Monday, September 30, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày...

Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt được tổ chức phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, người dân thường tham gia vào các phong tục và hoạt động đặc trưng nhằm cầu sức khỏe, may mắn. Hãy cùng Mua Bán khám phá chi tiết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này qua bài viết dưới đây.

Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu.
Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu.

I. Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Dù không phổ biến như những dịp lễ khác, nhưng ngày Tết Trùng Cửu vẫn mang luôn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người phương Đông. Để hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này, Mua Bán sẽ giới thiệu cho bạn đọc thông tin về Tết Trùng Cửu là gì và nguồn gốc của nó từ đâu.

1. Tết Trùng Cửu là gì?

Tết Trùng Cửu, còn gọi là Tết Trùng Dương hoặc “Từ thanh,” nghĩa là “tạm biệt thảm cỏ xanh,” diễn ra vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Tên gọi này xuất phát từ quan niệm Hán Việt, trong đó “Trùng” có nghĩa là lặp lại và “Cửu” là số 9, tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn. Người xưa tin rằng sự kết hợp của hai con số 9 (九 /jiǔ/) là dấu hiệu cho một năm mới bắt đầu, khi mọi vật đều hồi sinh và đổi mới. Do đó, ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch được coi là một ngày tốt.

Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm.
Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm.

Trong tiếng Trung, ngày này được gọi là “Chóng Yáng Jié” (重阳节), tức là Lễ hội Trùng Dương, đánh dấu thời điểm cây cối bắt đầu mất sức sống khi mùa đông gần kề. Năm 2024, Tết Trùng Cửu sẽ rơi vào ngày 11 tháng 10 dương lịch.

2. Nguồn gốc

Tết Trùng Cửu không chỉ là một dịp để kỷ niệm, mà còn là một hành trình trở về với những câu chuyện cổ tích ý nghĩa, thấm đượm giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc. Nguồn gốc của ngày lễ này được gắn liền với những truyền thuyết và điển tích phong phú trong văn hóa Trung Quốc. Dưới đây là hai câu chuyện nổi bật nhất, mang đến cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của Tết Trùng Cửu.

Câu chuyện 1:

Theo điển tích, Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ thời Hậu Hán, dựa trên câu chuyện về Hoàng Cảnh và Phí Trường Phòng. Chuyện kể lại rằng vào ngày 9/9 Âm lịch, Hoàng Cảnh nghe lời người thầy dạy đạo tiên của mình là Phí Trường Phòng, dẫn gia đình lên núi mang theo túi đỏ đựng hột thù du và rượu hoa cúc để tránh tai họa theo lời cảnh báo của thầy. Khi trở về nhà, ông phát hiện gia súc, gia cầm đều bị giết, nhưng nhờ nghe theo lời thầy, gia đình ông đã thoát nạn. 

Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ câu chuyện về Hoàng Cảnh và lời cảnh báo lánh nạn của người thầy Phí Trường Phòng.
Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ câu chuyện về Hoàng Cảnh và lời cảnh báo lánh nạn của người thầy Phí Trường Phòng.

Sau này, để tránh lặp lại hiểm họa đó, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, Hoàn Cảnh đã đưa người dân lên các vùng núi cao trú ngụ. Từ đó về sau, phong tục rời khỏi nhà và lên núi lánh nạn vào ngày 9/9 Âm lịch trở thành tục lệ truyền thống và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân.

Câu chuyện 2:

Một câu chuyện khác liên quan đến Tết Trùng Cửu là phong tục uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc khi người xưa lên núi hái cây thù du vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Họ tin rằng việc mang theo bình rượu hoa cúc không chỉ để xua đuổi tà ma mà còn vì công dụng dưỡng nhan, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. 

Nguồn gốc khác của Tết Trùng Cửu liên quan đến phong tục uống rượu và ngắm hoa cúc.
Nguồn gốc khác của Tết Trùng Cửu liên quan đến phong tục uống rượu và ngắm hoa cúc.

Hoa cúc nở rộ vào thời gian này, tượng trưng cho sự thanh cao và trường thọ. Dần dần, uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc trở thành tập tục phổ biến vào ngày Tết Trùng Cửu, với niềm tin rằng nó giúp xua đuổi tà ma và phòng ngừa bệnh tật.

Khi du nhập vào Việt Nam, Tết Trùng Cửu vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân văn nhưng không phổ biến như các ngày Tết khác. Do người dân Việt Nam chủ yếu sinh sống tại vùng đồng bằng, do đó, phong tục lên núi ngắm cảnh thường chỉ được văn nhân, thi sĩ thực hiện khi họ muốn đàm đạo, bình thơ cùng bạn hiền.

Tham khảo thêm: Tết Trung thu ngày mấy dương lịch, âm lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa

3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Trùng Cửu

Với những ý nghĩa sâu sắc liên quan đến sức khỏe và mùa màng trong năm, Tết Trùng Cửu chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa phương Đông. 

  • Ý nghĩa về mặt sức khỏe:

Tết Trùng Cửu được xem là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn và mạnh khỏe. Trong tiếng Hoa, “Cửu” mang nghĩa vĩnh cửu, trường tồn, nên người ta thường chúc nhau những điều tốt lành, đặc biệt là mong muốn sống lâu và khỏe mạnh. 

Ngày này còn có ý nghĩa kính lão, hiếu thuận, do đó, đây là một dịp để các con cháu dành thời gian ở bên cha mẹ, ông bà và cùng họ quây quần bên bữa cơm gia đình.

Tết Trùng Cửu là dịp để con cháu quây quần, hiếu thuận cùng cha mẹ.
Tết Trùng Cửu là dịp để con cháu quây quần, hiếu thuận cùng cha mẹ.
  • Ý nghĩa về mùa màng:

Bên cạnh đó, Tết Trùng Cửu còn mang ý nghĩa khác đó là cầu mong mùa màng bội thu và tiêu trừ sâu bọ. Theo nguồn gốc và phong tục, vào ngày này, người xưa thường uống rượu cúc hoa và đeo cành thù du để phòng ngừa bệnh tật và côn trùng. 

Rượu cúc hoa có tác dụng tốt cho gan, mắt, giải cảm và tiêu độc. Trong khi đó, cành thù du giúp sát trùng, đuổi muỗi, tạo môi trường trong lành, góp phần bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa.

Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu, tiêu trừ sâu bọ.
Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu, tiêu trừ sâu bọ.

II. Những hoạt động truyền thống trong ngày Tết Trùng Cửu

Ngày Tết Trùng Cửu không chỉ là ngày lễ mang ý nghĩa tinh thần về việc cầu chúc sức khỏe và mùa màng, mà còn gắn liền với nhiều hoạt động truyền thống độc đáo. Dưới đây là một số hoạt động đặc trưng trong ngày Tết Trùng Cửu:

1. Leo núi

Vào ngày Tết Trùng Cửu, leo núi là hoạt động phổ biến mà nhiều người dân lựa chọn thực hiện. Thời tiết trong lành, mát mẻ và bầu trời xanh ngắt chính là điều kiện lý tưởng để hòa mình vào thiên nhiên và cây cỏ. 

Nhiều người tin rằng việc leo núi sẽ giúp rèn luyện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và tạo cơ hội để tận hưởng cảnh đẹp, khác biệt hoàn toàn với không khí thành thị. Hơn nữa, theo tích xưa kể về việc rời nhà lên núi tránh nạn, hoạt động này còn mang ý nghĩa phòng tránh tai ương.

Leo núi là hoạt động phổ biến của người dân nhân dịp Tết Trùng Cửu.
Leo núi là hoạt động phổ biến của người dân nhân dịp Tết Trùng Cửu.

2. Ăn bánh cao 

Đối với Tết Trùng Cửu, bánh cao là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Được làm từ bột gạo xay, bánh được nấu cùng đường đỏ và hấp chín thành hình dạng 9 tầng, tượng trưng cho số 9 – con số biểu trưng cho sự lâu bền, trường tồn. Trên cùng của bánh thường được trang trí thêm cành phù du hoặc hình hai con dê với ý nghĩa cầu mong may mắn và bình an. 

Đối với Tết Trùng Cửu, bánh cao là món ăn đặc trưng không thể thiếu.
Đối với Tết Trùng Cửu, bánh cao là món ăn đặc trưng không thể thiếu.

3. Uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc

Tục uống rượu hoa cúc vào ngày 9/9 bắt nguồn từ thời nhà Tấn. Tương truyền khi ấy, vị ẩn sĩ Đào Uyên Minh – người rất yêu thích loài hoa cúc – thường ngâm thơ khi thưởng thức rượu từ loài hoa này. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, việc có rượu uống là điều xa xỉ. 

Sau được nhận rượu từ sai nhân Vương Hoằng, Đào Uyên Minh vô cùng vui mừng và uống cho đến say. Sau đó, các văn nhân bắt đầu bắt chước cho hoa cúc vào rượu nếp. Việc này dần trở thành trở thành một phong tục phổ biến trong văn hóa dân gian vào ngày Tết Trùng Cửu.

Uống rượu hoa cúc dần trở thành một phong tục vào ngày Tết Trùng Cửu.
Uống rượu hoa cúc dần trở thành một phong tục vào ngày Tết Trùng Cửu.

Hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao và tình bạn thắm thiết, được hòa cùng rượu để tăng thêm sự lãng mạn và tinh thần phóng khoáng của ngày lễ. Việc ngắm hoa và uống rượu hoa cúc không chỉ là thú vui tao nhã mà còn được xem là cách để xua đuổi tà ma và mang lại sức khỏe cho người dân.

4. Cài lá châu du lên áo

Phong tục cài lá châu du lên áo vào ngày Tết Trùng Cửu có từ thời nhà Đường, với niềm tin rằng loài cây này có khả năng trừ tà và bảo vệ sức khỏe. Với đặc tính khử độc và ôn nhiệt, lá châu du được cài lên áo nhằm xua đuổi điều xấu, mang lại bình an cho gia chủ. Tục lệ này không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn phản ánh sự quan tâm đến sức khỏe trong đời sống thường ngày của người xưa.

Tham khảo thêm: Nhập trạch là gì? Hướng dẫn cúng nhập trạch khi về nhà mới

Cái lá châu du nhằm xua đuổi điều xấu, mang lại bình an cho gia chủ.
Cái lá châu du nhằm xua đuổi điều xấu, mang lại bình an cho gia chủ.

III. Nên làm gì để nhận may mắn trong ngày Tết Trùng Cửu?

Bên cạnh các hoạt động truyền thống, nhiều người tin rằng việc thực hiện những phong tục truyền thống vào Tết Trùng Cửu sẽ mang đến phúc lộc, may mắn cho cả năm. Dưới đây là một số sự kiện người dân thường làm mỗi khi đến dịp Tết Trùng Cửu:

  • Hiếu kính với cha mẹ

Với từ “Cửu” mang ý nghĩa trường thọ và may mắn, trong ngày Tết Trùng Cửu, việc hiếu kính với cha mẹ được xem là hành động mang lại nhiều phúc phần cho đấng sinh thành.

Tết Trùng Cửu là dịp để thể hiện sự hiếu kính với bậc sinh thành.
Tết Trùng Cửu là dịp để thể hiện sự hiếu kính với bậc sinh thành.

Con cháu thường chuẩn bị những món ăn ngon và dành thời gian bên cạnh cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Điều này không chỉ giúp gia đình thêm gắn kết mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp người lớn tuổi có thêm sức khỏe và bình an trong cuộc sống.

  • Mua vàng

Một phong tục phổ biến khác vào ngày Tết Trùng Cửu là mua vàng để thu hút tài lộc và may mắn. Người ta tin rằng, việc mua vàng vào ngày 9/9 âm lịch sẽ giúp giữ lộc trong nhà và mang lại vượng khí cho gia chủ. 

Chính vì vậy, trong ngày này, các tiệm vàng thường đông đúc người dân đến mua với hy vọng rằng vàng sẽ là biểu tượng của sự thịnh vượng, mang lại nhiều điều tốt lành cho tương lai.

Vào Tết Trùng Cửu, người dân thường mua vàng để thu hút may mắn.
Vào Tết Trùng Cửu, người dân thường mua vàng để thu hút may mắn.
  • Ném cam vàng ra cửa

Phong tục ném cam vàng ra cửa là một nghi lễ độc đáo nhưng ít người biết đến. Người xưa tin rằng việc ném cam vàng ra ngoài sẽ giúp xua đuổi những điều không may và mang lại sự tươi mới, may mắn cho gia đình. Hành động này được coi là cách “thanh lọc” không gian sống, mở đường cho những điều tích cực và vận khí tốt vào nhà.

Ném cam vàng vào cửa là việc làm độc đáo vào ngày Tết Trùng Cửu.
Ném cam vàng vào cửa là việc làm độc đáo vào ngày Tết Trùng Cửu.

Lời kết

Bài viết trên Mua Bán đã giới thiệu cho bạn đọc nguồn gốc và ý nghĩa cũng như những hoạt động truyền thống vào Tết Trùng Cửu. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của ngày Tết Trùng Cửu và điều nên làm để có thể thu hút được may mắn trong cuộc sống. Xem thêm những bài viết thú vị khác về chia sẻ kinh nghiệm hoặc phong thủy tại Muaban.net nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Đọc thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Gia Hân
Mình là Gia Hân Huỳnh hiện đang là một Content Creator. Với gần 2 năm kinh nghiệm sáng tạo và tìm hiểu các bài viết liên quan đến Phong thủy, chia sẻ kinh nghiệm, nghề nghiệp... hy vọng rằng có thể mang đến những giá trị ý nghĩa cho bạn đọc qua Muaban.net.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ