Thục nhà là gì? Thục nhà là một trong những khái niệm ít gặp nhưng lại khá quan trọng trong lĩnh vực nhà đất. Vậy bạn đã biết cách thục nhà và kinh nghiệm làm công việc này chưa? Hãy cùng đến với bài viết sau của Mua Bán để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé!
1. Thục nhà là gì?
Thục nhà là thuật ngữ được lưu truyền trong dân gian và không được quy định dựa trên bất kỳ một văn bản pháp lý nhà đất nào do nhà nước ban hành. Hiểu nôm na thục nhà như một dạng tài sản cầm cố. Nghĩa là cá nhân/tổ chức cho thuê bất động sản, cho thuê nhà đất không lấy tiền thuê nhà. Đổi lại, người thuê phải đồng ý trả cho chủ nhà một khoản nhất định theo thỏa thuận không lãi suất trong hợp đồng.
Như vậy có thể nói, hình thức này khá có lợi cho người thuê nhà, bởi đây như một hình thức mượn nhà mà không bị mất tiền. Cả hai bên sẽ trả lại tài sản cho nhau sau khi hết hạn hợp đồng.
>>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư nhà đất cho người mới
2. Ưu, nhược điểm của việc thục nhà
2.1 Ưu điểm
Xét theo trường hợp nếu việc thục nhà diễn ra suôn sẻ như đúng trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận, thì đây là một hình thức mang lợi lợi ích cho cả bên thục nhà và bên cho thục nhà. Cụ thể:
Bên thục nhà | Bên cho thục nhà |
|
|
2.2 Nhược điểm
Nếu như hình thức thục nhà diễn ra không đúng như thỏa thuận hai bên, ắt hẳn rủi ro kèm những hậu quả sẽ xảy ra, nó sẽ tồn tại ở những nhược điểm dưới đây:
- Hình thức thục nhà chưa được Pháp luật Việt Nam công nhận bằng văn bản quy định. Điều này chỉ được thực hiện khi giữa hai bên có hợp đồng thỏa thuận rõ ràng để tránh những rủi ro, tranh chấp không đáng có.
- Đã xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo xảy ra thông qua hình thức thục nhà. Sau khi hợp đồng đã ký và giao tiền xong, người chủ chưa giao nhà cho bên thục nhà thì họ đã ôm tiền cao chạy xa bay.
- Một số trường hợp khác, phía bên thục nhà khi đã hết hạn hợp đồng lại không giao lại tài sản cho chủ nhà; hoặc bằng cách nào đó, họ cố tình cho một bên thứ 3 thuê lại khi gần hết hạn hợp đồng để kiếm thêm tiền. Điều này gây khó khăn cho bên thục nhà trong việc lấy lại tài sản của mình.
Xem thêm: Nên mua chung cư hay nhà đất? Ưu – nhược điểm của 2 loại hình
3. Có nên thục nhà hay không?
Câu trả lời sẽ là “Có”, nhưng chỉ đối với một số trường hợp cụ thể. Bởi thục nhà hay bất kỳ một việc làm nào khác cũng đều có sự chính xác, rõ ràng trước khi thực hiện:
- Việc thục nhà sẽ diễn ra thuận lợi khi hai bên tuân thủ đúng như thỏa thuận ban đầu đã ký trong hợp đồng.
- Để tránh rủi ro, thường việc thục nhà này chỉ được thực hiện bởi những người họ hàng thân cận, có uy tín. Tốt nhất là chuẩn bị một bản hợp đồng cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm của hai bên.
- Hạn chế hoặc không nên thục nhà với những người xa lạ, không quen biết. Nếu là tình huống cấp bách thì nên làm hợp đồng có công chứng và xác thực rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm hai bên.
Xem thêm: Top 10 kỹ năng môi giới nhà đất nhất định cần phải có 2023
4. Quyền lợi của người thục nhà
Khi đã xác định và đồng ý thục nhà thì cả đôi bên đều có lợi. Điều này sẽ cực kỳ có ích và được ủng hộ nếu nó chân chính và không xảy ra tình trạng lừa đảo. Cái lợi nằm ở chỗ, bên thục nhà thì giải quyết được nỗi lo trước mắt về nơi ăn, chốn ở với số tiền mình đang có; dựa vào đó để có cơ sở tích tiền, kiếm thêm thu nhập. Khi hết hạn hợp đồng họ có thể lấy tiền về.
Còn đối với bên cho thục nhà, họ không cần phải chạy đôn, chạy đáo đi vay mượn với lãi suất cao bên ngoài mà vẫn có tiền để giải quyết vấn đề.
Mặc dù hiện nay chưa có một quy định và điều khoản nào về tờ giấy hợp đồng thục nhà, nhưng khi bạn đã đặt bút ký cam kết làm bản hợp đồng đó thì cần phải xác định trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên. Bởi khi có xảy ra trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp thì chính bản hợp đồng này chính là căn cứ pháp lý để cơ quan Công an có thể bảo vệ bạn.
Ngoài ra, khi người thục nhà nhận thấy có dấu hiệu “mang con bỏ chợ” thì vẫn có thể thực hiện quyền khởi kiện kèm theo đó là lá đơn tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản một cách rõ ràng.
5. Kinh nghiệm thục nhà đảm bảo an toàn
5.1 Tìm hiểu rõ chủ nhà là ai
Thường việc thục nhà sẽ được người ta tiến hành với những người trọng điểm là thân thích bạn bè hay anh em thực sự biết rõ chân tướng, nguồn gốc mới có thể thực hiện được hình thức thục nhà.
5.2 Lựa chọn đối tượng để thục nhà
Sự tin tưởng tuyệt đối chính là nền móng để đi đến bản hợp đồng thục nhà thành công. Bởi rủi ro của hình thức này phải gọi là rất cao. Thế nên, hãy tìm hiểu kỹ về đối tác có phải là nguồn thực sự đáng tin cậy hay không.
Xem thêm: Đầu tư bất động sản là gì? Những điều cần biết khi tham gia đầu tư loại hình này
5.3 Chuẩn bị hồ sơ thục nhà
Các điều khoản trong hợp đồng cần phải thống nhất các chỉnh sửa từ đôi bên. Hợp đồng thục nhà được in ra 2 bản và được ký tên xác nhận của đôi bên, công chứng của địa phương, đóng dấu giáp lai tất cả. Mỗi bên sẽ giữ một bản để làm căn cứ phòng trường hợp xảy ra rủi ro.
5.4 Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng
Cũng như quy trình và lưu ý trong cách làm hợp đồng thuê nhà, thì trước khi bạn đặt bút ký vào một bản hợp đồng thục nhà cần đọc và hiểu rõ các điều khoản được nêu trong hợp đồng. Đồng thời cần phải nắm rõ các bước cơ bản cũng như thông tin cần thiết về thục nhà là gì cùng các giấy tờ, văn bản pháp lý liên quan.
Bài viết trên đây là những thông tin, khái niệm làm rõ về thuật ngữ thục nhà là gì? Mong rằng đó sẽ là những kiến thức giúp bạn thục nhà an toàn hơn, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của mình để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Ngoài ra, nếu bạn là thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hoặc quan tâm những kiến thức về mua bán nhà đất thì có theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác của Mua Bán bạn nhé!
Tham khảo thông tin mua bán nhà đất tại tin đăng của Muaban.net:
Có thể bạn chưa biết: [Giải đáp] Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu năm 2023?