Thanh lý hợp đồng còn có cách gọi là thanh lý hợp đồng kinh tế. Đây là thủ tục được thực hiện sau khi hai bên đối tác kinh tế chấm dứt hợp tác. Trong đời sống, chúng ta thường sử dụng biên bản thanh lý khi kết thúc các hợp đồng. Đó là hợp đồng thuê nhà, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thuê, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Thủ tục này không quá phức tạp. Tuy nhiên vẫn cần thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật. Hợp đồng có giá trị càng lớn thì biên bản thanh lý càng cần có sự chặt chẽ.
Để hiểu hơn về thủ tục này và nắm rõ hơn về cách thức thực hiện thủ tục này, mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây:
Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là một thủ tục mang tính pháp lý dân sự. Biên bản này sẽ được làm sau khi hai bên đối tác kết thúc một công việc. Trong biên bản, hai bên đối tác sẽ xác nhận chất lượng, khối lượng công việc. Đồng thời xác nhận những phát sinh xảy ra trong quá trình hoàn thiện hợp đồng.
Thuật ngữ “Thanh lý hợp đồng kinh tế” được đưa vào sử dụng từ năm 1989 theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2005 thì thuật ngữ này không còn được pháp luật quy định. Vậy nhưng các doanh nghiệp, cá nhân vẫn thường sử dụng và thực hiện thủ tục này. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.
Thủ tục thanh lý hợp đồng bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật không?
Bản chất của việc này là để các bên đối tác xác tổng kết công việc. Đồng thời xác định các bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhận lại toàn bộ quyền lợi hay chưa. Cùng với đó là xác định trách nhiệm cho những công việc còn tồn đọng hoặc giải quyết các hậu quả chưa hoàn thành sau khi hết thời hạn trên hợp đồng.
Với biên bản thanh lý, các bên thực hiện đối được giải phóng quyền và nghĩa vụ. Từ đó tránh nguy cơ tranh chấp về sau. Việc này vừa giúp đôi bên giải quyết dứt điểm hợp đồng, vừa giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai.
Chính vì thế, thủ tục này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ để tránh sai sót phiền phức, ảnh hưởng đến quyền lợi đôi bên sau này.
Vậy nhưng theo pháp luật quy định thì không nhất thiết phải làm thủ tục thanh lý. Theo luật nhà nước hiện hành, sau khi kết thúc thời gian hợp tác trong hợp đồng là hợp đồng sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, để đảm bảo công việc được ổn thỏa và tránh các phát sinh “lách luật”, người ta thường thực hiện thủ tục thanh lý kết thúc hợp đồng sau khi hợp đồng hết thời hạn hoặc sau khi công việc hoàn thành.
Tại sao cần phải làm biên bản thanh lý hợp đồng?
Theo pháp luật quy định thì biên bản thanh lý không phải thủ tục bắt buộc. Biên bản thanh lý hợp đồng không nhất thiết phải thực hiện trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, để tranh các phiền phức về mặt làm ăn, hợp tác thì nên thực hiện biên bản này.
Tương tự như việc lập hợp đồng để đảm bảo cam kết và công việc được thực hiện chính xác. Việc làm biên bản này giúp đôi bên nghiệm thu công việc. Chấm dứt các vấn đề tồn đọng. Việc quản lý dự án, tài chính… nhờ đó mà rõ ràng, chi tiết hơn.
Chính vì vậy, bạn nên biết cách soạn mẫu biên bản để sử dụng khi cần thiết.
Một số loại biên bản thanh lý hợp đồng phổ biến trong đời sống hiện nay
Trong đời sống hiện nay, biên bản thanh lý thường thấy nhất là thanh lý hợp đồng thuê nhà. Biên bản này được thực hiện khi người thuê đã kết thúc thời hạn của bản hợp đồng thuê nhà và không có sự gia hạn cho hợp đồng.
Trường hợp nên lập biên bản thanh lý phổ biến thứ hai là trong các hoạt động kinh tế, xây dựng. Nhất là trong các trường hợp đối tác hợp tác kinh tế. Biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên xác nhận hoàn tất các nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp thứ 2 là với các thỏa thuận đang trong giai đoạn thực hiện nhưng vì các lý do mà hủy bỏ hoặc sắp bị hủy bỏ. Lúc này, biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên chấm dứt sự ràng buộc. Đồng thời xác định trách nhiệm và thiệt hại khi không thể tiếp tục hợp đồng. Từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Trường hợp thứ 3 là người thực hiện hợp đồng không có đủ điều kiện, tư cách và năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp này, biên bản thanh lý sẽ giúp cả hai bên thực hiện hợp đồng được bảo vệ quyền lợi khi bên còn lại không có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Trường hợp thứ 4 là giải thể công trình, dự án kinh doanh. Biên bản này được sử dụng khi một trong hai bên đối tác đang thực hiện hợp đồng kinh doanh thì gặp vấn đề dẫn đến giải thể. Biên bản này sẽ giúp cả hai bên đối tác nghiệm thu kết quả công việc, xác định đền bù và chấm dứt sự ràng buộc lợi ích đối với nhau.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên bán thời gian lương cao mới nhất:
Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng
Khi thực hiện biên bản này, người soạn cần dựa vào những điều khoản được quy định trong pháp luật. Đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật với những khoản trích dẫn từ hợp đồng chính.
Hai thông tin đó sẽ giúp người soạn biên bản đảm bảo tính chính xác của nội dung.
Bên cạnh đó, trong khi soạn biên bản này, người soạn thảo cũng cần chú ý đến lối hành văn. Nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh lối diễn đạt vòng vo. Biên bản này cần được trình bày rõ ràng, tinh tế và đầy đủ.
Đặc biệt trong biên bản này cần phải có đầy đủ các điều khoản có trong hợp đồng. Đó là các điều khoản mang tính ràng buộc mà hai bên đã ký kết và thực hiện.
Cần phải liệt kê lại các điều khoản đó để đảm bảo độ chính xác cho biên bản thanh lý. Hơn nữa, việc liệt kê lại các điều khoản đã ký cũng giúp biên bản chặt chẽ hơn. Tránh các trường hợp kiện tụng phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng.
Lời kết
Biên bản thanh lý hợp đồng tuy không phải một trong những văn bản mang tính bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật. Nhưng lại là một trong những thủ tục quan trọng khi thực hiện hợp tác. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào đi chăng nữa. Từ kinh tế, xây dựng… đến cả các hoạt động trong đời sống thông thường.
Trong các lĩnh vực đời sống thông thường, biên bản thanh lý cũng rất thông dụng và hữu ích. Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là một trong số biên bản dân sự phổ biến nhất. Biên bản này giúp bảo đảm quyền lợi cho người thuê và người cho thuê. Để tránh tranh chấp sau khi kết thúc hợp đồng.
Thậm chí, biên bản này còn giúp nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức… đảm bảo quyền lợi khi bên thực thi hợp đồng còn lại không còn khả năng thực thi.
Bên cạnh biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu hợp đồng cũng là một loại văn bản mang tính pháp lý. Hai biên bản này để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên khi hợp tác. Vì thế, bạn có thể sử dụng biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thay thế biên bản thanh lý HĐ.
Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sẽ giúp người làm giấy tờ giảm thiểu lượng công việc hành chính. Thay vì phải thực hiện hai văn bản riêng biệt thì chỉ cần thực hiện một văn bản duy nhất.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Nên nếu bạn là người soạn thảo hợp đồng thì cần cân nhắc và lựa chọn đúng loại văn bản để sử dụng trong trường hợp chính xác. Truy cập vào muaban.net để tìm mua bất cứ sản phẩm nào bạn cần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Biên bản thanh lý hợp đồng tổng hợp thông dụng và chuẩn nhất năm 2020
Content Writer Nguyệt Thu