Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệm22+ Trò chơi Trung Thu vui nhộn dành cho trẻ em và...

22+ Trò chơi Trung Thu vui nhộn dành cho trẻ em và người lớn

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ được nhiều người mong chờ nhất trong năm. Bởi đây không chỉ là cơ hội để mọi người được thưởng thức món bánh Trung Thu thơm ngon, ngắm nhìn những chiếc lồng đèn lung linh mà còn là dịp để sum họp gia đình, bạn bè và cùng nhau tổ chức nhiều trò chơi tập thể thú vị. Trong bài viết này, hãy cùng Muaban.net điểm qua 22+ trò chơi Trung Thu đặc sắc để chuẩn bị cho dịp rằm tháng Tám sắp đến nhé!

Bỏ túi các trò chơi Trung Thu độc đáo - Nguồn: Internet
Bỏ túi các trò chơi Trung Thu độc đáo – Nguồn: Internet

I. Những trò chơi dân gian truyền thống cho các bé thiếu nhi

Dưới đây là một số trò chơi dân gian Trung Thu được các bé thiếu nhi đặc biệt yêu thích. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để buổi họp mặt đêm trăng tròn tháng Tám diễn ra thêm phần sôi động và nhộn nhịp nhé.

1. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê vốn là một trò chơi dân gian phổ biến vào các dịp lễ hội ở nước ta. Một nhóm chơi thường khoảng 5 bé trở lên, trong đó cần chọn ra một bé sẽ được bịt mắt bằng khăn vải và đóng vai “người bắt dê”. Nhiệm vụ của bé này là tìm và bắt những “chú dê” (các bé còn lại) đang cố gắng chạy trốn. Khi người bịt mắt bắt được một “chú dê” bất kỳ, trò chơi sẽ kết thúc và bé vừa bị bắt sẽ thay thế vai trò làm “người bắt dê”.

Gợi ý trò chơi Trung Thu cho trẻ mầm non: Trò bịt mắt bắt dê - Nguồn: Internet
Gợi ý trò chơi Trung Thu cho trẻ mầm non: Trò bịt mắt bắt dê – Nguồn: Internet

2. Nhảy bao bố

Thêm một trò chơi dân gian vui nhộn mà bạn có thể tổ chức cho các bé tham gia vào dịp Trung Thu đó chính là nhảy bao bố. Ở trò này, mỗi người chơi sẽ đứng vào trong một chiếc bao tải lớn, giữ chặt miệng bao và nhảy về đích trên một đoạn đường đã quy định. Người về đích sớm nhất sẽ là người chiến thắng. 

Hoặc bạn có thể tăng độ khó của trò chơi bằng hình thức nhảy tiếp sức. Điều này sẽ đòi hỏi các thành viên trong từng đội phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành chặng đua và giành chiến thắng.

Xem thêm: Cách trang trí mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo đơn giản mà độc đáo nhất

Trò chơi dân gian nhảy bao bố - Nguồn: Internet
Trò chơi dân gian nhảy bao bố – Nguồn: Internet

3. Kéo co

Nếu số lượng các bé thiếu nhi có mặt khá đông, bạn có thể cân nhắc tổ chức trò kéo co để khuấy động không khí. Các bé sẽ được chia thành hai đội với số lượng thành viên bằng nhau. Mỗi đội nắm một đầu dây thừng, lưu ý ở giữa sợi dây cần được buộc một miếng vải để đánh dấu vạch cân bằng. 

Khi tiếng còi vang lên, cả hai đội sẽ dùng sức kéo mạnh sợi dây về phía mình. Đội nào kéo miếng vải vượt qua vạch nhiều hơn hoặc buộc đội kia phải bước qua vạch trước thì sẽ giành chiến thắng. 

Kéo co là một trò chơi tập thể thú vị, giúp nâng cao tinh thần đoàn kết - Nguồn: Internet
Kéo co là một trò chơi tập thể thú vị, giúp nâng cao tinh thần đoàn kết – Nguồn: Internet

4. Úp lá khoai

Nếu bạn không có không gian rộng rãi để tổ chức những trò chơi vận động thì có thể lựa chọn trò úp lá khoai. Khi bắt đầu trò chơi, các bé sẽ ngồi thành vòng tròn xung quanh người quản trò và úp hai bàn tay xuống đất. Khi người quản trò nói “Úp lá khoai”, các bé sẽ lật ngửa bàn tay lên. Sau đó, người quản trò sẽ vừa hát bài đồng dao vừa chỉ vào bàn tay của từng bé theo thứ tự lần lượt. Cụ thể lời bài đồng dao như sau:

“Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà, úi da!”

Khi bài đồng dao kết thúc, tay của người quản trò dừng ở vị trí của bạn nào thì bạn đó sẽ phải nhận một hình phạt nho nhỏ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ con lân Trung Thu đơn giản cho bé

5. Rồng rắn lên mây

Đây là một trò chơi phù hợp cho nhóm từ 5 bé trở lên, trong đó sẽ có một bé đóng vai “ông chủ” ngồi yên một chỗ. Các bé còn lại sẽ nối đuôi nhau thành một hàng, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có ông chủ ở nhà không?” rồi dừng lại trước mặt ông chủ. 

Lúc này, ông chủ sẽ trả lời “có” hoặc “không”. Nếu câu trả lời là “không”, các bé sẽ tiếp tục đi và lặp lại câu hát trên. Nếu ông chủ trả lời “có”, các bé sẽ hỏi tiếp: “Ông xin khúc nào?” rồi chờ ông chủ lựa chọn khúc đầu, khúc giữa hoặc khúc đuôi. Sau đó, cả nhóm sẽ đồng thanh: “Tha hồ mà đuổi”. Ngay lập tức, ông chủ phải cố gắng chạm được vào “khúc người” mà mình đã xin. Nếu ông chủ bắt người thành công, người bị bắt sẽ phải chịu một hình phạt nhỏ. Thế nên, bé đứng đầu hàng cần lưu ý dang tay bảo vệ những bạn đứng sau lưng mình, đồng thời các bé trong hàng cần di chuyển linh hoạt để ông chủ không thể bắt người.

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho các bé thiếu nhi - Nguồn: Internet
Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho các bé thiếu nhi – Nguồn: Internet

6. Nhảy vòng

Bạn có thể sắp xếp các vòng theo một đường thẳng hoặc rải vòng ngẫu nhiên trên mặt đất. Các bé sẽ đứng xếp hàng và lần lượt nhảy vào từng vòng. Nếu bé nào vô tình chạm vào thành vòng thì sẽ bị loại.

Để trò chơi thêm phần hấp dẫn, bạn có thể treo giải thưởng như đèn lồng hoặc các loại bánh kẹo để các bé cảm thấy hào hứng và phấn đấu giành chiến thắng.

Xem thêm: Bật mí những ý tưởng trang trí bảng Trung Thu sáng tạo, thu hút

Nhảy vòng - Một trò chơi Trung Thu thú vị cho trẻ mầm non - Nguồn: Internet
Nhảy vòng – Một trò chơi Trung Thu thú vị cho trẻ mầm non – Nguồn: Internet

7. Múa lân

Một trong những trò chơi dân gian được các bé mong chờ nhất mỗi dịp Trung Thu chính là múa lân. Không chỉ góp phần tạo nên bầu không khí tươi vui cho đêm rằm tháng Tám, múa lân còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và đón nhận những điều tốt lành. 

Để các bé có thể trình diễn một màn múa lân hấp dẫn, cha mẹ hoặc thầy cô nên chuẩn bị một số vật dụng như trống, mặt nạ lân, ông Địa và thần Tài. Đồng thời, đừng quên hướng dẫn trẻ cách phối hợp với nhau cũng như cách thực hiện các động tác múa lân theo nhịp trống. 

Các bé thiếu nhi rất hứng thú với tiếng trống rộn ràng và những bước đi uyển chuyển của tiết mục múa lân - Nguồn: Internet
Các bé thiếu nhi rất hứng thú với tiếng trống rộn ràng và những bước đi uyển chuyển của tiết mục múa lân – Nguồn: Internet

8. Rước đèn ông sao

Đây là hoạt động thường diễn ra vào buổi chiều tối, lúc này các bé sẽ cầm trên tay những chiếc đèn lồng xinh xắn và nối đuôi nhau đi vòng quanh xóm làng hoặc trong sân nhà, sân trường. Để không khí thêm rộn ràng, các bé sẽ vừa đi vừa hát những ca khúc thiếu nhi liên quan đến Trung Thu.

Bên cạnh đèn ông sao truyền thống, các bé cũng có thể chuẩn bị đa dạng loại đèn lồng với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau như đèn ông sư, đèn bươm bướm, đèn hình con thỏ,… Càng nhiều đèn lồng sẽ càng giúp cho đêm hội Trung Thu trở nên lung linh và rực rỡ hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thơm ngon chuẩn vị

Hoạt động rước đèn ông sao vào đêm Trung Thu - Nguồn: Internet
Hoạt động rước đèn ông sao vào đêm Trung Thu – Nguồn: Internet

9. Keng trái cây

Nếu bạn cần tổ chức trò chơi cho nhóm khoảng 10 bé trở lên thì có thể tham khảo trò keng trái cây. Trước tiên, hãy chọn ra một bé làm người “bị”. Em ấy sẽ đuổi bắt các bạn còn lại và ai bị chạm vào thì sẽ trở thành người thay thế. Để tránh bị bắt, người chơi phải hô tên một loại trái cây bằng tiếng Việt và đứng yên bất động, giữ nguyên tư thế. Người chơi chỉ được di chuyển khi có bạn khác đến cứu.

10. Chơi trốn tìm

Trốn tìm là một trò chơi quá đỗi quen thuộc với các bé thiếu nhi nên nếu được tổ chức vào đêm Trung Thu, chắc hẳn sẽ được các bé hưởng ứng rất nhiệt tình. Với trò chơi này, bạn cần chọn ra một bé làm người đi tìm trong khi các bé khác đi trốn. 

Người đi tìm sẽ cần nhắm mắt và đếm đến một con số được quy định từ trước để chờ các bé khác ẩn nấp. Khi đếm xong, bé ấy sẽ bắt đầu đi tìm các bạn. Trò chơi diễn ra cho đến khi tất cả các bé đều được tìm thấy. Tuy nhiên, ai bị tìm thấy đầu tiên sẽ phải trở thành người đi tìm trong lượt chơi sau.

Xem thêm: 99+ mẫu background trung thu đẹp và độc đáo 2023

Chơi trốn tìm góp phần giúp bầu không khí đêm Trung Thu thêm vui nhộn - Nguồn: Internet
Chơi trốn tìm góp phần giúp bầu không khí đêm Trung Thu thêm vui nhộn – Nguồn: Internet

11. Mèo đuổi chuột

Các bé sẽ được chia thành 3 nhóm gồm một bạn làm mèo, một vài bạn làm chuột và các bạn còn lại sẽ bắt cặp để làm hang chuột. Lưu ý, tùy theo số lượng thực tế mà bạn có thể cân đối số hang chuột phù hợp với số lượng chuột nhé.

Khi trò chơi bắt đầu, các bé sẽ cùng nhau đi vòng tròn và hát một bài. Khi bài hát kết thúc, mèo bắt đầu đuổi chuột. Các bạn chuột phải nhanh chóng chạy vào hang để tránh bị bắt. Nếu bạn nào bị mèo bắt được, sẽ phải đổi vai để làm mèo hoặc chịu một hình phạt nho nhỏ.

Gợi ý trò chơi mèo đuổi chuột dành cho các bé thiếu nhi tham gia vào đêm Trung Thu - Nguồn: Internet
Gợi ý trò chơi mèo đuổi chuột dành cho các bé thiếu nhi tham gia vào đêm Trung Thu – Nguồn: Internet

12. Đi tàu hỏa

Các bé sẽ xếp hàng và đặt tay lên vai nhau, tạo thành một toa xe lửa như tên gọi của trò chơi. Khi người quản trò hô “Xe lên dốc”, các bé phải nhón chân lên, còn khi hô “Xe xuống dốc”, các bé cần di chuyển bằng gót chân. Bé nào không kịp làm theo hiệu lệnh sẽ phải rời khỏi hàng. Để tăng phần kịch tính và vui nhộn cho trò này, người quản trò nên thay đổi hiệu lệnh liên tục.

Xem thêm: Hướng dẫn bé làm đèn Trung Thu chi tiết và đẹp mắt

Tham khảo trò chơi đi tàu hỏa để tổ chức vào dịp Trung Thu sắp đến - Nguồn: Internet
Tham khảo trò chơi đi tàu hỏa để tổ chức vào dịp Trung Thu sắp đến – Nguồn: Internet

13. Chuột nhử mèo

Đây là một trò chơi dân gian Trung Thu phù hợp dành cho nhóm từ 6 – 7 bé trở lên. Bạn cần chọn ra một bé làm chuột và các bé còn lại làm mèo. Nhóm các bé làm mèo sẽ ngồi thành vòng tròn, quay mặt vào tâm và đặt tay ra phía sau. Bé làm chuột cầm một chiếc khăn chạy quanh vòng tròn và lén lút thả khăn sau lưng một con mèo bất kỳ. 

Nếu mèo phát hiện, mèo sẽ cầm khăn và đuổi chuột theo vòng tròn. Lúc này, nếu chuột nhanh chóng chạy về chỗ mèo bỏ lại, ngồi xuống thì sẽ không bị bắt và được trở thành mèo. Còn nếu bị bắt thì sẽ tiếp tục làm chuột.

Trong trường hợp, sau khi chuột thả khăn và chạy hết một vòng nhưng mèo vẫn không phát hiện thì con mèo đó sẽ thua và phải thế chỗ cho chuột.

14. Câu ếch

Để tổ chức cho các bé chơi trò này, bạn cần vẽ một vòng tròn làm ao và chuẩn bị cần câu cho bé từ một cái que và một sợi dây được buộc một mảnh giấy nhỏ ở đầu xem như lưỡi câu. Hãy cho các bé oẳn tù tì để chọn ra người đi câu, còn các bé khác sẽ đứng trong vòng tròn làm ếch. Khi trò chơi bắt đầu, mọi người sẽ cùng hát bài đồng dao sau đây: 

“Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp”

Các bé đóng vai ếch phải vừa hát vừa nhảy nhót lung tung trong vòng tròn. Nhân lúc người đi câu lơ là, các bé có thể nhảy ra khỏi vòng tròn để lên bờ. Nhưng khi lên bờ, nếu bị quăng cần câu trúng thì sẽ bị bắt và chịu phạt. Ngược lại, về phía người đi câu, nếu trong khoảng thời gian quy định mà không bắt được chú ếch nào thì sẽ bị phạt.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tranh vẽ Trung thu đơn giản và những bộ tranh Trung thu đẹp nhất

Tổ chức trò chơi câu ếch cho các bé thiếu nhi dịp Trung Thu - Nguồn: Internet
Tổ chức trò chơi câu ếch cho các bé thiếu nhi dịp Trung Thu – Nguồn: Internet

15. Thi múa hát

Văn nghệ là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Trung Thu. Thầy cô hoặc phụ huynh có thể tổ chức cuộc thi văn nghệ để các bé có thể thỏa sức biểu diễn các bài hát về Trung Thu hoặc thể hiện tài năng nhảy múa của mình ở trường hoặc trong khu phố. Sau đó, đừng quên khích lệ tinh thần các bé bằng những phần quà hấp dẫn nhé!

Các cuộc thi múa hát rất được các bé thiếu nhi hưởng ứng mỗi dịp Trung Thu - Nguồn: Internet
Các cuộc thi múa hát rất được các bé thiếu nhi hưởng ứng mỗi dịp Trung Thu – Nguồn: Internet

16. Truy tìm báu vật

Trong trò truy tìm báu vật, các bé sẽ được chia thành những nhóm nhỏ và cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ hoặc giải đố để thu thập manh mối. Sau khi có đủ các manh mối, các bé sẽ xâu chuỗi chúng để tìm ra địa điểm cất giữ kho báu, đội nào tìm ra trước thì sẽ thắng cuộc và có được phần thưởng.

Xem thêm: 50+ Mẫu trang trí bảng Trung thu độc đáo và ấn tượng nhất

Trò chơi truy tìm báu vật vừa vui vừa kích thích khả năng suy luận của các bé - Nguồn: Internet
Trò chơi truy tìm báu vật vừa vui vừa kích thích khả năng suy luận của các bé – Nguồn: Internet

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm hãy tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng lao động phổ thông đang được tuyển dụng tại Muaban.net

BỔ SUNG THÊM NHÂN VIÊN PHỤ KHO VÀ  TẠP VỤ DỊP TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP 7 NHÂN VIÊN LĐPT LÀM VIỆC TẠI TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển dụng trực tiếp đi làm ngay
2
  • Hôm nay
  • Quận Ba Đình, Hà Nội
🧧🧧🧧TẾT TỚI CẦN TUYỂN NHÂN  VIÊN ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
📣CUỐI NĂM HÀNG NHIỀU CẦN GẤP LĐPT BÁN HÀNG - PHỤ KHO - TẠP VỤ
2
Bổ sung gấp 5 nhân viên bán hàng tại chi nhánh mới
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CUỐI NĂM TUYỂN CÁC CHỊ LỚN TUỔI BÁN THỜI GIAN VÀ LÂU DÀI
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tuyển Dụng NV BÁN HÀNG TẾT ( Phỏng Vấn Nhận Việc Ngay )
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Gói Hàng , Đóng Hàng , Gói Quà Làm Việc Dịp Tết
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cần người làm gấp ( ưu tiên trung niên)
2
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
🧧 TẾT! TẾT! TẾT! BỔ SUNG GẤP NHÂN SỰ LÀM VIỆC TẠI CỬA HÀNG HCM🧧
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
🍀🍀QUẬN 6 TUYỂN 05 LĐPT PHỤ LÀM VIỆC TẠI CỬA HÀNG
2
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cuối năm cửa hàng cần bổ sung thêm LĐPT làm gấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TẾT CẦN TUYỂN 4 BẠN BÁN HÀNG, SOẠN HÀNG, ĐÓNG GÓI VÀ TẠP VỤ
1
Cần người giúp việc dọn dẹp văn phòng
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

II. Các trò chơi độc đáo vui nhộn tại văn phòng

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần đến những trò chơi để tạo không khí vui tươi và gắn kết hơn vào dịp Trung Thu. Hãy cùng Muaban.net khám phá một số trò chơi Trung Thu cho người lớn vô cùng thú vị ngay sau đây nhé!

1. Ăn bánh đoán vị

Khi tham gia trò ăn bánh đoán vị, người chơi sẽ được bịt mắt và lần lượt ăn các loại bánh khác nhau. Sau đó, người chơi phải đoán chính xác tên loại bánh đó là gì. Người nào đoán đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc và nhận thưởng.

Lưu ý, do tổ chức vào dịp lễ Trung Thu, bạn có thể ưu tiên chọn đa dạng vị bánh Trung Thu như đậu xanh, thập cẩm, khoai môn, sữa dừa,… để mọi người vừa chơi vừa thưởng bánh cũng rất hấp dẫn và ý nghĩa.

Một trò chơi vô cùng kích thích vị giác - Nguồn: Internet
Một trò chơi vô cùng kích thích vị giác – Nguồn: Internet

2. Tam sao thất bản

Trò chơi sẽ gồm 2 hoặc nhiều đội, mỗi đội có từ 4 đến 6 người. Các thành viên đều được đeo tai nghe bật nhạc thật to để không nghe rõ xung quanh. Quản trò sẽ đọc từ khóa, đó có thể là một cụm từ, câu ca dao hoặc tục ngữ, thường dễ gây nhầm lẫn trong cách phát âm.

Nhiệm vụ của mỗi đội là truyền tai nhau từ khóa đó mà không được tháo tai nghe và cũng không dùng hành động để diễn tả. Với mỗi từ khóa, nếu thành viên cuối cùng hô to chính xác đáp án thì được tính điểm. Mỗi đội sẽ chơi trong khoảng 5 phút, đội nào ghi nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

3. Bịt mắt đập bóng

Để chuẩn bị cho trò chơi này, bạn cần treo một quả bóng bay lên trần nhà hoặc đặt ở vị trí nào đó vừa tầm với. Sau đó, hãy cho những người chơi bắt cặp, mỗi lượt sẽ có hai cặp thi đấu với nhau. Một người sẽ cõng người còn lại, người cõng bị bịt mắt và phải di chuyển theo hướng dẫn của người được cõng để tìm đến vị trí quả bóng. Cặp nào đến và đập vỡ quả bóng trước sẽ chiến thắng.

Xem thêm: Tổng hợp ảnh Tết Trung thu Việt Nam ấn tượng và ý nghĩa 2023

Trò chơi bịt mắt đập bóng có thể được biến tấu thành nhiều cách chơi khác nhau - Nguồn: Internet
Trò chơi bịt mắt đập bóng có thể được biến tấu thành nhiều cách chơi khác nhau – Nguồn: Internet

4. Tâm đầu ý hợp

Đây là một trò chơi đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên. Mỗi đội sẽ cử ra một người mô tả từ khóa bằng cử chỉ hoặc lời nói để những thành viên còn lại có thể đoán chính xác từ khóa đó. Đội nào đoán được nhiều đáp án đúng nhất trong thời gian quy định sẽ giành chiến thắng.

5. Thổi tắt nến

Để tổ chức trò thổi tắt nến, bạn cần chuẩn bị một không gian kín gió và hai chiếc bàn dài đủ để xếp khoảng 20 ngọn nến thẳng hàng trên mỗi bàn. Sau đó, chia người chơi thành các đội với số lượng thành viên bằng nhau. 

Mỗi lượt chơi kéo dài từ 30 giây đến 1 phút và sẽ có 2 đội thực hiện, từng thành viên của mỗi đội lần lượt đứng trước chiếc bàn được chỉ định, đúng vạch kẻ và dùng sức thổi để tắt nến. Đội nào có tổng số nến được thổi tắt nhiều hơn sẽ thắng. Trò chơi tiếp tục cho đến khi tìm ra đội chiến thắng chung cuộc.

6. Tranh ghế

Với trò chơi này, tùy theo từng vòng, ban tổ chức cần linh hoạt sắp xếp số lượng ghế ít hơn số người chơi, ít nhất là 1 ghế. Ví dụ như có 5 người chơi thì chỉ chuẩn bị nhiều nhất là 4 ghế.

Cách chơi rất đơn giản, những người chơi sẽ di chuyển thành vòng tròn xung quanh khu vực có ghế. Khi quản trò hô khẩu lệnh hoặc nhạc dừng, mọi người cần nhanh chóng ngồi vào ghế, ai không tìm được chỗ ngồi sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục, giảm dần số ghế qua từng vòng cho đến khi tìm được người chiến thắng cuối cùng.

Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản năm 2023

Trò chơi tranh ghế thường xuyên  được tổ chức ở những buổi giao lưu tập thể - Nguồn: Internet
Trò chơi tranh ghế thường xuyên  được tổ chức ở những buổi giao lưu tập thể – Nguồn: Internet

III. 3 điều cần lưu ý trong quá trình tổ chức trò chơi Trung Thu

Khi tổ chức các trò chơi trong dịp Trung Thu, có một số yếu tố quan trọng mà ban tổ chức cần lưu ý để đảm bảo sự thành công của sự kiện. Những yếu tố này không chỉ giúp trò chơi diễn ra suôn sẻ mà còn đảm bảo rằng mọi người tham gia đều cảm thấy vui vẻ và an toàn.

1. Xác định đối tượng

Điều đầu tiên cần lưu ý là xác định rõ đối tượng tham gia. Trò chơi cần phù hợp với độ tuổi, sở thích và khả năng của người chơi. Điều này giúp tạo nên trải nghiệm thú vị và ý nghĩa hơn cho mọi người trong ngày lễ đặc biệt này.

2. Địa điểm tổ chức

Lựa chọn địa điểm tổ chức cũng là yếu tố then chốt quyết định sự thành – bại của một sự kiện trò chơi. Bạn nên ưu tiên chọn những địa điểm phù hợp với số lượng người tham gia và thể loại trò chơi mà bạn định tổ chức. Chẳng hạn như xem xét về độ thoáng mát, quy mô diện tích, điều kiện ánh sáng xung quanh,…

3. Đảm bảo sự an toàn

Cuối cùng, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu khi tổ chức bất kỳ sự kiện nào. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị, dụng cụ cũng như không gian xung quanh để hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn cũng cần có đội ngũ giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình diễn ra trò chơi để kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh.

Một số lưu ý khi tổ chức các trò chơi Trung Thu - Nguồn: Internet
Một số lưu ý khi tổ chức các trò chơi Trung Thu – Nguồn: Internet

Lời kết

Qua bài viết trên đây, Muaban.net đã tổng hợp đến bạn một số trò chơi Trung Thu hết sức vui nhộn và thú vị. Hy vọng qua đó, bạn có thể lựa chọn được những trò chơi độc đáo phù hợp để tổ chức cho gia đình, lớp học hoặc công ty dịp Tết Trung Thu sắp đến.

Bên cạnh những thông tin liên quan đến Tết Trung Thu, bạn cũng có thể cập nhật nhiều bài viết hay ho thuộc nhiều lĩnh vực khác tại Muaban.net như bất động sản, tìm việc làm, phong thủy, công nghệ,… 

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyễn Ngọc Anh Thy
Xin chào, mình là Thy Nguyễn - một Freelance Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm. Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc nhiều bài viết hữu ích và thú vị thông qua các chuyên mục tại Muaban.net.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ