Truyền thông đại chúng là gì? Trong thời buổi công nghệ 4.0 truyền thông đại chúng đã đề cập đến một lượng lớn các công nghệ truyền thông nhằm tiếp cận tới một lượng lớn khán giả thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo, đài, phát thanh và truyền hình,… Hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về ngành truyền thông đại chúng và những thông tin có liên quan.
1. Truyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông đại chúng (Mass Communications) là các hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, phát thanh và truyền hình với mục đích hướng tới những nhóm công chúng lớn.
2. Đặc điểm ngành truyền thông đại chúng
Đặc điểm của hoạt động truyền thông đại chúng là truyền tải được thông điệp đến công chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này các hoạt động luôn chịu tác động từ nhiều phía: các nhóm công chúng xã hội rộng lớn, các thiết chế xã hội mà phương tiện là công cụ báo, đài, các cơ quan quản lí của nhà nước.
Truyền thông đại chúng vốn có đặc thù đòi hỏi sự mới mẻ, thông tin cập nhật và làm mới liên tục kéo theo nhu cầu nhân sự trong ngành cũng khá cao.
Tham khảo thêm: PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?
3. Các loại hình truyền thông đại chúng
3.1 Truyền đại chúng (broadcast)
Trình tự nội dung của một chương trình phát sóng được gọi là lịch trình. Với những nỗ lực từ công nghệ mà một số thuật ngữ kỹ thuật và tiếng lóng đã được phát triển.
Các chương trình truyền hình và phát thanh được phân phối trên các băng tần và được quản lý chặt chẽ tại các quốc gia. Đối với chương trình truyền hình cáp được phát sóng đồng thời với các chương trình truyền hình những có lượng khán giả xem hạn chế hơn.
3.2 Phim ảnh
Thuật ngữ ‘phim ảnh/điện ảnh’ tên gọi này xuất phát từ phim chụp ảnh còn gọi là filmstock, về mặt lịch sử nó là phương tiện chính để ghi và hiển thị hình ảnh chuyển động.
Phim được sản xuất bằng cách ghi hình chuyển động người, vật bằng máy ảnh hoặc tạo chúng bằng kỹ thuật hoạt hình hoặc hiệu ứng đặc biệt. Phim là một loạt các khung hình riêng lẻ nhưng khi những hình ảnh này được hiển thị liên tiếp nhanh chóng, một ảo ảnh về chuyển động sẽ được tạo ra.
3.3 Video game
Trò chơi điện tử là một trò chơi do máy tính điều khiển, trong đó màn hình video như là màn hình máy tính hoặc TV là thiết bị phản hồi chính.
Thuật ngữ “trò chơi máy tính” cũng bao gồm các trò chơi chỉ hiển thị văn bản hoặc sử dụng các phương pháp khác như âm thanh hoặc việc rung của thiết bị. Trò chơi luôn phải có một số loại thiết bị đầu vào, thường ở dạng kết hợp nút / phím điều khiển, bàn phím và chuột / bi lăn, bộ điều khiển hoặc kết hợp các thiết bị ở trên.
3.4 Thu âm và sao chép
Ghi âm và tái tạo âm thanh là tái tạo hoặc khuếch đại âm thanh bằng điện hoặc cơ học thường là âm nhạc. Điều này liên quan đến việc sử dụng thiết bị âm thanh như micrô, thiết bị ghi âm và loa phóng thanh.
Album là một tập hợp các bản ghi âm có cùng nội dung nhất định liên quan đến một vấn đề nào đó, được phát hành cho công chúng thường là mang tính thương mại.
Video âm nhạc là một dạng phim ngắn hợp nhất giữa bài hát và hình ảnh. Các video âm nhạc hiện nay chủ yếu được tạo ra và được sử dụng như một phương tiện tiếp thị nhằm quảng bá việc bán các bản ghi âm nhạc.
Video âm nhạc có thể phù hợp với tất cả các phong cách làm phim, bao gồm phim hoạt hình, phim hành động trực tiếp, các bộ phim tài liệu, phim trừu tượng và không mang tính tường thuật.
3.5 Internet
Internet được gọi đơn giản là ‘Net/Web’ là một phương tiện truyền thông đại chúng có tính tương tác cao hơn và có thể được mô tả ngắn gọn là “một mạng lưới các mạng”. Là mạng có thể truy cập công cộng trên toàn thế giới bao gồm các mạng máy tính được kết nối và truyền dữ liệu với nhau bằng cách chuyển mạch gói sử dụng Giao thức Internet đạt chuẩn (IP).
3.6 Blog
Blog là một trang web, thường được duy trì bởi một cá nhân với các mục bình luận và mô tả về các sự kiện hoặc phương tiện tương tác như hình ảnh hoặc video. Viết blog cũng đã trở thành một hình thức truyền thông phổ biến hiện nay. Blog được viết chủ yếu là văn bản, mặc dù một số tập trung vào nghệ thuật, ảnh, sketchblog, video, âm nhạc, âm thanh.
3.7 RSS feeds
RSS là một định dạng để cung cấp tin tức và nội dung của các trang như các trang web tin tức lớn như Wired, các trang cộng đồng hướng đến tin tức như Slashdot, các trang blog cá nhân.
3.8 Podcast
Podcast là một thuật ngữ chỉ các tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet và người dùng có thể tải về để nghe trên các thiết bị như máy tính, điện thoại,…có rất nhiều chủ đề khác nhau, từ các chương trình radio, phỏng vấn người nổi tiếng, cho đến đến những chương trình về ký sự, tin tức.
3.9 Di động
Điện thoại di động trở thành phương tiện thông tin đại chúng vào năm 1998 khi nhạc chuông có thể tải xuống và được giới thiệu lần đầu tiên tại Phần Lan. Nội dung các phương tiện di động bao gồm nhạc chuông, nhạc chờ truetones, tệp MP3, karaoke, video nhạc, dịch vụ phát trực tuyến nhạc trò chơi di động.
3.10 Truyền thông ngoài trời
Phương tiện truyền thông ngoài trời là một hình thức truyền thông đại chúng bao gồm các bảng quảng cáo, biển hiệu, bảng quảng cáo được đặt bên trong, skywriting, Ar Advertising. Nhiều nhà quảng cáo thương mại sử dụng hình thức truyền thông đại chúng này khi quảng cáo trong các sân vận động thể thao, câu lạc bộ, các trung tâm giải trí,…
Tham khảo thêm: Social media là gì? Cách áp dụng chiến lược Social Media vào Marketing một cách hiệu quả
II. Vai trò của truyền thông đại chúng
Hệ thống truyền thông đại chúng có tầm quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, nó có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho đại chúng như những tin tức quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo,…
Sự tác động giữa các phương tiện truyền thông đại chúng rất khác nhau do khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, nhân tố tâm lí và cường độ giao tiếp đối với phương tiện truyền thông.
III. Phân biệt truyền thông với truyền thông đại chúng
Truyền thông là gì?
Truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin giữa hai người hoặc nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết, nhận thức. Trong mỗi trường hợp giao tiếp có ít nhất một người gửi tin nhắn và người nhận.
Như khái niệm đã nêu trên về truyền thông đại chúng thì sự khác biệt cơ bản giữa truyền thông và truyền thông đại chúng là: truyền thông là thông điệp sẽ được truyền đến một hoặc nhiều người nhận, trong khi truyền thông đại chúng là truyền thông điệp đến một lượng lớn khán giả thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
IV. Cơ hội việc làm ngành truyền thông đại chúng
Sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng internet cùng với các nhu cầu chia sẻ, trao đổi thông tin của chúng ta hiện nay ngày càng cao kéo theo sự phát triển của lĩnh vực truyền thông.
Các doanh nghiệp luôn đẩy mạnh danh tiếng của mình, xây dựng các chiến lược truyền thông dài hạn và khai thác sức mạnh của nó trên cả 8 phương tiện lớn của truyền thông đại chúng đặc biệt là tối ưu hóa các nội dung quảng cáo trên internet dưới hình thức các bài viết trên Website, các video phim ngắn,…
Vì vậy, kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp muốn quảng bả doanh nghiệp của mình bắt buộc phải xây dựng chiến lực truyền thông vững chắc đó là cơ hội cũng như tiềm năng cho lĩnh vực truyền thông đại chúng ngày càng lớn mạnh.
Học ngành truyền thông đại chúng ra làm gì? Dưới đây là một số gợi ý về việc sau khi tốt nghiệp.
- Chuyên viên sáng tạo nội dung
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng
- Phóng viên tại các cơ quan Báo chí, tạp chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình từ cấp Trung ương đến địa phương.
- Biên tập tại các cơ quan truyền thông như VTV đài truyền hình Việt Nam,…
- Giảng viên giảng dạy tại các trung tâm, trường nghề chuyên nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trường THPT trên khắp cả nước.
Tham khảo việc làm liên quan đến ngành truyền thông đại chúng tại website Muaban.net dưới đây: |
V. Những tố chất phù hợp với ngành truyền thông đại chúng
Để thành công trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, bạn cần có tố chất và những kỹ năng sau để có thể đảm nhiệm tốt các công việc.
- Có khả năng giao tiếp, đàm phán
- Có khả năng tự chủ tốt trong mọi tình huống
- Có khả năng viết
- Có đầu óc tổ chức, sáng tạo trong công việc
- Sáng tạo trong công việc
- Khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống tốt
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn
- Tự định hướng nghề nghiệp
- Khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc khác nhau
- Có khả năng lập kế hoạch, điều phối các sản phẩm truyền thông
- Khả năng truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài viết.
VI. Mức lương ngành truyền thông đại chúng
Trung bình, mức lương ngành Truyền thông đại chúng sẽ khoảng 400USD/tháng, thực tế có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc của bạn. Mức lương với từng đối tượng là:
- Mức lương cơ bản đối với người chưa có kinh nghiệm, cần thời gian làm quen và đào tạo là 6 – 8 triệu/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm lương trung bình từ 8 – 12 triệu.
- Với những người làm việc ở vị trí quản lý cấp cao và có thâm niên trong nghề sẽ được hưởng lương khoảng 15 – 20 triệu/tháng.
VII. Các khối thi ngành truyền thông đại chúng
Mã ngành Truyền thông đại chúng: 7320105. Ngành Truyền thông đại chúng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn)
- C15 (Ngữ Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
>>> Tham khảo thêm: Khối C gồm những ngành nào? Môn nào? Các trường đại học có xét tuyển khối C 2022
VIII. Chương trình đào tạo ngành truyền thông đại chúng
A |
Khối kiến thức giáo dục đại cương |
I |
Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh |
1. |
Triết học Mác – Lênin |
2. |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3. |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4. |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
II |
Khoa học xã hội và nhân văn |
|
Bắt buộc |
6. |
Pháp luật đại cương |
7. |
Chính trị học |
8. |
Xây dựng Đảng |
9. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn |
|
Tự chọn |
10. |
Xã hội học đại cương |
11. |
Địa chính trị thế giới |
12. |
Tiếng Việt thực hành |
13. |
Kinh tế học đại cương |
14. |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
15. |
Ngôn ngữ học đại cương |
16. |
Tâm lý học xã hội |
17. |
Quan hệ quốc tế đại cương |
18. |
Lý luận văn học |
III |
Tin học |
19. |
Tin học ứng dụng |
IV |
Ngoại ngữ (chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung) |
20. |
Tiếng Anh học phần 1 |
21. |
Tiếng Anh học phần 2 |
22. |
Tiếng Anh học phần 3 |
23. |
Tiếng Anh học phần 4 |
24. |
Tiếng Trung học phần 1 |
25. |
Tiếng Trung học phần 2 |
26. |
Tiếng Trung học phần 3 |
27. |
Tiếng Trung học phần 4 |
B |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
I |
Kiến thức cơ sở ngành |
|
Bắt buộc |
28. |
Lý thuyết truyền thông |
29. |
Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông |
30. |
Công chúng báo chí – truyền thông |
31. |
Quan hệ công chúng và quảng cáo |
|
Tự chọn |
32. |
Quản trị báochí – truyền thông |
33. |
Xã hội học truyền thông |
34. |
Truyền thông sáng tạo |
35. |
Các loại hình báo chí |
36. |
Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) |
37. |
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế |
II |
Kiến thức ngành |
|
Bắt buộc |
38. |
Nhập môn Truyền thông đại chúng |
39. |
Tìm hiểu nghệ thuật |
40. |
Kỹ thuật và công nghệ truyền thôngđại chúng |
41. |
Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng |
42. |
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng |
43. |
Sản xuất sản phẩm quảng cáo |
44. |
Thiết kế gói nhận diện thương hiệu |
45. |
Thực tế chính trị – xã hội |
|
Tự chọn |
46. |
Truyền thông chính sách |
47. |
Truyền thông doanh nghiệp |
48. |
Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
49. |
Truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
III |
Kiến thức bổ trợ |
|
Bắt buộc |
50. |
Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng |
51. |
Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông |
|
Tự chọn |
52. |
Bản quyền và sở hữu trí tuệ |
53. |
Tổ chức và an toàn thông tin |
54. |
Xây dựng thương hiệu và hình ảnh |
55. |
Quản trị truyền thông trong khủng hoảng |
IV |
Kiến thức chuyên ngành |
|
Bắt buộc |
56. |
Sản phẩm truyền thông in ấn |
57. |
Video âm nhạc (MV) |
58. |
Sản phẩm truyền thông số |
59. |
Thực tập nghiệp vụ |
60. |
Thực tập tốt nghiệp |
61. |
Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp |
|
Học phần thay thế khóa luận |
62. |
Nghiên cứu thị trường truyền thông |
63. |
Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng |
|
Tự chọn |
64. |
Tạp chí |
65. |
Quản trị website |
66. |
Sản phẩm truyền thông chính sách |
67. |
Sản phẩm truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
68. |
Sản phẩm truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
69. |
Sản phẩm truyền thông thể thao, giải trí |
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền
IX. Các trường đại học đào tạo ngành truyền thông đại chúng
Hiện tại chỉ có một trường duy nhất đào tạo ngành truyền thông đại chúng tại thủ đô Hà Nội là trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thông qua các khái niệm về ngành truyền thông đại chúng và các thông tin liên quan đến ngành hy vọng những thông tin mà Muaban.net cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành truyền thông đại chúng cũng như có quyết định đúng đắn khi lựa nghề nghiệp. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều những thông tin bổ ích.
Nguyễn Ánh
>>> Xem thêm:
- Sàn thương mại điện tử là gì? Tổng hợp thông tin có thể bạn chưa biết
- RM là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về RM