Việt Nam hiện nay đang là đất nước thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Để duy trì tốc độ phát triển bền vững, đáp ứng đủ nguồn cầu từ thị trường thì khu công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có biết ở nước ta có bao nhiêu khu công nghiệp không? Tỉnh nào nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam? Cùng Mua Bán xem bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
I. Tổng quan tình hình các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Dựa trên báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư tại Việt Nam hiện có đến 563 khu công nghiệp (KCN) nằm ở nhiều tỉnh thành.
Trong đó có:
- 397 KCN được thành lập
- 292 KCN được đưa vào hoạt động chính thức với tổng diện tích lên đến 87.100ha đất nông nghiệp và 58.700ha đất công nghiệp
- 106 KCN đang được xây dựng với tổng 35.700 ha đất nông nghiệp và 23.800 đất công nghiệp.
Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại Việt Nam đã đạt đến hơn 80%. Riêng khu vực miền Nam như TP.HCM, Bình Dương có tỷ lệ KCN được lấp đầy đạt 100%
II. Tỉnh nào nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam?
Theo các số liệu thống kê của VARS – Hiệp hội môi giới Bất Động Sản Việt Nam, khu vực miền Nam được phân bổ nhiều KCN nhất, trong đó Đồng Nai là tỉnh đứng đầu về số lượng.
Đồng Nai hiện đang có đến 32 KCN đang hoạt động chính thức với tổng diện tích chiếm hơn 10.000ha với tỷ lệ lấp đầy đạt 86%. Đồng Nai tuy không phải là một khu vực mới nổi nhưng luôn là nơi tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài.
Đồng Nai là nơi khởi đầu của ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Với dự án cảng hàng không Long Thành, Đồng Nai hứa hẹn trong tương lai sẽ là nơi điều phối hàng hóa trọng điểm tại khu vực miền Nam.
Đừng bỏ lỡ: Danh sách các tỉnh miền Bắc Việt Nam và bản đồ chi tiết nhất
Một số khu công nghiệp nổi trội tại tỉnh Đồng Nai:
KCN Ông Kèo
KCN Ông Kèo nằm tại thành phố Nhơn Trạch gần sát với TP.HCM. Đây là khu có địa thế về giao thông đường thủy, dễ dàng di chuyển hàng hóa công nghiệp, dịch vụ có sử dụng bến cảng.
- Quy mô diện tích: 823.45 ha
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Tín Nghĩa
- Năm thành lập: 2008
- Vị trí tọa lạc: Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
- Ngành công nghiệp sản xuất: Thương mại, dịch vụ, sửa chữa tàu, dầu khí, vật liệu xây dựng,…
KCN Nhơn Trạch III
Nhơn Trạch III là một khu công nghiệp có lợi thế về vị trí với độ cao 28m so với mặt biển, nền đất cứng chịu được lực nén cao lên đến 25 tấn/m. Chính vì ưu điểm này mà KCN Nhơn Trạch III rất thích hợp để sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, các khu công nghệ cao tiết kiệm được chi phí và thời gian.
- Quy mô diện tích: 697.49 ha
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Tín Nghĩa
- Năm thành lập: 1997
- Vị trí tọa lạc: Xã Hiệp Phước và Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
- Ngành công nghiệp sản xuất: Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghệ cao,…
KCN Lộc An – Bình Sơn
Tuy là KCN mới xây dựng nhưng lại có tỉ lệ lấp đầy cao đến 73,95%. Khu công nghiệp được bố trí phía Đông Nam thành phố Biên Hòa đi theo hướng QL 51 và dễ dàng di chuyển đến các vùng trung tâm như TP.HCM, Vũng Tàu. Nhờ vào vị trí thuận lợi này mà Lộc An – Bình Sơn thu hút rất nhiều nguồn lực trình độ cao đến làm việc.
- Quy mô diện tích: 497.77 ha
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển V.R.G Long Thành
- Năm thành lập: 2010
- Vị trí tọa lạc: Khu số 13, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Ngành công nghiệp sản xuất: may mặc, gỗ, giày dép, vật tư thiết bị nông nghiệp, bột mì, gạo, nếp, mì ăn liền,…
KCN Bàu Xéo
KCN Bàu Xéo là một trong 4 dự án tại Đồng Nai có tốc độ phát triển nhanh. Đến nay, tại Bàu Xéo đã có 27 dự án của các nhà đầu tư ký hợp đồng thuê đất với tổng vốn lến đến 400 tỷ đồng, Bàu Xéo đã đạt tỷ lệ lắp đầy đến 90% và không ngừng tăng trưởng trong tương lai.
- Quy mô diện tích: 499.8 ha
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thống Nhất
- Năm thành lập: 2006
- Vị trí tọa lạc: tại 4 Xã Sông Trầu, Tây Hòa, Đồi 61, Trảng Bom. Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
- Ngành công nghiệp sản xuất: vải dệt, đồ điện, đồ dân dụng, sắt, thép, gang, sản xuất phân bón, nhựa plastic, kim loại,…
KCN Amata
Amata có vốn đầu tư lên đến 1,9 tỷ là một khu công nghiệp có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu việc làm đến 60.000 nhân viên. Amata ban đầu được thành lập từ liên doanh của hai nhà thầu uy tín là Công ty Sonadezi và Amata Corp. Public Thái Lan.
- Quy mô diện tích: 513.01 ha
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Đô Thị Amata Biên Hòa
- Năm thành lập: 1994
- Vị trí tọa lạc: Phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Ngành công nghiệp sản xuất: Điện lực, nhựa, bao bì, cơ khí,…
III. Các tỉnh thành phía Nam có nhiều KCN nhất hiện nay
Tại khu vực miền Nam hiện nay còn có các tỉnh thành tập trung nhiều KCN lớn như Bình Dương, Long An, TPHCM. Cụ thể:
1. Bình Dương
Bình Dương hiện là tỉnh có diện tích KCN lớn nhất cả nước với tổng diện tích lên đến 12.721ha. Tính đến cuối năm 2023, Bình Dương đã có đến 31 KCN chiếm ¼ diện tích toàn miền Nam và 13% diện tích KCN tại Việt Nam.
Bên cạnh diện tích rộng lớn, Bình Dương cũng có lượng nhân lực cực kỳ dồi dào và trình độ cao. Chính nhờ đó mà Bình Dương trở thành tỉnh có nhiều đóng góp cho nền phát triển kinh tế tại khu vực miền Nam, sở hữu các khu công nghiệp trọng điểm như Sóng Thần 1, 2, 3, KCN Việt Hương, KCN Mỹ Phước, KCN VSIP, KCN Đồng An,…
2. TP Hồ Chí Minh
TPHCM ngoài việc là khu vực kinh tế lớn nhất nhì đất nước thì nơi đây cũng lọt “top” có nhiều KCN nhất cả nước. Tính đến nay, TPHCM đã sở hữu 19 KCN hoạt động đa dạng lĩnh vực, mạnh mẽ nhất là về sản xuất và chế tạo.
Vào tháng 5/2023, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã đề xuất bổ sung thêm KCN Phạm Văn Hai I, II vào quy hoạch phát triển và được phó Thủ Tướng Lê Minh Khái phê duyệt. Quy mô của 2 KCN này lên đến gần 700ha, ngoài ra tại TPHCM còn có các KCN lớn khác như KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân, KCN Hiệp Phước, KCN Tây Bắc Củ Chi, khu chế xuất Tân Thuận,…
3. Long An
Đây là một tỉnh có nền kinh tế phát triển bền vững và đang có đà bùng nổ trong những năm gần đây. Long An có vị thế khá thuận lợi khi giáp ranh nhiều quận huyện ở TPHCM, là cầu nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tại Long An đã có đến 18 KCN đi vào hoạt động sản xuất với đa lĩnh vực. Định hướng phát triển của tỉnh Long An là đến năm 2030 sẽ có thêm 17 KCN được thành lập với tổng diện tích 3.200 ha. Long An có tỷ lệ lắp đầy đạt 65,2% mở rộng nhiều cơ hội cho người lao động đến sinh sống và làm việc.
Các khu công nghiệp nổi bật tại tỉnh Long An gồm KCN Phú An Thạnh, KCN Xuyên Á, KCN Thuận Đạo, KCN Đức Hòa,…
IV. Một số tỉnh thành miền Bắc tập trung nhiều KCN nhất
Tại miền Bắc, một số tỉnh thành tập trung nhiều KCN có sự đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước nhà cụ thể như:
1. Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng lại là nơi tập trung nhiều KCN nhất ở khu vực miền Bắc. Theo thống kê đến hiện tại, tỉnh Bắc Ninh đã có 15 KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra còn có một khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp quy mô lớn.
Diện tích KCN tại tỉnh Bắc Ninh chiếm 6.857ha khoảng 8% diện tích của khu vực. Hạ tầng tại các KCN đều được đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại, giao thông thuận tiện cùng hệ thống cấp nước và xử lý nước thải tân tiến bậc nhất. Nhờ những điều kiện này mà Bắc Ninh đã trở thành tỉnh thành có sản lượng và giá trị hàng hóa sản xuất nằm ở top đầu cả nước.
2. Hải Phòng
Đứng sau Bắc Ninh là Hải Phòng, tỉnh có 14 KCN sản xuất đa dạng lĩnh vực và các cụm công nghiệp lớn khác. Diện tích các KCN ở đây lên đến 7.000ha, thu hút số lượng dự án đầu tư và tạo hơn 300.000 cơ hội việc làm cho người lao động.
Các KCN tại Hải Phòng được xây dựng hệ thống hạ tầng hiện đại, mang đến môi trường kinh doanh nhiều tiềm năng cho nhà đầu tư. Một số KCN nổi bật gồm KCN Đình Vũ – Cát Hải, KCN Nomura – Hải Phòng, KCN Nam Cầu Kiền, KCN, VSIP Hải Phòng,…
3. Hải Dương
Nơi đây tập trung đến 9 KCN đã đi vào hoạt động chính thức, 2 KCN đang xây dựng, 6 KCN đang dần hoàn thiện thủ tục hành chính trước khi khởi công xây dựng.
Hải Dương là khu vực kết nối kinh tế với vùng Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Bắc. Chính vì thế Hải Dương rất thuận lợi về mặt vận chuyển hàng hoá với tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Song song đó Hải Dương cũng là vị trí gần cảng biển quốc tế nên tạo điều kiện thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa hơn nữa.
Tại Hải Dương có một số khu nghiệp nổi bật như KCN Đông Hòa, KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền,…
4. Hưng Yên
Hưng Yên là tỉnh có quỹ đất dự kiến phát triển khu công nghiệp lớn nhất cả nước. Tính đến thời điểm này, Hưng Yên có đến 17 KCN trong đó 9 khu công nghiệp phát triển theo trục Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với quy mô 4.395ha.
Sản phẩm công nghiệp Hưng Yên rất đa dạng như dệt may, giày da, ô tô, xe máy, đồ điện tử, thép xây dựng, cơ khí,… có hơn 211 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký xây dựng 515 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 6099,5 triệu USD tạo ra hơn 60.000 cơ hội việc làm cho người lao động. Hưng Yên có các khu công nghiệp tiêu biểu như KCN Thăng Long II, KCN Yên Mỹ, KCN Phố Nối,…
V. Các tỉnh thành có nhiều KCN nhất khu vực miền Trung
Một số tỉnh thành có nhiều KCN nhất tại khu vực miền Trung có thể kể đến như:
1. Quảng Nam
Đứng đầu về số lượng KCN tại miền Trung chính là tỉnh Quảng Nam với 9 KCN chính thức đi vào hoạt động. Quảng Nam không ngừng mở rộng quy mô sản xuất bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thêm KCN. Một số lĩnh vực sản xuất mạnh mẽ tại đây như công nghiệp điện, dệt may, cơ khí,…
Quảng Nam đã tạo hơn 20.000 cơ hội việc làm cho người lao động được làm việc tại các khu công nghiệp tiêu biểu như KCN Điện Nam – Điện Ngọc, KCN Bắc Chu Lai, KCN Thuận Yên, KCN Tam Thăng,…
2. Bình Định
Tỉnh Bình Định hiện sở hữu 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức với diện tích hơn 2.850 ha. Các KCN lớn đứng đầu về quy mô tại Bình Định có thể kể đến là KCN Gò Găng, KCN Nhơn Hòa, KCN Phú Tài,… Tại đây cũng sản xuất đa dạng lĩnh vực như điện tử, vật liệu xây dựng, thép, công nghiệp năng lượng. Ngày nay, Bình Định đã khẳng định vị thế của mình trong vai trò phát triển nền kinh tế nước nhà, trở thành điểm sảng thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tại khu vực miền Trung.
3. Đà Nẵng
Ngoài việc được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhì nước ta thì Đà Nẵng cùng nằm trong top danh sách về tỉnh nào nhiều KCN nhất tại miền Trung. Đà Nẵng hiện nay có đến 6 KCN chính thức hoạt động gồm KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Cầm.
Quy mô KCN tại Đà Nẵng lên đến 1.160 ha với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều máy móc kỹ thuật tân tiến và là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực có trình độ cao đến làm việc. Trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay đã có hơn 489 dự án được đầu tư xây dựng trong đó có 128 dự án là nguồn vốn từ nước ngoài. Những dự án này đã đem lại gần 80.000 cơ hội việc làm cho người lao động tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho tỉnh Đà Nẵng.
Qua bài viết vừa rồi, Mua Bán đã cùng bạn tìm hiểu về tỉnh nào nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam và hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên ghé thăm trang Muaban.net thường xuyên để cập nhật nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhé!
Đừng bỏ lỡ
- Miền Nam có bao nhiêu tỉnh? Đặc điểm và bản đồ chi tiết của mỗi tỉnh
- Danh sách các tỉnh miền Tây cập nhật mới nhất 2024
- Công Nghiệp Hóa Là Gì? Đặc Điểm, Mục Tiêu Công Nghiệp Hóa Tại Việt Nam