực sự là một Workaholic thì bạn cần thẳng thắn thừa nhận mình là người nghiện công việc. Khi bạn thừa nhận được bản thân mình là người nghiện công việc, đây là yếu tố thành công bước đầu để vượt qua nó. Bạn hãy chia sẻ cũng như tìm ra những động lực để bản thân mình có ý chí thay đổi.

Hãy thẳng thắn thừa nhận nếu bạn là người nghiện công việc
Hãy thẳng thắn thừa nhận nếu bạn là người nghiện công việc

Bạn hãy thử vượt qua bằng cách suy nghĩ đến một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn khi bỏ bớt công việc lại. Hãy thử tận hưởng cả công việc lẫn cuộc sống, thư giãn với các mối quan hệ xung quanh thay vì cắm đầu vào công việc. Bạn nên học cách vượt qua một cách từ tốn và chắc chắn nhất.

>>> Xem thêm: Năng lực nghề nghiệp là gì? Cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp phù hợp với từng ngành nghề

5.2 Đặt ra mục tiêu và giới hạn

Sau khi thừa nhận mình là người nghiện công việc, bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng để vượt qua nó. Nguyên nhân mà bạn làm việc nhiều giờ là do bạn đã tăng ca quá thời gian làm việc hàng ngày trong thời gian dài. Bạn hãy học cách phân chia thời gian hợp lý cho các công việc trong ngày. Sau đó, dựa vào khung giờ đã đưa ra để cố gắng hoàn thành nó. Những khung giờ khác, bạn nên làm những việc khác như thư giãn, giải trí, tụ họp với bạn bè, người thân…

Bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng để vượt qua nó
Bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng để vượt qua nó

5.3 Trò chuyện tâm sự với người có nhiều kinh nghiệm

Khi bạn thấy bạn đang trở nên nghiện công việc – bạn hãy trò chuyện trực tiếp với sếp, người quản lý công việc của bạn. Nếu là người sếp tốt, họ sẽ muốn bạn có được sự cân bằng trong công việc lẫn cuộc sống. Khi chia sẻ, bạn sẽ được hỗ trợ để sắp xếp lại khối lượng công việc hàng ngày.

Hoặc, bạn có thể tâm sự với những người có kinh nghiệm hơn. Họ sẽ giúp bạn đưa ra những cách khác nhau để giảm được Bạn hãy ưu tiên nhiều hơn cho thời gian nghỉ ngơi thay vì tập trung quá nhiều thời gian vào công việc.

5.4 Nghỉ ngơi có kế hoạch

Một Workaholic thường bỏ qua rất nhiều thú vui chơi, giải trí cũng như không dành thời gian nghỉ ngơi cho mình. Họ sẽ thay thế bằng cách lao đầu vào công việc và nếu bỏ lỡ công việc thì họ sẽ cảm thấy khó chịu. Việc lên kế hoạch nghỉ ngơi là một thử thách nếu bạn là Workaholic. Việc nghỉ ngơi theo quãng thời gian ngắn sẽ giúp bạn được thư giãn, nạp năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả hơn.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với công việc một cách có kế hoạch
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với công việc một cách có kế hoạch

Bạn có thể dành ra khoảng từ 15 phút – 20 phút để thư giãn trong khoảng thời gian làm việc.. Đồng thời, bạn nên ghi chú vào lịch trình những khung thời gian cho du lịch, hẹn hò, trò chuyện… Bên cạnh đó, để tránh bị quên bạn cũng có thể nhờ ai đó nhắc nhở và vận động bạn tránh xa máy tính, công việc.

5.5 Tìm đến chuyên gia

Đây là bước cuối cùng nếu như các bước trên áp dụng không hiệu quả với bạn. Bạn hãy tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm, họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giảm chứng nghiện công việc của bạn. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ đưa ra những phương pháp khoa học khác nhau để hỗ trợ, tùy vào thực tế của bạn. Họ sẽ lắng nghe, chia sẻ cũng như giúp bạn giải tỏa được các áp lực và ảnh hưởng do nghiện công việc gây ra.

Như vậy, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Workaholic là gì? Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và biết cách vượt qua chứng Workaholic này. Còn nếu bạn đang cần tìm việc làm, hãy truy cập ngay website Muaban.net. Những tin tuyển dụng luôn được cập nhật thường xuyên mỗi ngày trên Muaban.net với các mức lương hấp dẫn. Chúc bạn nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp và có nhiều đãi ngộ tốt nhất.

>>> Tham khảo thêm:

–  Vân Anh (Content Writer) –

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 6 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ