Saturday, November 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmVốn Đầu Tư Công Là Gì? Các Lĩnh Vực Đầu Tư Công...

Vốn Đầu Tư Công Là Gì? Các Lĩnh Vực Đầu Tư Công Theo Quy Định Nhà Nước

Vốn đầu tư công là gì? Các nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam hiện nay gồm những gì? Nguyên tắc quản lý và thanh toán vốn đầu tư công ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết này, hãy cùng dõi theo nhé.

Vốn đầu tư công là gì?
Vốn đầu tư công là gì?

1. Vốn đầu tư công là gì?

Rất nhiều người đang có chung thắc mắc: Vốn đầu tư công là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản về khái niệm vốn đầu tư công đó là nguồn vốn được trích từ ngân sách của nhà nước, hoặc từ những nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.

Vậy lĩnh vực đầu tư công là gì? Tại khoản 15, Điều 4 trong Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định rõ: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của của các cơ quan nhà nước vào những dự án hoặc chương trình hoặc vào những đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này. 

Vốn đầu tư công đó là nguồn vốn được trích từ ngân sách của nhà nước
Vốn đầu tư công đó là nguồn vốn được trích từ ngân sách của nhà nước

2. Đặc điểm của vốn đầu tư công

Đặc điểm của vốn đầu tư công thể hiện rất rõ tại Điều 1 của Luật Đầu tư Công. Trong đó, vốn đầu tư công sẽ bao gồm:

  • Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn công trái quốc gia, nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ;
  • Nguồn vốn trái phiếu ở chính quyền các địa phương;
  • Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn vốn vay ưu đãi của các đơn vị tài trợ ở nước ngoài;
  • Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
  • Nguồn vốn từ nguồn thu phục vụ cho mục đích đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước;
  • Các nguồn vốn cho vay khác từ ngân sách các tỉnh thành phục vụ cho hoạt động đầu tư,…

Tất cả các nguồn vốn đầu tư công đều có mục đích chung đó là sử dụng để đầu tư vào những chương trình hoặc dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án phục vụ vào hoạt động phát triển kinh tế & xã hội của quốc gia.

Vốn đầu tư công sử dụng để đầu tư vào những chương trình hoặc dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
Vốn đầu tư công sử dụng để đầu tư vào những chương trình hoặc dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

>>> Xem thêm: Tờ trình là gì? Mẫu tờ trình cập nhật mới nhất 2023 và những điều cần lưu ý

3. Các nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam

 3.1. Vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn được quản lý, giải ngân bởi các cơ quan hành chính nhà nước, bộ ngành, địa phương dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế nhà nước. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội. Đặc điểm của nguồn vốn này là sẽ không hoàn lại, không có khả năng thu hồi hoặc là thu hồi vốn chậm. 

Vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước

3.2. Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ

Đây là nguồn vốn được lấy từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia do chính phủ nhà nước quyết định.

3.3. Vốn tín dụng đầu tư

Nguồn vốn tín dụng đầu tư là nguồn vốn được chính phủ Việt Nam triển khai cho vay với lãi suất tương tương với lãi vay các nguồn vốn tự do hoặc là vốn ODA. Mục đích của vốn tín dụng là để phục vụ cho việc đầu tư vào các dự án thuộc nằm trong các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước.

Vốn tín dụng đầu tư
Vốn tín dụng đầu tư.

3.4. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm nguồn tiền giải ngân từ ngân sách nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, tiền từ các khoản thu có lợi nhuận, tiền vay của doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Nhà nước. 

3.5. Vốn vay trong nước và nước ngoài

Nguồn vốn vay ở trong nước và từ nước ngoài dùng để thực hiện một số dự án cần thiết, gồm có: Trái phiếu địa phương, trái phiếu chính phủ (ngoại tệ, phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu lĩnh vực đầu tư, công trái ngành xây dựng,…).

Vốn vay trong nước và nước ngoài
Vốn vay trong nước và nước ngoài.

4. Nguyên tắc quản lý và thanh toán vốn đầu tư công

Nguồn vốn đầu tư công hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư công cho các dự án cần phải đảm bảo đúng mục đích ban đầu, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả, đúng quy định trong Luật đầu tư Công.
  • Chủ đầu tư phân bổ vốn đầu tư công phải chịu trách nhiệm quản lý, chấp hành đúng quy định của luật đầu tư, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chế độ chi đầu tư dựa trên những quy định tại Luật Ngân sách của nhà nước.
  • Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc ban quản lý dự án (có thể gọi chung là chủ đầu tư) thuộc phạm vi quản lý dự án để thực thi đồng thời dùng vốn đầu tư công đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
  • Các cơ quan tài chính từ trung ương đến địa phương, các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính đầu tư công phải chấp hành chế độ, chính sách. Đặc biệt là quản lý, thanh toán vốn đầu tư công đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các cơ quan kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư công cần có thực hiện nhiệm vụ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định khi dự án có đủ điều kiện thanh toán theo quy định của luật đầu tư.
  • Với các dự án đầu tư công tại nước ngoài: Hợp đồng đầu tư công đã ký kết, pháp luật của nước sở tại, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam chính là những căn cứ pháp lý để tạm ứng hoặc là thanh toán vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư công tại nước ngoài. Các đơn vị chủ quản thay mặt chủ đầu tư sẽ tiến hành đề nghị và thực hiện giao dịch thanh toán với các cơ quan có nhiệm vụ kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư công.
Quản lý và thanh toán vốn đầu tư công phải dựa trên các nguyên tắc nhất định.
Quản lý và thanh toán vốn đầu tư công phải dựa trên các nguyên tắc nhất định.

>>> Xem thêm: Nguồn lực là gì? Tìm hiểu 5 nguồn lực quan trọng đối với doanh nghiệp

5. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

Sau khi đã nắm được vốn đầu tư công là gì rồi hẳn nhiều người cũng sẽ thắc mắc về các hành vi bị cấm trong đầu tư công đúng không nào? Các hành vi bị cấm trong đầu tư công được quy định rất rõ ràng tại điều 16 Luật đầu tư công ban hành 2019, cụ thể như sau:

  • Quyết định hoặc là chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề ra ban đầu. Chủ đầu tư dự án không xác định được nguồn vốn hoặc không có khả năng cân đối vốn. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục mà pháp luật hiện hành quy định.
  • Thực hiện đầu tư vào các chương trình, dự án mà chưa được sự chấp nhận của đơn vị có thẩm quyền hoặc là không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô đầu tư. Những quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư công của dự án hoặc chương trình bị trái với quy định của pháp luật.
  • Tập thể, cá nhân lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn của mình để chiếm đoạt hoặc vụ lợi, tham nhũng vốn đầu tư công.
  • Chủ đầu tư liên kết với các tổ chức làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia, làm ảnh hưởng đến những lợi ích của cộng đồng.
  • Hành vi đưa và nhận hối lộ, môi giới.
  • Hành vi yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được phê duyệt, gây nợ đọng.
Nhiều hành vi bị cấm trong đầu tư công.
Nhiều hành vi bị cấm trong đầu tư công.
  • Dùng vốn đầu tư công sai mục đích ban đầu, vượt chuẩn, sai đối tượng, vượt định mức quy định.
  • Tạo thông tin giả, làm sai lệch thông tin, làm hồ sơ hoặc các tài liệu giả có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, các hạng mục trong chương trình, dự án.
  • Hành vi báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực, lệch tính khách quan làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định, quyết định kế hoạch của các chương trình, dự án. Hoặc làm cản trở công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện dự án.
  • Tội cố tình hủy hoại, lừa dối, che giấu tài liệu, hồ sơ và chứng từ có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, chương trình.
  • Hành vi cản trở các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công trong dự án, chương trình.

6. Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam

Vốn đầu tư công là gì? Có vai trò gì với nền kinh tế Việt Nam? Vốn đầu tư công hiện được xem là “đòn bẩy” cực kỳ quan trọng, là động lực to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia. 

đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam
Đầu tư công có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam

Ở giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013, vốn đầu tư công chiếm lên đến 40% tổng đầu tư. Con số này cao gấp đôi tỷ trọng FDI và đầu tư tư nhân. Đến năm 2010 có giảm nhẹ. Đến năm 2011 tỷ trọng đầu tư công lại tăng vọt lên đến 40,4% tổng vốn đầu tư. 

Mặc dù vốn đầu tư công được đánh giá rằng còn tập trung nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước và ít thu hút được các loại hình đầu tư khác nhưng chúng ta không thể phủ nhận được sự tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư công qua các giai đoạn kinh tế và vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc gia.

7. Những câu hỏi thường gặp về vốn đầu tư công

7.1. Cơ quan nào kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công?

Tại Điều 4 của Nghị định 99/2021/NĐ-CP có quy định chi tiết về cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công đó là:

  • Kho bạc Nhà nước: Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: Có trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp để phục vụ hoạt động đầu tư của đơn vị mình.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án, chương trình đầu tư công bí mật của nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư hoặc là các dự án, chương trình đầu tư công tối mật hoặc các dự án đầu tư công tuyệt mật thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.

7.2. Nội dung theo dõi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công?

Trong Điều 64 Nghị định 29/2021/NĐ-CP đã quy định rõ về cá nhân có thẩm quyền quyết định đầu tư trong các dự án đầu tư công. Cụ thể như sau:

  • Theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo của nhà đầu tư;
  • Theo dõi tổng hợp các nội dung liên quan đến dự án, bao gồm tiến độ thực hiện, việc sử dụng vốn đầu tư theo kế hoạch, hoạt động giải ngân, quyết toán vốn dự án, những khoản nợ đọng (nếu có) phương án xử lý. Ngoài ra còn có những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án và phương hướng khắc phục,…;
  • Theo dõi tình hình tổ chức, vận hành và khai thác tài nguyên phục vụ dự án. Bao gồm cả những vướng mắc hoặc khó khăn làm ảnh hưởng đến dự án cũng như cách xử lý;
  • Tình hình về hoạt động bảo vệ môi trường, vấn đề sử dụng đất và các tài nguyên khoáng sản khi thực hiện dự án;
  • Nắm các nội dung thực hiện khác dựa trên quyết định đầu tư dự án;
  • Theo dõi các biện pháp xử lý của nhà đầu tư với tất cả các vấn đề liên quan đến dự án;
  • Báo cáo tổng hợp đồng thời đưa ra đề xuất chung để xử lý lên cấp trên nếu có vướng mắc hay khó khăn trong quá trình thực hiện dự án mà vấn đề này vượt quá thẩm quyền theo quy định.
Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

7.3. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc về ai?

Trong Điều 62 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định rõ ràng về việc giám sát dự án đầu tư công có dùng tới vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư phải tự mình thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án dựa trên những chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư công.
  • Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền của mình. Cụ thể như sau:
    + Kiểm tra ít nhất 01 lần: Với những dự án đầu tư từ nhóm B trở lên;
    + Kiểm tra trong trường hợp có những điều chỉnh dự án đầu tư khiến cho thay đổi địa điểm, mục tiêu hoặc quy mô dự án hay làm tăng tổng mức đầu tư lên.
  • Các cơ quan đại diện nhà nước, có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư có trách nhiệm thực hiện theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý chuyên ngành, đại diện chủ sở hữu nhà nước hoặc là những cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện dự án đột xuất hoặc theo kế hoạch đề ra.
Giám sát dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc về đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giám sát dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc về đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về vốn đầu tư công là gì, các lĩnh vực đầu tư công và nguyên tắc quản lý và thanh toán vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập Muaban.net nếu bạn đang tìm kiếm việc làm hoặc muốn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong cuộc sống nhé.

>> Xem thêm:

Pháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp chế tại Việt Nam

10 mẫu thư ngỏ xin tài trợ chuyên nghiệp, ấn tượng và hay nhất 2023

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ