Nhắc đến phong cách kiến trúc của những vùng Trung và Tây Âu thì không thể bỏ qua kiến trúc Roman. Với vẻ đẹp uy nghi và tráng lệ, kiến trúc của đế chế trời Tây này vẫn được ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay. Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những công trình tiêu biểu và đặc sắc theo lối kiến trúc này. Hãy cùng Mua bán tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa cũng như những công trình tiêu biểu của kiến trúc Roman là gì bạn nhé!
Kiến trúc Roman là gì? Ý nghĩa lịch sử gắn liền với tên gọi
Lối kiến trúc Roman hay còn gọi là kiến trúc Romanesque. Đây là cái tên bắt nguồn từ tiếng La Tinh dịch ra là La Mã cổ đại. Roman ở đây ý nói đến sự phồn thịnh, vững chãi của thành trì đế chế La Mã. Ra đời từ thế kỷ 11, nó chính là tổng hợp của nhiều phong cách kiến trúc đến từ các nước Ý, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ….Thiết kế quen thuộc tạo nên điểm nhấn cho lối kiến trúc này. Đó là mái vòm và các khối cột được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Mặc dù ảnh hưởng theo phong cách kiến trúc La Mã. Nhưng kiến trúc Roman của người đương thời vẫn còn mang nhiều nét thô sơ về quy mô lẫn hình thức, kém xa so với trình độ của người La Mã cổ đại. Rất có thể là do trải qua quá trình sa sút vì chiến tranh để lại nên vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.
Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Roman
Là một trong những công trình to lớn nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Kiến trúc Roman đã phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử để khẳng định sự mạnh mẽ và phồn thịnh như bây giờ.
Giai đoạn đế chế La Mã sụp đổ từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9. Nhiều nhà nước Đông và Tây Âu bước vào thời kỳ đen tối. Nền kinh tế lúc này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó việc xây dựng và phát triển các công trình kiến trúc trong thời này cũng bị ảnh hưởng theo.
Đến thế kỷ 10,11, 12 chiến tranh chấm dứt, nền kinh tế một số nước trên đà ổn định và phục hồi trở lại. Lúc này các công trình cũ cũng dần được cải thiện thành đô thị mới. Bên cạnh đó, nhờ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo trong thời kỳ này. Nên các nhà thờ cũng dần được xây dựng nhiều hơn. Các công trình kiến trúc La Mã lúc này nhộn nhịp và phồn vinh hẳn lên. Người dân đã biết cách tự xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch đá chắc chắn.
Đây cũng chính là bước đệm để kiến trúc Roman xuất hiện với những điểm nhấn đặc sắc hơn. Sự phát triển mạnh mẽ trở lại đã phần nào giúp cho kiến trúc này hình thành và tạo nên nhiều công trình tiêu biểu, kỳ công. Các nhà thờ, lâu đài hay tu viện chính là biểu tượng đặc trưng cho lối kiến trúc này.
Đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc Roman qua từng loại hình
Ở mỗi giai đoạn, kiến trúc Roman sẽ mang một phong cách và nét đẹp riêng. Góp phần tạo nên dấu ấn sâu sắc của lối kiến trúc thừa hưởng tinh hóa văn hóa La Mã cổ đại. Các đặc điểm ấy cụ thể như sau:
Đặc điểm kiến trúc Roman ở các nhà thờ tôn giáo
Bắt nguồn từ mô hình basilica thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên cấu tạo và chức năng của nhà thờ Roman đã thay đổi khá nhiều. Những nhà thờ theo phong cách kiến trúc Roman thường ít gian, nhà 3 nhịp và có một phần cao ở giữa. Các mặt bằng thường được kéo rộng nhiều gian, chiều dài lớn gấp nhiều lần so với chiều ngang. Phần sảnh được biến hóa phức tạp, kết thúc là một không gian 3 nhánh rộng rãi với 4 mái vòm (ở giữa lớn và nhỏ ở 3 phía vòm còn lại).
Các cửa sổ thường được làm vành tròn, các hàng cột hiên, cửa cuốn được chia theo chiều ngang. Do còn hạn chế về phần kỹ thuật xây bằng đá. Nên nhà thờ kiểu Roman thường có chiều cao tương đối thấp khoảng 20m.
Đặc điểm kiến trúc Roman ở các tu viện
Đặc điểm của kiến trúc Roman ở tu viện có thể nói rất đa dạng. Trong khoảng thế kỷ thứ 10 tu viện Roman nổi lên ở khắp các vùng Châu Âu. Vì vậy đặc thù cũng sẽ đa dạng theo mỗi vùng, mỗi địa phương.
Nhưng nhìn chung các tu viện Roman thời kỳ này thường sở hữu sân trong với 4 mặt được vây quanh bằng hành lang có hệ vòm, một cột hoặc hai cột. Các vòm này thường thô và nặng lúc đầu, càng về sau càng thanh thoát dần. Nhìn vào giữa sân của các tu viện bạn sẽ thấy tượng chúa linh thiêng hoặc đài phun nước.
Đặc điểm kiến trúc Roman ở dinh thự và thành quách
Các toà thành, dinh thự thời trung cổ theo lối kiến trúc Roman thường có những đặc điểm sau:
- Bề ngoài có tường thành kiên cố, chắc chắn được xây bằng các vật liệu có sẵn của địa phương như đá, gỗ, gạch…Mặt trên tường thành được thiết kế theo kiểu răng cưa để binh lính núp bắn. Phần răng cưa này có thể nhô ra ngoài hoặc tạo lỗ hở để thả đá xuống quân địch. Tùy thuộc vào quy mô của tòa thành mà nên xây dựng 1 hay 2 lớp tường.
- Thành thược được bố trí ở vị trí hiểm, có thể khống chế toàn bộ khu vực ở cửa sông, cửa biển.
- Phía ngoài tường thành sẽ được thiết đặt những hào sâu để bảo vệ và phòng thủ khi có chiến tranh.
- Trên tòa thành là những vọng lâu để binh lính quan sát, phục vụ việc bố trí các lỗ châu mai.
Đặc điểm kiến trúc Roman ở các lâu đài
Khác với nhà thờ và tu viện, kiến trúc lâu đài Roman thường khá đặc biệt, từ trước đến nay chưa hề có. Vì đây chính là nơi cố thủ của các lãnh chúa. Vị trí để xây lâu đài thường ở những nơi hiểm yếu trên đồi cao thôn dã.
Tường lâu đài thường được xây bằng gạch đá chắc chắn, có rất ít khe hở nhỏ. Nhìn bề ngoài trông rất thô và nặng nề. Để phục vụ cho các lãnh chúa và gia tộc, các tầng trên thường được bố trí thêm phòng ăn và phòng ngủ.
Kỹ thuật xây dựng kiến trúc Roman
- Cột trụ chính là yếu tố không thể thiếu trong những công trình kiến trúc Roman. Những cột trụ này cần phải uốn có sóng, đồng thời phải phù hợp với kích thước tường nhà.
- Họa tiết trang trí trên cột không nhất thiết phải nhất quán. Có thể đa dạng nhưng phải tinh xảo. Có thể chạm khắc hoa văn hoặc chạm khắc hình đầu người hoặc hình thú.
- Tường được xây dựng kiên cố bằng đá hoặc các lớp vữa dày. Kỹ thuật xây dựng ở thời kỳ này thường được hình thành từ những người thợ dân gian, nên không có nhiều sự uyển chuyển.
Những công trình kiến trúc Roman nổi tiếng tại Việt Nam
Nhà thờ Chính Tòa Đức Bà – Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà có thể nói là công trình tiêu biểu và lâu đời nhất của vùng đất Sài Gòn. Công trình này hầu như đều tuân theo những chuẩn mực của kiến trúc phong cách Roman, tạo nên điểm nhấn đặc sắc và ấn tượng.
Nhà thờ Tân Định – Hồ Chí Minh
Là một trong những nhà thờ kiến trúc Roman đẹp nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Với sắc hồng rực rỡ cả bên ngoài lẫn bên trong, nên còn được mệnh danh là “nhà thờ màu hồng”. Nội thất của nhà thờ khá bề thế và vững chãi. Bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch Ý, các trụ cột thiết kế theo kiến trúc Gothic, cây thánh giá trên đỉnh tháp được đúc bằng đồng, bên trong có 5 quả chuông với tổng trọng lượng 5,5 tấn. Tất cả thể hiện sự thành công và sáng tạo trong việc áp dụng lối kiến trúc La Mã cổ đại.
Nhà thờ gỗ ở Kon Tum
Với thiết kế độc đáo được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ kết hợp với lối kiến trúc Roman và sàn nhà kiểu Tây Nguyên. Đây được xem là một nhà thờ mới lạ có điểm nhấn khá đặc biệt. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1913 và kéo dài đến năm 1918. Dù trải qua bề dày lịch sử hơn 100 năm. Nhưng đến nay nhà thờ vẫn không hề bị hư hỏng mà vẫn vững chắc, còn vẹn nguyên những kiến trúc độc đáo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kiến trúc Dinh Độc Lập – Nét độc đáo ấn tượng của Sài Gòn
Một số công trình kiến trúc Roman tiêu biểu trên thế giới
Đấu trường La Mã
Là một đấu trường lớn nằm ở trung tâm thành phố Roam, được xây dựng bởi vị hoàng đế Vespasianus. Nơi đây từng chứng kiến những trận sinh tử đẫm máu giữa các chiến binh với dã thú nhằm mục đích mua vui cho người xem. Trải qua nhiều biến động lịch sử, đấu trường này vẫn trường tồn mãi như một kiệt tác của thời gian. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” với niên đại hơn 2000 năm.
Đền Parthenon, Ý
Được mệnh danh là ngôi đền của mọi vị thần, xây dựng ngay trung tâm của thành Rome. Bao quanh ngôi đền cũng có nhiều di tích lịch sử khác nhau như đền, chùa. Đây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan hằng năm.
Thánh đường Phero, Ý
Thánh đường Phero được lấy cảm hứng từ kiến trúc xây dựng kiểu Roman cổ đại. Năm 1506, hoàng đế Constantine chính là người đã hạ lệnh cho xây dựng công trình vĩ đại này. Là trung tâm của Kitô giáo, Vương Cung Thánh Đường Phero chính là nhà thờ lớn nhất thế giới. Không gian bên trong của nhà thờ có chiều rộng lên đến 185m. Với 4 lối đi ở chính giữa trung tâm, được bao quanh bởi 1 hàng cây.
Đền Baalbek, Li – Băng
Nằm ở phía Đông Bắc Li – Băng, ngôi đền Baalbek là một trong những biểu tượng nổi tiếng của phong cách Roman cổ đại. Có 3 vị thần được tín ngưỡng trong ngôi đền này. Đó là thần Venus, thần rượu nho Bacchus và thần Jupiter. Công trình này cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1884.
Cầu Pont du Gard ở Pháp
Được xem là thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch ở Pháp. Cầu Pont du Gard bắc ngang sông Gardon chính là minh chứng cho sự tài hoa của các kiến trúc sư thời La Mã cổ đại. Vật liệu chính để xây dựng nên cây cầu này là bằng đá, với chiều dài lên đến 275m. Cầu có 3 tầng, mỗi tầng đều thiết kế mái vòm nối tiếp nhau nhìn vô cùng đẹp mắt. Ngày nay Pont du Gard còn được biết đến là nơi minh chứng cho câu chuyện tình lãng mạn của các quý tộc và thi sĩ thời xưa.
Là một phong cách đặc trưng của Tây Âu, nhưng kiến trúc Roman vẫn có tầm ảnh hưởng lan sang cả các quốc gia Châu Á. Với thiết kế đặc sắc và kiên cố, loại kiến trúc này đã từng bảo vệ sự phồn thịnh của cả đế chế La Mã. Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ góp phần làm phong phú hơn vốn kiến thức của bạn. Đừng quên truy cập vào Muaban.net để theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những căn chung cư đẹp, gần với khu vực có kiến trúc Roman để có thể thoải mái ngắm nhìn. Bạn có thể tham khảo tại đây nhé:
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Kiến trúc Gothic – Sang trọng, bề thế và đậm dấu ấn nghệ thuật
- Kiến trúc Phục Hưng – Đặc điểm kiến trúc và công trình tiêu biểu
- Roman Plaza Hải Phát – Cho cuộc sống an cư bền vững