Telemarketing là vị trí tương đối quan trọng ở bộ phận Marketing của một doanh nghiệp. Vậy Telemarketing là gì? Để hiểu rõ hơn về Telemarketing và những thông tin như mức lương, cơ hội việc làm và tầm quan trọng của Telemarketing đối với doanh nghiệp, hãy cùng Muaban.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Telemarketing là gì?
Telemarketing được hiểu là việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại hay internet. Người làm Telemarketing sẽ thực hiện các công việc như: giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm, khơi gợi nhu cầu của khách hàng, tạo ra khách hàng tiềm năng mới, giữ liên lạc với khách hàng cũ, nghiên cứu về thị trường… và mục đích cuối cùng đó là bán hàng.
Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn rằng Telemarketing và Telesale là một. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau, cụ thể:
- Telemarketing: là hoạt động tạo ra khách hàng tiềm năng bằng cách thu thập thông tin, tiếp nhận ý kiến hay phản hồi của khách, từ đó tạo ra cơ hội bán hàng. Bên cạnh đó, Telemarketing còn truyền tải những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy mà khách hàng sẽ hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó cân nhắc và đi đến quyết định mua hàng.
- Telesales: là hoạt động tập trung vào việc bán hàng bằng cách trao đổi trực tiếp với khách hàng qua điện thoại. Telesales thường được xem như là bước cuối cùng trong việc chốt sales của doanh nghiệp.
Có thể thấy, Telemarketing sẽ hướng đến mục tiêu tạo ra khách hàng tiềm năng và giúp người tiêu dùng biết đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong khi đó, telesales chỉ tập trung vào mục đích bán được hàng.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing
2. Các loại hình Telemarketing phổ biến hiện nay
Hiện nay có hai hình thức Telemarketing phổ biến đó là Inbound Telemarketing và Outbound Telemarketing.
2.1. Inbound Telemarketing
Inbound Telemarketing còn được biết đến với tên gọi chiều gọi đến. Đây là loại hình mà doanh nghiệp tập trung thực hiện phương pháp tiếp thị và quảng cáo nhằm kích thích khách hàng gọi điện, chủ động liên hệ với thương hiệu. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kêu gọi khách hàng gọi cho mình qua các đoạn quảng cáo, trang web, email, mạng xã hội hoặc thư trực tiếp.
Inbound Telemarketing sẽ bao gồm những công việc như: Customer support, Toll Free, Help desk. Hình thức Inbound này thường được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm tiêu dùng thực tế. Doanh nghiệp dùng hình thức này để ghi nhận những ý kiến của khách hàng và giải đáp các thắc mắc về sản phẩm giúp khách hàng.
Xem thêm: Inbound marketing là gì? Vai trò, lợi ích và quy trình thực hiện
2.2. Outbound Telemarketing
Outbound Telemarketing còn được gọi là chiều gọi ra. Trái ngược với Inbound Telemarketing, đối với loại hình Outbound Telemarketing, Telemarketer sẽ chủ động gọi điện cho những khách hàng tiềm năng. Mục tiêu chính là giới thiệu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Hình thức này gồm nhiều loại hình khá đa dạng như:
- Telesales: Liên hệ với khách hàng và chào bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Telephone survey: Thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu thị trường qua điện thoại.
- Event broadcasting: Thực hiện các hoạt động truyền thông cho những chiến dịch, sự kiện của doanh nghiệp.
- Customer satisfaction: Khảo sát khách hàng để đo lường mức độ hài lòng của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
- Up-Sell/Cross-Sell campaigns: Chăm sóc và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ. Đồng thời tìm kiếm cơ hội Up-Sell các sản phẩm, dịch vụ khác của doanh nghiệp.
Xem thêm: Outbound marketing là gì? Vai trò trong chiến dịch tiếp thị
3. Vai trò quan trọng của Telemarketing đối với doanh nghiệp
Vậy Telemarketing có vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng xem qua một số vai trò quan trọng của Telemarketing sau đây:
- Thiết lập quan hệ với khách hàng: Vai trò của Telemarketing chính là giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với khách hàng bằng cách gọi trực tiếp cho khách hàng, Telemarketer sẽ khám phá được thị hiếu và nhu cầu của họ.
- Thu thập và xử lý thông tin khách hàng nhanh chóng: Telemarketing cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp để thu thập và xử lý thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng. Nhân viên Telemarketing có khả năng giải đáp yêu cầu, lời đề nghị và phản hồi từ khách hàng, giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu chất lượng để phục vụ cho hoạt động tiếp thị và bán hàng.
- Tăng độ phủ sóng thương hiệu: Telemarketing là một công cụ kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp nhanh chóng phủ sóng thương hiệu. Khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng trong thời gian ngắn.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng: Telemarketing giúp doanh nghiệp tương tác thường xuyên với khách hàng qua điện thoại giúp tăng cơ hội tiếp cận và giao tiếp chặt chẽ giữa hai bên. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tạo cơ hội cho doanh nghiệp được lựa chọn từ phía khách hàng.
- Duy trì sự hiệu quả bán hàng: Telemarketing mang lại nhiều lợi ích cho việc duy trì hiệu quả bán hàng. Điều này giúp tiết kiệm công sức, thời gian và tài chính cho doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến, Telemarketing càng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể thấy Telemarketing giữ vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng cũ. Nhờ vào khả năng tương tác trực tiếp và thu thập thông tin từ khách hàng, Telemarketing mang đến nhiều lợi ích quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
4. Giải pháp tối ưu hóa hiệu quả của Telemarketing
Một số giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả cho bộ phận Telemarketing như sau:
- Đặt mục tiêu, lập kế hoạch và kịch bản: Mục đích của Telemarketing là tạo cơ hội để bán hàng, do đó việc đặt ra mục tiêu, tạo bản kế hoạch chi tiết hay vẽ ra các dạng kịch bản khác nhau giúp cho Telemarketer có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trò chuyện với khách hàng và biết cách giải quyết nhanh chóng một số vấn đề khách gặp phải theo kịch bản.
- Nghiên cứu thông tin về khách hàng tiềm năng: Trước khi gọi điện cho khách hàng, bạn cần nắm được một số thông tin về họ như giới tính, tên, nghề nghiệp, sở thích… Đây là cách giúp nhân viên Telemarketing dễ dàng tạo sự kết nối với khách hàng, từ đó xây dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.
- Giao tiếp rõ ràng: Người làm nghề Telemarketing cần luyện kỹ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, tốc độ nói vừa phải. Điều này giúp cho việc trao đổi thông tin với khách hàng diễn ra trơn tru hơn, khách hàng sẽ dễ dàng nắm được những thông tin mà Telemarketer truyền đạt.
- Chuẩn bị với mọi tình huống có thể xảy ra: Trong quá trình trao đổi thông tin, chắn hẳn sẽ có những khách hàng gặp vấn đề thắc mắc. Chính vì vậy, bộ phận Telemarketing cần vẽ ra các tình huống có thể diễn ra, từ đó chuẩn bị những câu hỏi và câu trả lời hợp lý. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng doanh nghiệp hơn vì tốc độ giải quyết vấn đề nhanh chóng. Bên cạnh đó, Telemarketer phải lưu ý tránh trường hợp trả lời sai thông tin cho khách hàng.
- Tìm ra cơ hội mới: Có thể bạn sẽ gặp trường hợp bị khách hàng từ chối việc trao đổi thông tin nhưng đừng vì vậy mà bạn bỏ lỡ đi một khách hàng tiềm năng. Hãy cố gắng tạo ra những cơ hội khác dành bằng cách gửi thư mời, kế hoạch hợp tác qua email… Vì có thể khi nhận được một thông tin đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại của họ, họ sẽ chủ động liên lạc lại cho doanh nghiệp.
5. Mô tả chi tiết công việc Telemarketing
Vậy chính xác thì công việc Telemarketing là làm gì? Dưới đây là những công việc dành cho một Telemarketer, bao gồm:
- Tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng (có thể là khách hàng doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân) thông qua cuộc gọi điện thoại, truyền thông hay giới thiệu thông tin về sản phẩm/dịch vụ với khách hàng.
- Tiếp nhận và xử lý đơn hàng qua điện thoại.
- Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, bao gồm tính năng, ưu điểm, giá cả…
- Điều chỉnh chiến lược bán hàng để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể và đạt được mục tiêu doanh số.
- Thu thập thông tin cá nhân của khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại để hoàn thiện và xác nhận đơn hàng.
- Thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng về sản phẩm sau khi sử dụng.
- Tổng hợp thông tin về khách hàng tiềm năng để thực hiện việc chăm sóc những lần sau.
- Nhận đơn hàng qua điện thoại và cập nhật thông tin chi tiết lên hệ thống của doanh nghiệp.
- Thực hiện các khảo sát theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sắp xếp lịch hẹn giữa khách hàng tiềm năng và nhân viên bán hàng.
- Cung cấp văn bản, bài thuyết trình và thông tin quảng cáo cho khách hàng tiềm năng và khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên Marketing chi tiết và đầy đủ nhất
6. Tổng quan về công việc Telemarketing
Dưới đây là những thông tin chi tiết về công việc Telemarketing mà có thể bạn đang tìm kiếm:
6.1 Kỹ năng nhân viên Telemarketing cần có
Telemarketer muốn thành công trong công việc cần phải trau dồi cho bản thân những kỹ năng quan trọng sau đây:
- Kỹ năng chuyên môn (Hiểu sản phẩm): Người nhân viên Telemarketing cần có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để giải thích và tư vấn cho khách hàng hiểu rõ những lợi ích, giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.
- Kỹ năng lắng nghe: Việc lắng nghe yêu cầu, ý kiến của khách hàng một cách chân thành, tích cực sẽ giúp bạn hiểu rõ mong muốn của khách hàng từ đó biết cách dẫn dắt và thuyết phục khách mua hàng.
- Kỹ năng giao tiếp: Là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một người làm Telemarketing. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin, lưu loát, khéo léo và hấp dẫn sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ quan tâm, lắng nghe, tin tưởng thông tin bạn truyền đạt.
- Kỹ năng thuyết phục: Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết phục bằng cách trình bày vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, logic, thông tin chính xác. Điều này sẽ hỗ trợ thêm cho kỹ năng thuyết phục của bạn khi gọi điện cho khách hàng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi gặp những câu hỏi, sự cố bất ngờ xảy ra, nếu bạn bình tĩnh, có tư duy phân tích và giải quyết vấn đề nhanh chóng, sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng về phong cách làm việc nhanh gọn và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Xem thêm: Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân quan trọng như thế nào?
6.2 Mức lương Telemarketing hiện nay
Đối với vị trí Telemarketing thường không có mức lương cố định, thông thường mức lương ở vị trí này được tính như sau:
Lượng vị trí Telemarketing = Lương cứng + Lương hoàn thành KPI + Phụ cấp (nếu có) |
Vị trí nhân viên Telemarketing có mức lương cơ bản dao động khoảng 3-8 triệu, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc.
Vị trí trưởng nhóm Telemarketing có mức lương trên 10 triệu. Bên cạnh đó có thêm mức lương KPI và phụ cấp phụ thuộc vào chính sách hoặc tình hình của doanh nghiệp.
Đặc biệt, những nhân viên Telemarketing dày dặn kinh nghiệm, hoàn thành tốt, vượt chỉ tiêu KPI sẽ có mức thu nhập tương đối cao khoảng 15-20 triệu và có thể cao hơn nữa tùy vào sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Telemarketing có hình thức làm việc online và làm theo ca. Một ca khoảng 4 giờ đồng hồ, mức lương khoảng 25k/giờ. Vì vậy, những ai muốn tìm việc làm online để kiếm thêm thu nhập thì Telemarketing là một công việc đáng thử.
Tham khảo việc làm Marketing tại Muaban.net |
6.3 Cơ hội việc làm Telemarketing năm 2023
Nhu cầu tuyển dụng Telemarketing dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Bời vì, các doanh nghiệp hiểu được giá trị của Telemarketing trong việc tiếp cận và tạo mối quan hệ cá nhân với khách hàng.
Chính vì bộ phận Telemarketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, họ có tầm quan trọng trong việc tạo nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều mong muốn tuyển dụng nhân viên Telemarketing để giúp thúc đẩy và tăng trưởng doanh thu.
Bên cạnh đó, ngoài hình thức làm việc Telemarketing tại văn phòng thì nhiều doanh nghiệp tạo cơ hội cho nhiều người làm việc từ xa, làm online… đây cũng chính là xu hướng việc làm rất được nhiều người quan tâm.
7. Các câu hỏi thường gặp về Telemarketing
7.1 Telemarketing có phải là 1 công việc tốt hay không?
Telemarketing cung cấp cơ hội tiếp cận với khách hàng dễ dàng và linh hoạt về thời gian. Công việc này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, nhưng đồng thời cũng đối diện với căng thẳng và từ chối từ khách hàng. Telemarketing có thể là công việc tốt đối với những người thích thách thức và thích sự giao tiếp giữa người với người. Nhưng công việc này không phải là lựa chọn thích hợp cho tất cả mọi người.
7.2 Có nên làm nghề Telemarketing không?
Nếu bạn thích giao tiếp và muốn kiếm thêm thu nhập, Telemarketing có thể phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy việc đối mặt với sự từ chối khiến bạn áp lực hay bạn mong muốn một sự nghiệp có cơ hội thăng tiến thì bạn nên xem xét và lựa chọn công việc khác. Quyết định có nên làm Telemarketing phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp và sở thích của chính bạn.
7.3 Telemarketer cần có tố chất gì?
Telemarketer cần phải có những tố chất hay rèn luyện những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp tốt, sự tự tin trong việc giới thiệu sản phẩm, sự kiên nhẫn đối mặt với những lời từ chối từ khách hàng, khả năng chịu áp lực cao. Bên cạnh đó, khả năng thích ứng nhanh chóng và lắng nghe khách hàng là yếu tố cần thiết, cùng với việc am hiểu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán sẽ giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn Telemarketing là gì và cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu muốn tìm kiếm việc làm Telemarketing, bạn hãy tham khảo trang web việc làm trực tuyến và các nền tảng tuyển dụng khác để tìm cơ hội việc làm phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào Muaban.net để xem thêm nhiều tin đăng tuyển dụng những công việc đa dạng khác.
Xem thêm:
- Mobile Marketing là gì? Cách sử dụng mobile marketing hiệu quả nhất
- Influencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing
- Marketing Specialist là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Specialist