Thành Hoàng là vị thần cai quản làng, đình hoặc xã về các vấn đề thiên tai, hạn hán, phù hộ cho dân có được một mùa vụ thuận lợi. Ngoài ra, Thành Hoàng là còn được xem là người có công xây dựng ấp, lập làng và sáng tạo ra các nghề cho nhân dân nên người đời thường gọi ông là ông tổ của nghề. Hằng năm, để cầu may mắn và phù hộ từ Thành Hoành nên người dân thường Sắm lễ cúng Thành Hoàng Làng. Để hiểu rõ hơn về cách chuẩn bị bài cúng và văn khấn Thành Hoàng Làng, hãy đọc bài viết ngay sau đây nhé!
I. Ý nghĩa lễ Thành Hoàng Làng
Lễ Thành Hoàng làng được tổ chức để tôn vinh và tưởng nhớ những người sáng lập ra làng, cũng như để bày tỏ lòng tôn kính và cảm ơn đến các vị thần linh, tổ tiên đã giúp đỡ, bảo vệ và phát triển làng quê.
Người dân mỗi vùng miền thường hay tổ chức Thành Hoàng Làng hằng năm với mong ước cầu mong các vị thần chở che, bảo vệ cho đình làng, gia đình và bản thân tránh được những thiên tai trong cuộc sống. Cầu mong có được cuộc sống ấm no, bình an, hóa giải hung hiếm, bảo vệ người lành,….
Lễ Thành Hoàng làng thường được tổ chức vào ngày tết cổ truyền hằng năm với nhiều hoạt động khác nhau như đền cúng, rước đuốc, lễ hội, diễu hành, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian và ẩm thực. Việc tổ chức Lễ Thành Hoàng hằng năm có ý nghĩa văn hóa và tôn giáo sâu sắc đối với người dân trong làng, giúp giữ gìn và phát triển truyền thống, giá trị văn hóa của địa phương.
Xem thêm: Văn Khấn Xin Lộc Cô Sáu Và Cách Sắm Lễ Chuẩn Nhất
II. Cách sắm lễ cúng Thành Hoàng làng năm Quý Mão 2023
Lễ cúng Thành Hoàng làng là một nghi thức tôn giáo và văn hóa truyền thống của một số vùng miền tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách sắm lễ cúng Thành Hoàng làng cũng có thể khác nhau, tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán cụ thể. Dưới đây là cách chuẩn bị sắm lễ cúng Thành Hoàng theo từng nghi thức:
1. Lễ cúng mặn
Lễ cúng mặn sẽ được bày trí theo đảm bảo yếu tố về ngũ hành tương sinh, tương khắc. Đảm bảo có ít nhất 5 lễ vật cúng bao gồm: Gà, thịt lợn, giò thủ, chả, nem,….
Lưu ý: Tuy theo văn hóa từng khu vực sẽ có cách chuẩn bị mâm lễ cúng mặn khác nhau.
Xem thêm tin tức mới nhất về mua bán nhà tại Muaban.net
2. Lễ cúng chay
Đối với mâm lễ cúng chay không cần phải chuẩn bị quá cầu kì, hãy trình bày theo hướng đơn giản nhất. Các lễ vật cúng sẽ bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lưu ý: Mỗi bàn phật phải đảm bảo thực hiện chưng hoa cẩn thận, trong quá trình chuẩn bị lễ phải thể hiện lòng thành kính muốn dâng hoa đảnh lễ.
III. Văn khấn lễ Thành Hoàng
Ngay sau khi chuẩn bị sắm lễ cúng xong, bước tiếp theo rất quan trọng đó chính là đọc văn khấn Lễ Thành Hoàng. Nên lưu ý rằng, người đọc văn khấn phải thật chỉnh chu, nghiêm trang thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần. Dưới đây là văn khấn lễ Thành Hoàng chuẩn nhất theo nghi thức lưu truyền từ nhiều đời:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương. Hương tử con là: ………… Ngụ tại: ……………………… Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm ………….. Hương tử con đến nơi ……………. Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…… Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) |
Xem thêm: Bài Văn Khấn Lễ Ban Công Đồng Cổ Truyền Chuẩn Tâm Linh 2023
IV. Hướng dẫn dâng lễ cúng Thành Hoàng
Đầu tiên, người dâng lễ cần phải thực hiện nghi thức báo cáo và “trình lễ” đến các vị thần.
Tiếp đến, người chủ trì thực hiện nghi tức báo cáo với thần linh thực hiện buổi lễ và báo cáo những việc đã làm trong năm cũ vừa qua.
Lưu ý: Những người tham gia dâng lễ phải chỉnh trang lễ vật, kiểm tra trang phục phải ngay ngắn, nghiêm túc trước khi tiến hành dâng lễ chính thức.
Khi bắt đầu giờ lành để tiến hành lễ cúng Thành Hoàng, người dâng lễ phải đặt những vật cúng lên bàn thờ bằng 2 tay lên những vị trí quan trọng, sau đó tiến hành thắp hương đảnh lễ.
Để thể hiện sự kính trọng khi thắp hương đảnh lễ Thành Hoàng, dưới đây là thứ tự thắp hương lễ Thành Hoàng:
- Bắt đầu thắp hương từ phía trong sau đó đi dần ra bên ngoài.
- Ngay giữa chánh điện là quan trọng nhất, hãy ưu tiên khu vực đó.
- Thắp bàn thờ chính sau đó lần lượt bàn thờ 2 bên từ trái sang phải.
- Số nén hương phải là số lẽ từ 1,3,5,7,…
- Khi thắp hương hai tay chắp lại, đưa lên ngang trán vái ba vái rồi cắm hương bằng hai tay.
Nếu trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng Thành Hoàng có tấu sớ thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hay đặt trên đĩa nhỏ. Sau đó, dâng cao ngang trán rồi vái lạy 3 lần.
Lưu ý: Trước khi khấn sẽ phải thình 3 hồi chuông sau đó, tiến hành đọc văn khấn Thành Hoàng làng.
Xem thêm: Thứ Tự Thắp Hương Trong Nhà Chuẩn Lễ Nghĩa, Tâm Linh Bạn Nên Biết
V. Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng Thành Hoàng làng
Lễ cúng Thành Hoàng làng là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam để tôn vinh các vị thần linh bảo hộ cho làng xóm và cầu mong sự bình an, may mắn và thịnh vượng cho cộng đồng. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện lễ cúng Thành Hoàng làng:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bàn thờ, bát đĩa, nến, hương, trầu và các loại trái cây, bánh kẹo để cúng tế.
- Làm sạch nhà cửa, xung quanh bàn thờ và đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm, đúng hướng và phù hợp với truyền thống của làng.
- Trong quá trình cúng tế, cần trang nghiêm, tôn trọng và đặc biệt lưu ý đến việc tôn trọng các vị thần linh.
- Các người tham gia lễ cúng cần ăn mặc sạch sẽ, trang phục truyền thống.
- Thực hiện các thủ tục cúng tế theo đúng truyền thống và tuân thủ những quy định của địa phương.
- Cần bảo quản đồ cúng sạch sẽ, không sử dụng lại cho các buổi cúng tế khác.
- Sau khi hoàn thành lễ cúng, cần dọn dẹp, làm sạch và bảo quản các dụng cụ cúng.
- Đối với những người không tham gia lễ cúng, cần tôn trọng và không gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ cúng.
- Nếu có những thắc mắc về các thủ tục, nên hỏi ý kiến của người lớn trong gia đình hoặc những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ cúng.
- Cuối cùng, cần thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần linh và người tham gia lễ cúng.
Đó là toàn bộ thông tin về bài văn khấn Thành Hoàng làng, hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ cúng Thành Hoàng chuẩn nhất. Đừng quên truy cập vào trang Muaban.net để theo dõi những thông tin khác về phong thủy, nhà đất,… Chúc các bạn có trải nghiệm thú vị!
Xem thêm: