Trong thời đại cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, việc tìm đối tác và kiếm khách hàng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm đối tác, ngoài những thuận lợi thì còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Có không ít doanh nghiệp, công ty bị phá sản bởi những đối tác không thích hợp. Do đó, để có thể tìm được đối tác phù hợp, an toàn bạn phải có những kiến thức cơ bản nhất. Bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau từ các doanh nhân thành công sau
1. Tìm đối tác – bạn phải dành thời gian tìm hiểu rõ về đối tác
Khi bạn cần tìm đối tác, bạn cần phải bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về đối phương. Trong kinh doanh, càng vội vàng càng dễ gặp rủi ro. Khoảng thời gian tìm hiểu bạn nên dành ít nhất khoảng 1 năm trước khi quyết định. Vì theo nhiều nghiên cứu tâm lý học chứng minh bạn sẽ thực sự nhận ra họ là ai sau 1 năm. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy quan sát đối phương. Đồng thời, bạn hãy tham khảo các thông tin liên quan đến đối tác từ nhiều nguồn khác nhau.
Nếu như trong quá trình quan sát này, nếu bạn cảm thấy không ổn – bạn có thể dừng lại. Và hãy tìm kiếm cho mình một đối tác tiềm năng khác. Tránh những việc không quan sát kỹ dẫn đến hợp tác quá nhanh, gây tổn thất cho cả 2 bên. Đôi khi, bạn chỉ nhìn thấy những hấp dẫn bên ngoài mà không tìm hiểu kỹ bên trong. Dẫn đến tình trạng tìm đối tác và ký hợp đồng quá nhanh. Và nên tóm tắt sơ lược trách nhiệm của mỗi bên trước khi quyết định hợp tác.
2. Các điều khoản hợp tác phải được làm rõ bằng văn bản
Trong việc làm ăn, kinh doanh – mọi thứ đều phải được ghi lại bằng văn bản rõ ràng. Không phải là hợp tác bằng miệng, mà phải ràng buộc những điều khoản khác liên quan bằng hợp đồng. Việc tin tưởng đối tác thường có xu hướng cá nhân, mang tính chất chủ quan. Tuy nhiên, bạn cũng nên tin tưởng vào chính linh cảm và kinh nghiệm kinh doanh của mình. Nếu trong quá trình thảo luận hợp tác, néu cảm thấy có điều bất thường – bạn nên dừng lại để an toàn hơn.
Khi thảo luận các nội dung liên quan đến quá trình hợp tác, hãy làm rõ những nội dung còn mập mờ. Phải làm rõ những điều khoản về giới hạn, bồi thường, vai trò trong quá trình hợp tác. Đồng thời cũng phải đưa ra chiến lược hoàn vốn của các bên một cách rõ ràng nhất. Và quan trọng là, các nội dung trên đều phải được thể hiện bằng văn bản. Vì sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác quan trọng. Nhưng sự rõ ràng bằng văn bản khi tiến hành hợp tác với nhau cũng quan trọng không kém. Chúng đảm bảo an toàn “giấy trắng mực đen” khi có những tranh chấp xảy ra. Bạn cần thỏa thuận và ghi rõ từng trách nhiệm của phía đối tác, quyền hạn của bạn, chiến lược thoái vốn. Càng chi tiết bao nhiêu, khả năng hợp tác càng ít thất bại bấy nhiêu.
3. Tìm đối tác phải có sự tính toán kỹ nhưng không được miễn cưỡng
Khi tìm đối tác làm ăn, nếu may mắn – bạn sẽ có được đối tác tuyệt vời, đôi bên cùng có lợi. Nếu không – việc hợp tác này có thể là điểm tối tăm trong quá trình làm ăn của bạn. Do đó, tìm hiểu và tính toán kỹ lưỡng các phương diện hợp tác rất quan trọng. Vì điều đó giúp bạn lựa chọn đúng đối tác của mình hơn.
Tìm đối tác làm ăn nhằm mang lại nhiều hơn tổng giá trị ban đầu cho cả hai bên. Nếu không, thì nó chỉ như việc bạn đang thuê công ty khác làm phần việc mà bạn không thạo. Nếu được, hãy tìm kiếm và chọn những đối tác giỏi hơn mình. Điều đó giúp quá trình hợp tác thành công, vừa giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi kỹ năng kinh doanh.
Đồng thời, quá trình hợp tác phải diễn ra trong sự thỏa thuận hợp lý, vui vẻ. Vì nếu như quá miễn cưỡng, bạn sẽ có xu hướng chống đối quá trình xây dựng chiến lược trong công việc. Bạn cũng sẽ không tin tưởng vào năng lực cũng như uy tín của đối tác. Và điều đó sẽ dẫn đến hệ quả là hợp tác sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ.
4. Tìm đối tác phải đi kèm với việc hiểu rõ tính cách của họ
Bạn sẽ không làm việc được nếu chưa hiểu rõ tính cách của đối tác. Do đó, khi tìm đối tác, bạn bắt buộc phải hiểu rõ “họ là ai?” và “họ là người như thế nào?”. Bạn hãy tìm hiểu và đánh giá đối tác thông qua các yếu tố cơ bản về tính cách. Cụ thể như sự trung thực – khiêm tốn, tính cách hướng nội hay hướng ngoại, dễ tức giận hay không? Và thử xem, đối tác của bạn có sẵn sàng trải nghiệm những điều mới hay không? Việc hiểu rõ tính cách đối tác kinh doanh rất quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tác phong làm việc sau này của cả hai.
Hãy tìm kiếm đối tác có những kỹ năng bổ sung cho bạn, để có thể “bù trừ” cho nhau trong quá trình hợp tác. Nếu bạn là người hướng nội, hãy tìm đối tác là một người hướng ngoại. Hoặc nếu bạn là đại diện cho công ty, hãy tìm người giải quyết hậu trường phía sau. Việc này giống như 2 bàn tay trên cơ thể bạn đang hỗ trợ cho nhau trong quá trình vận động. Không nên lựa chọn quá nhiều đối tác khác nhau, dễ dẫn đến xung đột lợi ích. Thậm chí gây đổ bể mối quan hệ hợp tác về lâu dài.
Tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh ngay tại website Muaban.net |
5. Tìm đối tác trên phương diện trao đổi thẳng thắn và cởi mở với nhau
Khi bạn tìm đối tác là bạn mong muốn có được quan hệ hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi, lâu dài. Hợp đồng là văn bản ghi lại sự đồng thuận các điều khoản trong quá trình hợp tác. Nhưng để đạt được một hợp đồng hoàn thiện, bạn phải trao đổi thẳng thắn với đối tác của mình:
- Những giá trị cốt lõi của quá trình hợp tác. Rà soát lại sự thỏa thuận và phát triển sự tin tưởng lẫn nhau. Bằng cách hiểu rõ những yếu tố then chốt tác động và ảnh hưởng đến quá trình này.
- Chia sẻ hành trang của doanh nghiệp với nhau. Điều này nhằm giúp bạn và đối tác hiểu rõ được con đường mình đi. Đó là những kỳ vọng, là sự cam kết được chia sẻ công khai và có thể đáp ứng từ cả 2 bên.
- Chia sẻ những thuận lợi cũng như sự khó khăn trong việc hợp tác. Từ đó, cả 2 bên sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết ngay từ ban đầu. Tránh được những rủi ro, rắc rối sau này.
Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp 2 bên hiểu nhau hơn, thẳng thắn và cởi mở với nhau hơn. Nó giúp phần tạo nên một mối quan hệ hợp tác sinh lợi, lâu dài. Và nó giúp bạn giải quyết phần nào những áp lực trên thương trường.
6. Tìm đối tác không phù hợp – Đừng ngại ngắt hợp đồng
Bạn hãy chủ động tham khảo các kỹ năng giúp hiểu hơn về cách thức điều hành, làm việc của đối phương. Vì trong quá trình hợp tác, sẽ có nhiều vấn đề tranh cãi trong chiến lược phát triển kinh doanh. Bạn hãy thảo luận và căn chỉnh lại những mục tiêu cần thiết trong quá trình hợp tác này. Hãy đặt vấn đề một cách dứt khoát, rõ ràng với đối tác.
Một vấn đề có thể hay xảy ra khi tìm đối tác là tâm lý sợ đối đầu. Bạn không nên gồng mình, hãy thả lỏng để thảo luận được tốt hơn. Nếu cảm thấy không tìm được quan điểm chung, tiếng nói chung thì hãy dừng lại. Việc dừng lại đúng lúc trong hợp tác sẽ giúp bạn tránh được nhiều tổn thất hơn. Đồng thời, không lãng phí thời gian, tinh thần cũng như sức lực của cả hai bên. Hãy dành thời gian đó, để tìm đối tác phù hợp hơn và tạo nên một mối quan hệ lâu dài hơn.
>>> Đọc thêm: Nhận việc làm thêm thủ công tại nhà – Những điều bạn nên biết!
Tìm đối tác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh phát triển là điều rất quan trọng và cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm đối tác dựa trên các mối quan hệ làm ăn từ bản thân mình. Hoặc có thể tìm đối tác kinh doanh từ các trang web liên quan như muaban.net. Tuy nhiên, việc tham khảo các thông tin để tích lũy thêm kinh nghiệm. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn, chúc bạn thành công!
– Vân Anh –