Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeViệc làmUSP là gì? 5 bước tạo nên USP hiệu quả và độc...

USP là gì? 5 bước tạo nên USP hiệu quả và độc đáo cho thương hiệu

USP là gì và có mức độ quan trọng như thế nào trong kinh doanh? USP trong Marketing là gì và làm thế nào để phát triển USP cho sản phẩm? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay những bước để tạo nên USP độc đáo và hiệu quả nhất dưới đây.

USP là gì?
USP là gì?

1. USP là gì?

USP là một khái niệm khá quen thuộc đối với những người quản trị, người làm trong lĩnh vực Marketing. Vậy, USP là gì? USP được viết tắt từ những chữ đầu của cụm từ Unique Selling Point trong tiếng Anh, dịch ra nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP được xem là một trong những yếu tố để giúp phân biệt dịch vụ, sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

USP là gì? USP được viết tắt từ những chữ đầu của cụm từ Unique Selling Point
USP là gì? USP được viết tắt từ những chữ đầu của cụm từ Unique Selling Point

Một số yếu tố để phân biệt giữa các sản phẩm/dịch vụ điển hình như về chi phí, chất lượng… hoặc những sự khác biệt cụ thể khác. USP tốt thường có chất lượng độc đáo và mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng USP như là cách tiếp cận sản phẩm, dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng của mình. Nói tóm lại, USP là gì? USP được hiểu đơn giản là khái niệm chỉ những điều bạn có mà đối thủ cạnh tranh với bạn không có.

Tìm hiểu thêm: Pop up là gì? Lợi ích khi dùng quảng cáo Pop up

2. Mức độ quan trọng của USP

USP luôn phải được thiết lập và xây dựng chiến lược rõ ràng trước khi bắt đầu dự án, chiến dịch Marketing. Vậy thì mức độ quan trọng của USP là gì?

2.1 Tạo nên những chiến dịch Marketing hiệu quả

Khi xác định được USP cụ thể, doanh nghiệp có thể sẽ xác định được yếu tố quan trọng nhất cần tập trung để xây dựng chiến lược quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp thiết lập được chiến dịch quảng cáo Marketing hiệu quả nhất. Xác định được một USP rõ ràng sẽ mang đến các thông tin quan trọng nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu, cách tạo ấn tượng tích cực với khách hàng. Đây cũng chính là sự quan trọng của USP khi doanh nghiệp xác định được điểm riêng biệt, độc nhất của sản phẩm/dịch vụ.

Vai trò của USP là gì? Là tạo nên những chiến dịch Marketing hiệu quả
Vai trò của USP là gì? Là tạo nên những chiến dịch Marketing hiệu quả

2.2 USP giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Hiện nay, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn giữa các sản phẩm/dịch vụ khác nhau theo nhu cầu. Như vậy, khi xác định được USP thì khách hàng sẽ nhận biết được sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn. Bên cạnh đó, USP còn giúp tăng khả năng tiếp cận cũng như tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.

Một trong những vai trò nổi bật của USP là tăng tính cạnh tranh
Một trong những vai trò nổi bật của USP là tăng tính cạnh tranh

2.3 Tạo vị thế và danh tiếng cho doanh nghiệp trên thị trường

Khi xác định và tạo dựng ra được USP mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp “đánh bật” cả những đối thủ “nặng ký” của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ càng có thêm nhiều cơ hội phát triển nhằm tạo ra thị trường rộng lớn hơn.

Tìm hiểu thêm: Inbound Marketing là gì? Vai trò, lợi ích và quy trình thực hiện

3. 5 bước tạo nên USP độc đáo

Hiểu được khái niệm USP là gì cũng như sự quan trọng của nó sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược rõ ràng, cụ thể và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những bước để tạo nên USP là gì?

3.1. Bước 1: Đứng ở góc nhìn của khách hàng

Trên thực tế, khách hàng mới chính là người mua sản phẩm/dịch vụ và là người sẽ tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, bạn mới có thể lên kế hoạch để phân tích thông tin, nghiên cứu cũng như triển khai thực hiện chiến lược được hiệu quả hơn. Cụ thể là bạn nên đứng dưới góc nhìn của khách hàng để xác định nhu cầu cũng như mong muốn của họ như thế nào?

Bạn cần đứng dưới góc nhìn khách hàng trong quá trình xác lập USP
Bạn cần đứng dưới góc nhìn khách hàng trong quá trình xác lập USP

Ví dụ như đưa ra các câu hỏi từ góc nhìn của khách hàng cho sản phẩm quần áo thể thao như:

  • Mình mua quần áo để làm gì?
  • Mua quần áo để chơi môn thể thao nào? Mình có kỳ vọng gì ở quần áo như về chất liệu, màu sắc hay không?
  • Số tiền mà mình có thể chi trả cho món quần áo cần mua là bao nhiêu?

Những câu hỏi dưới góc nhìn khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hơn.

3.2. Bước 2: Trả lời các câu hỏi dưới góc nhìn của khách hàng

Sau khi đặt mình vào góc nhìn của khách hàng và đặt ra các câu hỏi về nhu cầu của họ, bạn cần tìm ra các câu trả lời phù hợp. Khi trả lời, bạn vẫn cần phải trả lời dựa trên vai trò khách hàng để có được đáp án khách quan nhất. Như vậy, hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp của bạn sẽ biết cách tìm ra phương hướng tốt nhất để cung cấp dịch vụ/sản phẩm cho khách hàng.

Doanh nghiệp trả lời câu hỏi dưới góc độ của khách hàng về nhu cầu, sở thích...
Doanh nghiệp trả lời câu hỏi dưới góc độ của khách hàng về nhu cầu, sở thích…

3.3. Bước 3: Tổng hợp thông tin

Quá trình tổng hợp thông tin liên quan đến sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên tiến hành khảo sát khách hàng dưới các góc độ khác nhau, sau đó so sánh các kết quả có được. Từ những kết quả khảo sát đó, bạn tiến hành chọn lọc các thông tin hữu ích nhất và chất lượng nhất để triển khai kế hoạch. Quá trình khảo sát ở thời đại Internet hiện nay cũng khá dễ, bạn có thể tiến hành khảo sát ở các mạng xã hội để có sự chia sẻ thông tin nhanh và rộng rãi hơn.

Tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được để tiến hành phân tích
Tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được để tiến hành phân tích

3.4. Bước 4: Cần xác định được giá trị của sản phẩm

Sau khi chọn lọc thông tin, bạn cần phải tự đánh giá được chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đủ đáp ứng cho nhu cầu khách hàng hay không? Từ đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện những chất lượng chưa tốt và phát triển nhiều hơn các lợi thế của sản phẩm. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành lên kế hoạch để điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ trước khi cho ra mắt trên thị trường.

Xác định được giá trị cụ thể của sản phẩm, dịch vụ
Xác định được giá trị cụ thể của sản phẩm, dịch vụ

3.5 Bước 5: Thiết lập USP cho sản phẩm

Thông qua các yếu tố phân tính, tổng hợp dữ liệu và lên ý tưởng… thì doanh nghiệp sẽ thiết lập USP cho sản phẩm. Và, bạn cần nắm rõ khái niệm USP là gì để làm ra giá trị độc nhất cho sản phẩm/dịch vụ nhằm thu hút và tạo ấn tượng cho khách hàng. USP sản phẩm cần phải đảm bảo các yếu tố:

  • Sự độc đáo và tính thu hút mạnh
  • Có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và khả năng bao phủ thị trường rộng rãi
  • Khó bị đối thủ bắt chước và khó bị sao chép
Tìm hiểu USP là gì để thiết lập USP cho sản phẩm, dịch vụ
Tìm hiểu USP là gì để thiết lập USP cho sản phẩm, dịch vụ

USP là yếu tố sẽ luôn đồng hành cùng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, vận hành. Chính vì thế, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng để thiết lập được USP chính xác hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Leaflet là gì? 4 vai trò của Leaflet trong chiến dịch quảng cáo

4. Làm thế nào để phát triển USP cho sản phẩm?

Trong quá trình tìm hiểu USP là gì, bạn sẽ biết nó không phải là một khẩu hiệu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt được đầy đủ USP trong nội dung nhằm làm cho nó có sự tác động và tiêu hóa. Vậy những phương án để phát triển USP là gì?

4.1 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Yếu tố khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định USP cho sản phẩm/dịch vụ. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu, mong muốn cũng như sở thích của khách hàng để xây dựng USP hiệu quả nhất.

Có nhiều kênh nghiên cứu khách hàng mục tiêu khác nhau cho bạn lựa chọn như: khảo sát khách hàng trực tiếp, khảo sát online, sự tương tác trên các trang mạng xã hội… Bên cạnh đó, ngoài việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến các khách hàng hiện tại để duy trì lâu dài.

Yếu tố giúp để đạt hiệu quả USP là gì? Đó là nghiên cứu được khách hàng mục tiêu
Yếu tố giúp để đạt hiệu quả USP là gì? Đó là nghiên cứu được khách hàng mục tiêu

4.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ngoài việc nghiên cứu khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh. Muốn tăng lợi thế thì bạn cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Trong quá trình đó, bạn cần xác định một số thông tin như:

  • Những điểm độc đáo, riêng biệt mà đối thủ chưa có trong sản phẩm/dịch vụ là gì?
  • Đối tượng khách hàng của đối tượng nhắm đến là ai?
  • Đối thủ tiếp cận khách hàng bằng những kênh tiếp thị nào?
  • Những chiến lược về giá, chất lượng chăm sóc khách hàng, thị trường phân phối… của đối thủ như thế nào?
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh

Những dữ liệu nghiên cứu thu nhập sẽ trở thành cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển USP sản phẩm.

Tìm hiểu thêm: Quảng cáo là gì? Tất tần tật kiến thức quảng cáo cơ bản nhất định bạn phải biết

5. Một vài USP của các thương hiệu lớn

Để hiểu hơn USP là gì cũng như tầm quan trọng của USP thì bạn có thể tham khảo một vài USP của một số thương hiệu dưới đây:

5.1 USP của M&M’s

M&M’s có khẩu hiệu “The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand – Chocolate sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”. Đây là USP khá kỳ quặc nhưng rất thu hút khách hàng, vì trên thực tế thì vỏ kẹo đã giữ cho chocolate không bị tan chảy và làm bẩn tay bạn. M&M’s đã làm nổi bật lợi thế về yếu tố bảo quản chocolate được tươi ngon bên trong lớp vỏ của nó.

USP của M&M's khá kỳ quặc nhưng rất thu hút khách hàng
USP của M&M’s khá kỳ quặc nhưng rất thu hút khách hàng

5.2 USP của Domino’s Pizza

Khẩu hiệu của Domino’s Pizza khá dài “You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less it’s free – Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30p hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”. Tuy độ dài không tạo được sự hấp dẫn nhưng nó lại thể hiện được sự đảm bảo rất rõ ràng về tốc độ giao hàng cũng như chất lượng pizza ở Domino’s Pizza.

USP của Domino’s Pizza thể hiện được sự đảm bảo rất rõ ràng về giao hàng cũng như chất lượng pizza
USP của Domino’s Pizza thể hiện được sự đảm bảo rất rõ ràng về giao hàng cũng như chất lượng pizza

5.3 USP của De Beers

De Beers đã sử dụng khẩu hiệu “Kim cương là mãi mãi” từ khoảng năm 1948 và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Nội dung khẩu hiệu khẳng định rõ ràng về chất lượng của kim cương và được sử dụng để tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. Chính vì sự hấp dẫn đầy thuyết phục này mà kim cương được sử dụng để làm nhẫn cưới, nhẫn đính hôn từ xưa cho đến nay.

USP của De Beers khẳng định rõ chất lượng của kim cương
USP của De Beers khẳng định rõ chất lượng của kim cương

Như vậy thì bạn đã tìm hiểu xong USP là gì cũng như các bước để tạo được USP độc đáo cho sản phẩm/dịch vụ. Những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để tìm việc làm marketing được thuận lợi hơn. Và bạn đừng quên truy cập ngay website Muaban.net để tham khảo những việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn nhé!

Xem thêm:

–  Vân Anh (Content Writer) –

 

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 6 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ