Đối với những bạn tân sinh viên trước giờ vẫn quen thuộc với cách tính điểm trung bình học tập trên thang 10 thì chắc hẳn các bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi lên đại học vì điểm trung bình các môn ở bậc đại học hầu hết đều được tính trên thang 4. Vậy thang điểm đại học và thang điểm 4 đại học là gì? Thang điểm đại học được tính như thế nào? Làm sao để quy đổi điểm từ hệ 10 sang điểm hệ 4? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!
1. Thang điểm là gì?
Thang điểm là thang đo quy định được tính bằng số hoặc bằng chữ, thang điểm được dùng để đánh giá, xếp loại học lực của học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục của một quốc gia hay còn được dùng để đánh giá thí sinh trong các cuộc thi như cuộc thi sắc đẹp, cuộc thi thể thao hay các loại hình thi đua khác.
2. Thang điểm đại học là gì?
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các trường đại học áp dụng các thang điểm để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, các thang điểm này thường gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4.
Đây là hệ thống thang điểm được sử dụng rộng rãi ở hầu hết tất cả các trường đại học trên thế giới vì nó mang tính khoa học lớn, đây cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường đại học có triệt để hay không.
Có thể bạn quan tâm: Tín chỉ là gì? 1 học kỳ gồm bao nhiêu tín chỉ? 1 tín chỉ bao nhiêu tiền?
3. Thang điểm đại học dùng để làm gì?
Thang điểm đại học là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả học tập và xếp loại học lực của mỗi sinh viên, khác với cấp trung học phổ thông, học sinh thường chỉ được xếp loại học sinh giỏi là cao nhất với điểm tổng kết năm học trên 8.0 thì ở bậc đại học, sinh viên có thể được xếp đến loại xuất sắc với điều kiện điểm tổng kết là 3.6 trở lên.
Thang điểm đại học cũng quyết định đến việc xếp loại tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên. Vậy nên nếu bạn vẫn còn chưa thực sự nỗ lực thì hãy xốc lại tinh thần và học tập chăm chỉ để đạt được tấm bằng cử nhân loại cao nhất có thể nhé!
4. GPA là gì?
GPA là viết tắt của Grade Point Average, tức là điểm trung bình các môn học mà sinh viên đạt được sau khi tham gia học một kỳ học, một năm học hay một bậc học. Trên thực tế, GPA là một cơ sở quan trọng để người khác đánh giá được năng lực của bạn vì điểm GPA phản ánh trình độ của người học, tuy nhiên GPA không phải là tất cả và cũng không phải vì GPA thấp mà bạn có ít cơ hội hơn những người khác, đôi khi GPA cũng chỉ là một điều kiện để sàng lọc hồ sơ mà thôi.
Tham khảo tin đăng tuyển dụng việc làm cho sinh viên:
Xem thêm: Học phần là gì? Tất tần tật về học phần mọi sinh viên đều cần biết!
5. Các loại thang điểm đại học
Tại Việt Nam, các trường đại học thường sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4 để đánh giá, phân loại kết quả học tập của sinh viên. Đối với những sinh viên năm 2 trở lên theo học các trường đại học đào tạo theo tín chỉ thì chắc hẳn cũng không còn xa lạ gì với các thang điểm này.
Cùng tham khảo chi tiết các loại thang điểm dùng ở bậc đại học Việt Nam ngay bên dưới:
5.1 Thang điểm chữ đại học
Thang điểm chữ mà đa số các trường đại học ở Việt Nam dùng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên là A, B, C, D, F. Một số trường sẽ bổ sung thêm các thang điểm A+, B+, C+, và D+ để đánh giá một cách cụ thể hơn trình độ của người học. Để hiểu rõ hơn về quy đổi thang điểm chữ, chúng ta có thể đối chiếu với thang điểm 10 như sau:
✅A+ | Điểm từ 9.0 đến 10 |
✅A | Điểm từ 8.5 đến 8.9 |
✅B+ | Điểm từ 8.0 đến 8.4 |
✅B | Điểm từ 7.0 đến 7.9 |
✅C+ | Điểm từ 6.5 đến 6.9 |
✅C | Điểm từ 5.5 đến 6.4 |
✅D+ | Điểm từ 5.0 đến 5.4 |
✅D | Điểm từ 4.0 đến 4.9 |
✅F | Dưới 4.0 |
Lưu ý: Số liệu bên trên là số liệu được quy đổi phổ biến của các trường đại học tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo vì không phải trường nào cũng có cách quy đổi như nhau.
5.2 Thang điểm 4 đại học
Thang điểm được tính bằng hệ 4 được đánh giá là loại thang điểm khá có lợi cho người học. Theo khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
✅Loại xuất sắc | Điểm từ 3.6 đến 4.0 |
✅Loại giỏi | Điểm từ 3.2 đến cận 3.6 |
✅Loại khá | Điểm từ 2.5 đến cận 3.2 |
✅Loại trung bình | Điểm từ 2.0 đến cận 2.5 |
✅Loại yếu | Điểm từ 1.0 đến cận 2.0 |
✅Loại kém | Điểm dưới 1.0 |
5.3. Hướng dẫn cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4
Điểm trung bình tích lũy hệ 4 được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó
✅“A” | Là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, Có thể gọi A là điểm trung bình tích lũy |
✅“i” | Là số thứ tự các môn trong chương trình học |
✅“ai” | Là điểm trung bình của môn học thứ “i” |
✅“ni” | Là kí hiệu số tín chỉ trong môn học thứ “i” của chương trình học |
✅“n” | Là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy |
5.4. Cách quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4
Điểm được quy đổi từ hệ 10 sang hệ 4 theo bảng dưới đây:
✨Thang điểm 10 |
✨Thang điểm 4 |
✅Từ 9.0 đến 10 |
4.0 |
✅Từ 8.5 đến 8.9 |
3.7 |
✅Từ 8.0 đến 8.4 |
3.5 |
✅Từ 7.0 đến 7.9 |
3.0 |
✅Từ 6.5 đến 6.9 |
2.5 |
✅Từ 5.5 đến 6.4 |
2.0 |
✅Từ 5.0 đến 5.4 |
1.5 |
✅Từ 4.0 đến 4.9 |
1.0 |
✅Dưới 4.0 |
0 |
5.5. Cách quy đổi hệ chữ sang thang điểm 4
Tương ứng với mỗi điểm trung bình hệ chữ ta sẽ có điểm hệ 4 như sau:
✨Điểm hệ chữ |
✨Điểm hệ 4 |
✅A+ |
4.0 |
✅A |
4.0 |
✅B+ |
3.5 |
✅B |
3.0 |
✅C+ |
2.5 |
✅C |
2.0 |
✅D+ |
1.5 |
✅D |
1.0 |
✅F |
0 |
6. Cách tính điểm xếp loại tốt nghiệp bằng thang điểm đại học
Thang điểm đại học là cơ sở tất yếu để xếp loại tốt nghiệp cho sinh viên, điểm xếp loại tốt nghiệp có thể được tính theo điểm trung bình chung bằng chữ hoặc bằng thang 4, là điểm tích lũy của tổng số tín chỉ suốt khoảng thời gian học tập và đào tạo chính quy của sinh viên tại trường.
6.1 Theo thang điểm chữ
Tính điểm xếp loại tốt nghiệp bằng thang điểm đại học theo thang điểm chữ được quy định như sau:
✅Tốt nghiệp loại xuất sắc | Điểm trung bình tích lũy đạt A+ |
✅Tốt nghiệp loại giỏi | Điểm trung bình tích lũy đạt A |
✅Tốt nghiệp loại khá | Điểm trung bình tích lũy đạt B |
✅Tốt nghiệp loại trung bình | Điểm trung bình tích lũy đạt C |
6.2 Theo thang điểm 4
Đối với xét xếp loại tốt nghiệp theo thang điểm 4, chúng ta sẽ có:
✅Tốt nghiệp loại xuất sắc | Điểm trung bình tích lũy đạt từ 3.60 đến 4.00 |
✅Tốt nghiệp loại giỏi | Điểm trung bình tích lũy đạt từ 3.20 đến 3.59 |
✅Tốt nghiệp loại khá | Điểm trung bình tích lũy đạt từ 2.50 đến 3.19 |
✅Tốt nghiệp loại trung bình | Điểm trung bình tích lũy đạt từ 2.00 đến 2.49 |
Tuy nhiên nếu sinh viên có khối lượng học phần phải thi lại (bị điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ được quy định theo chương trình đào tạo của ngành học hoặc sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên; trong thời gian theo học tại trường thì xếp loại tốt nghiệp của sinh viên thuộc loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm xuống một bậc theo quy định chung. Do đó, nếu bạn xác định mục tiêu của mình là tốt nghiệp đạt loại xuất sắc hay giỏi thì phải hết sức lưu ý đến điều này nhé!
Xem thêm: Điều kiện chuyển ngành đại học và hướng dẫn thủ tục chuyển ngành
7. Bí quyết giúp bạn đạt bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi hiệu quả
Khi học cấp 1, cấp 2, thậm chí là cấp 3, việc lấy được con điểm 9, điểm 10 là một việc tương đối dễ dàng. Nhưng khi lên đại học, lượng kiến thức cũng như độ khó của bật học này làm cho việc lấy điểm cao trở nên đầy thách thức. Vì thế, việc sở hữu tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi cũng khó khăn. Tuy nhiên không phải là không thể nếu ta biết:
7.1 Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
Để học tập tốt, người học cần tự đặt ra những câu hỏi và tự trả lời cho những câu hỏi mình đặt ra.
- Mình học cho ai?
- Tại sao mình phải học ?
- Có phải học giỏi? Nhận học bổng hay không?
- Làm sao để có điểm cao trong thang điểm đại học ?
- Học đại học có ý nghĩa như thế nào ?
- …
Khi trả lời được những câu hỏi trên, thì mục tiêu học tập của bạn cũng dần được hình thành. Từ đó, mình bám vào mục tiêu để thực hiện những điều mà mình mong muốn.
Dù là mục tiêu dài hạn, hay ngắn hạn thì mình luôn biết mình phải thực hiện điều gì, nỗ lực những gì để đạt được mục tiêu, tránh lạc lối. Hơn hết, việc đặt mục tiêu sẽ giúp người học đi đúng đường, học đúng hướng, thực hiện đúng mục tiêu mà mình đề ra ngay từ đầu.
7.2 Tham gia lớp học đầy đủ, phát biểu ý kiến
Chúng ta học tập là cho bản thân. Vì vậy, việc tham gia lớp học đầy đủ là môt phần góp phần giúp người học từng bước, từng bước tiếp thu vững vàng kiến thức. Việc tham gia lớp học đầy đủ giúp:
- Người học không bỏ lỡ kiến thức quý giá nào trong buổi học, lĩnh hội đầy đủ kiến thức
- Có cơ hội thảo luận với bạn bè thầy cô về những vấn đề mình gặp phải trong quá trình học
- Không bị bỏ lỡ những bài kiểm tra, những thông tin liên quan đến việc học
- Việc học thường xuyên giúp người học dễ dàng kết nối với bạn bè, thầy cô. Học thầy không tày học bạn, việc có nhiều bạn bè cùng giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học cũng rất tốt.
Tham gia học đầy đủ nhưng chỉ ngồi im, chép bài không hoạt động không phát biểu cũng rất khó để thực hiện tốt mục tiêu chúng ta mong muốn ngay từ đầu – chinh phục thang điểm đại học để được bằng giỏi. Việc tham gia thảo luận đóng góp ý kiến giữ vai trò quan trọng:
- Thảo luận giúp người học dễ nhớ bài hơn, nhớ bài lâu hơn và hiểu rõ hơn các vấn đề trong bài giảng
- Thảo luận, phát biểu giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp
- Thảo luận nhóm, phát biểu giúp người học có thể học hỏi những kiến thức mới từ bạn bè, biết nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn đa chiều
7.3 Tinh thần tự học, chăm chỉ và trau dồi thêm kiến thức
Học thầy, học bạn nhưng quan trong nhất vẫn là sự chủ động học tập, chủ động tiếp thu cái mới – Tinh thần tự học.
Việc học không bao giờ là đủ vì vậy muốn chinh phục thang điểm đại học với số điểm tốt, người học cần thật sự chăm chỉ, tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới.
Ngoài việc học trên ghế nhà trường, bạn có tiếp thu những kiến thức mới từ nhiều nguồn như: báo đài, qua sách, qua những độc giả, diễn giả, tham gia các buổi tọa đàm, workshop… để cập nhật kiến thức. Lưu ý, việc học sẽ thành công nếu bạn biết chọn lọc và tiếp thu kiến thức, không học vẹt, đi theo số đông.
Xác định rõ ràng mục tiêu ngay từ ban đầu sẽ giúp cho bạn có thêm tự tin và động lực để phấn đấu, việc đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc hay loại giỏi không thực sự quá xa vời như bạn nghĩ đâu! Hi vọng bài viết đã giúp các bạn tân sinh viên hiểu rõ hơn về thang điểm đại học, cách tính điểm theo thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ ở bậc đại học. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Xem thêm:
- Không học đại học thì làm gì? Khác biệt có thật sự sẽ dẫn đến thành công?
- [Mới nhất] Các trường đại học có học phí thấp ở TPHCM năm 2023
- Làng đại học Thủ Đức gồm có những trường đại học nào?
Tin đăng tuyển dụng việc làm Part-time cho HS-SV: