Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTìm hiểu thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc...

Tìm hiểu thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân hay không ?

Thẻ căn cước công dân từ lâu đã trở thành một loại thẻ gắn liền với cuộc đời của mỗi người. Ngoài chứng minh nhân dân phổ biến, đây còn là  thẻ do cơ quan nhà nước có liên quan cấp cho mọi người dân để kiểm tra lý lịch và thuận tiện cho quá trình quản lý của cơ quan chức năng. Nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ tổng quan về thẻ căn cước là gì? Thẻ căn cước có bắt buộc phải có không? Cùng Muaban.net khám phá dưới bài viết sau.

Khái niệm thẻ căn cước là gì? 

Trước đó, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP nêu rõ: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền xác nhận, có tính chất đặc thù, nội dung cơ bản của mọi công dân trong độ tuổi quy định. pháp luật  nhằm bảo đảm  thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân khi đi lại, giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.

Năm 2015, khi Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực, một loại thẻ khác đã xuất hiện, đó là thẻ căn cước công dân và được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định trả lời cho khái niệm “thẻ căn cước là gì” như sau: Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lý lịch, nhân thân của công dân theo quy định của luật này.

Nhìn chung, bản chất về chứng minh nhân dân và căn cước công dân đều giống nhau, đều là giấy tờ hợp pháp để chứng minh nhân thân. Tuy nhiên, có  điểm khác biệt là thời hạn sử dụng, thời hạn của chứng minh nhân dân là 15 năm. Với thẻ căn cước công dân, sau khi cấp mới, ai cũng phải đổi ở độ tuổi 25, 40, 60. Sau 60 tuổi, công dân không cần phải thay đổi.

thẻ căn cước là gì
Khái niệm thẻ căn cước là gì ?

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án để sản xuất, phát hành và quản lý thẻ căn cước gắn chip tại quyết định 1368 / QĐ-TTg và sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm 2021.

Như vậy, thẻ CCCD gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (eID) là một loại thẻ có thể được coi là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp một lượng lớn dữ liệu liên quan đến bảo hiểm, bằng lái xe,… Con chip có thể hoạt động như một thiết bị định danh, xác thực danh tính và là chìa khóa để truy cập thông tin của công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia.

Người dùng chỉ cần sử dụng CCCD điện tử là có thể truy cập nhiều dịch vụ yêu cầu hàng loạt giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ căn cước khá là lớn nhưng kích thước của eID vẫn giống như thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối bằng kim loại để đọc dữ liệu hoặc không có điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận dạng sóng vô tuyến (RFID).

Thẻ CCCD gắn chip có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (viết tắt là PKI), nơi lưu trữ chứng chỉ điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI cấp và một loạt thông tin liên quan. Ngoài ra, thẻ cũng có thể cung cấp xác thực hai hoặc ba bước nếu như được tích hợp dữ liệu về nhận diện sinh trắc học.

Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân – Thẻ căn cước là gì ?

Vậy bạn đã hiểu thẻ căn cước là gì chưa nhỉ? Tiếp theo hãy theo dõi các thông tin về nội dung của thẻ căn cước công dân.

Thẻ CCCD bao gồm các thông tin sau:

Mặt trước thẻ

  • Hình quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;
  • Có dòng chữ “Căn cước công dân”;
  • Ảnh, số CCCD, tên, chữ đệm và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, hộ khẩu thường trú;
  • Ngày, tháng, năm hết hạn

Mặt sau thẻ

  • Đơn vị lưu trữ thông tin được mã hóa;
  • Dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng chủ thẻ;
  • Ngày, tháng, năm được phát hành, cấp thẻ
  • Họ, tên lót và tên, chức danh, chữ ký của tổ chức cấp thẻ và đóng dấu có hình Quốc huy của tổ chức cấp thẻ.
thẻ căn cước là gì
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân – Thẻ căn cước là gì ?

Thẻ CCCD được sử dụng thay cho những giấy tờ nào?

Thẻ căn cước là gì ? Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có giá trị chứng minh nhân thân của chủ thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người dân xuất trình thẻ căn cước công dân để xác minh kiểm tra các thông tin trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để xác minh thông tin chủ thẻ đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Lưu ý, Khi người dân xuất trình thẻ căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền này không được phép yêu cầu người dân xuất trình thêm giấy tờ xác nhận thông khác tin theo hai quy định nêu trên

Thẻ căn cước được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước quốc tế hay thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng hộ chiếu, thẻ căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Độ tuổi đổi thẻ căn cước là gì?

Thẻ CCCD phải được thay đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Thẻ CCCD được cấp, sửa đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi theo quy định thì thẻ CCCD có giá trị sử dụng đến lần đổi tuổi thẻ tiếp theo.

Nơi cấp căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau  để làm thủ tục cấp thẻ căn cước:

  • Tại cơ quan quản lý cấp thẻ căn cước công dân của Bộ Công an.
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
  • Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại nhà công dân nếu cần thiết.
thẻ căn cước là gì
Thẻ căn cước là gì? Độ tuổi đổi thẻ căn cước

>>> Tham khảo thêm: CPI là gì? Tại sao cần theo dõi chỉ số CPI?

Mức thu lệ phí thẻ căn cước là bao nhiêu ?

Các trường hợp miễn lệ phí

  • Đổi thẻ căn cước khi Nhà nước có quy định thay đổi về địa giới hành chính;
  • Đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân thuộc các trường hợp sau đây:
  • Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi; thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh;
  • Con dưới độ tuổi 18 của thương binh, người hưởng chính sách giống thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Công dân thường trú tại các xã trực thuộc biên giới;
  • Công dân thường trú tại các huyện, đảo;
  • Người đồng bào thiểu số ở các nơi có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của nhà nước;
  • Sửa đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nơi nương tựa.

Các trường hợp không cần phải nộp lệ phí CCCD

  • Công dân đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu;
  • Đổi thẻ căn cước trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định và đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Đổi thẻ căn cước khi có sai sót về các thông tin trên thẻ do sai sót của cơ quan quản lý căn cước công dân.
thẻ căn cước là gì
Mức thu lệ phí thẻ căn cước là bao nhiêu? – Thẻ căn cước là gì?

Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân không?

Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016), Căn cước công dân là loại giấy tờ có chứa thông tin cơ bản về danh tính, lai lịch của công dân. Từ ngày 01/01/2020, thực hiện thống nhất việc cấp thẻ căn cước công dân trên cả nước. Tại khoản 2, điều 38 luật căn cước Công dân năm 2014 quy định rõ:

“Chứng minh nhân dân được cấp trước ngày của luật này có hiệu lực sẽ vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn quy định. Nếu công dân có yêu cầu thì thay thế bằng thẻ căn cước công dân.

Như vậy, đối với những công dân đã được cấp Chứng minh nhân dân trước ngày 01/01/2016 thì chứng minh nhân dân vẫn còn giá trị sử dụng đến hết thời hạn quy định. Điều này có nghĩa là công dân không phải thay thế chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng bằng thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, nếu công dân có nhu cầu thì sẽ được thay luôn căn cước công dân mới.

>>> Tham khảo thêm: Offshore là gì? Khám phá ưu nhược điểm của hình thức Offshore

Hướng dẫn thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Thủ tục để làm thẻ căn cước công dân được tiến hành theo trình tự như sau: .

  • Bước 1: Công dân hoàn thiện tờ khai CCCD tại cơ quan quản lý CCCD hoặc hoàn thành tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công online. Trường hợp công dân nộp hồ sơ đăng ký  căn cước công dân qua mạng cần chọn ngày, tháng, năm để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, sau đó gửi tờ khai đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên trang thông tin điện tử dịch vụ công online.
  • Bước 2: Sau khi khai xong, công dân được chụp ảnh, lấy dấu vân tay vào phiếu thu thập thông tin căn cước công dân và thẻ CCCD theo quy định. Đối với trường hợp đăng ký căn cước công dân trực tuyến, công dân đến cơ quan quản lý căn cước công dân  theo ngày đã chọn trong khi kê khai điện tử để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.
  • Bước 3: Công dân được nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD của cán bộ cơ quan quản lý CCCD và Sổ Hộ khẩu (nếu có) theo địa điểm, thời gian in trên giấy hẹn. Lưu ý: Địa điểm trả căn cước công dân có thể là địa điểm làm thủ tục cấp thẻ hoặc một địa chỉ khác do công dân lựa chọn trong quá trình khai căn cước công dân.
thẻ căn cước là gì
Hướng dẫn thủ tục làm thẻ căn cước công dân – Thẻ căn cước là gì?

Thời gian nhận thẻ căn cước công dân là bao nhiêu ngày?

Khi làm thủ tục về thẻ căn cước công dân cần lưu ý thời hạn nhận thẻ, cụ thể:

  • Tại các thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp thẻ. Còn đối với trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ mất khoảng 15 ngày.
  • Ở vùng cao, huyện miền núi, vùng biên giới, hải đảo không quá 20 ngày.
  • Ở các nơi còn lại trên cả nước không quá 15 ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề “thẻ căn cước là gì” mà Muaban.net muốn chia sẻ cho bạn. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

>>> Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip và 3 điều cần biết!

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ