Tầng tum là gì? Tầng tum được hiểu đơn giản là tầng trên cùng của ngôi nhà, khu vực này thường được bố trí thành các không gian tiện ích khác nhau. Hãy cùng Mua bán tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, cũng như khám phá các ý tưởng bố trí tầng tum độc đáo qua bài viết sau đây.
I. Định nghĩa tầng tum là gì? Tầng tum và tầng mái có khác nhau không?
Trước khi khám phá chức năng và một số ý tưởng bố trí tầng tum độc đáo, chúng ta cùng tìm hiểu xem tầng tum là gì? Tầng tum và tầng mái có khác nhau không bạn nhé.
1. Định nghĩa tầng tum là gì?
Tầng tum là gì? Tầng tum được hiểu đơn giản là tầng trên cùng của ngôi nhà. Tum, tầng tum hay mái tum là những từ dùng để chỉ phần che chắn cầu thang, tức là một bộ phận của tầng trên cùng ngôi nhà. Tại đây, mọi người có thể bố trí thành phòng ngủ, phòng thờ, nhà kho kết hợp với sân phơi và sân thượng để trồng thêm cây cảnh.
2. Tầng tum và tầng mái có khác biệt không?
Tầng mái là một tên gọi khác của tầng tum. Cả 2 đều là tầng cao nhất trong một ngôi nhà. Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp một khái niệm khác là tầng áp mái. Tầng áp mái chính là phần nằm bên trong không gian của khu vực mái dốc mà toàn bộ hay một phần mặt đứng của nó được tạo nên bởi bề mặt mái gấp hoặc mái nghiêng.
Vậy sự khác nhau giữa tầng áp mái và tầng tum là gì? Nhìn chung, điểm khác biệt lớn nhất của tầng tum và tầng áp mái là khu vực bố trí và diện tích xây dựng. Bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn 2 khái niệm này.
II. Tại sao nên thiết kế tầng tum?
Lý do bạn nên thiết kế tầng tum là gì? Vì sao thiết kế tầng tum hiện nay đang trở thành xu hướng chung được nhiều gia đình theo đuổi? Tầng tum được ưa chuộng chủ yếu là do đáp ứng được tính thẩm mỹ, giúp không gian nhà ở đẹp và sang trọng hơn. Không những vậy, nó còn giúp tạo ra không gian rộng rãi hơn nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Bên cạnh đó, tầng tum thường nằm ở vị trí sát tầng sân thượng của tòa nhà. Nếu như có thêm tầng tum, gia đình bạn sẽ có thêm một không gian nghỉ chân và thư giãn mỗi dịp cuối tuần cùng gia đình. Thật thú vị đúng không nào?
Tầng tum ở khu vực trên cùng của ngôi nhà giúp tạo ra không gian thoáng đãng, tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, qua đó tạo ra cho ngôi nhà cảm giác sạch sẽ, thoáng mát và luôn tràn ngập ánh sáng. Quả là một lý do tuyệt vời để thiết kế tầng tum.
III. Tên gọi các tầng trong thiết kế
Bên cạnh tầng tum là tầng gì, trong thiết kế và xây dựng còn có một số tên gọi của các tầng khác. Liệu bạn có biết tầng trệt, tầng lửng hay tầng G là gì hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Tầng trệt là gì?
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa tầng trệt. Tuy nhiên để hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là tầng đầu tiên được đánh số 1. Tầng tiếp theo chính là tầng số 2 rồi cứ thế tiếp tục tính lên. Tầng ở kế dưới tầng trệt là tầng hầm, thường được ký hiệu B (tiếng Anh là basement). Nếu như có nhiều tầng hầm thì sẽ kí hiệu là B1, B2, B3,… theo hướng tầng trệt trở xuống.
2. Tầng lửng là gì?
Tầng lửng hay còn được gọi là gác lửng hoặc gác xép. Đây là một tầng trong thiết kế của một tòa nhà hay một căn nhà. Tầng lửng cũng là tầng trung gian trong tòa nhà chính, do đó tầng này thường không được tính trong số những tầng tổng thể của một tòa nhà. Tầng lửng có công năng sử dụng tương đối đa dạng, có thể làm phòng khách, nhà kho, phòng ngủ,…
3. Tầng M là gì?
Tầng M là ký hiệu tầng thường dùng trong thang máy. Thường thì nút bấm trong thang máy sẽ được đánh số trùng tên tầng của tòa nhà, tuy nhiên tại các quốc gia lại có sự khác nhau về quy ước. Ví dụ như: Bắc Mỹ quy ước tầng trệt cũng chính là tầng 1. Tuy nhiên nếu như tòa nhà gồm cả tầng 1 và tầng trệt thì tầng trệt sẽ được ký hiệu là G hoặc M. Nếu như tòa nhà có tầng lửng (tầng nằm giữa tầng 1 và 2) thì được ký hiệu là M hoặc G.
4. Thiết kế thông tầng
Thiết kế thông tầng còn có tên gọi phổ biến khác là giếng trời. Đây là thiết kế thông dụng, có tác dụng giúp lưu thông ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, giúp cho ngôi nhà có bầu không khí trong lành và tràn đầy sức sống tự nhiên.
Thông tầng chính là khoảng không gian xuyên suốt chiều cao của căn nhà nhằm đưa ánh sáng và không khí bên ngoài vào. Thông tầng thường được thiết kế ở trung tâm nhà, bếp, cầu thang,… tùy thuộc vào bản thiết kế, kích thước căn nhà cũng như yêu cầu của từng gia đình.
>>> Xem thêm: Nhà Phố Là Gì? Tại Sao Người Việt Ưa Chuộng Nhà Phố
IV. Tầng tum có chức năng là gì?
Chức năng chủ yếu của tầng tum là gì? Tầng tum có rất nhiều công dụng khác nhau, bạn có thể tận dụng chúng để làm bất kỳ loại phòng nào, ví dụ như phòng thờ cúng, phòng thư giãn, phòng ngủ, hay phòng kho chứa đồ đều được. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay rất nhiều gia đình chọn thiết kế thêm một tầng tum phía trên. Các chức năng cụ thể của loại tầng này đó là:
- Thiết kế thêm tầng tum làm tăng diện tích sử dụng của căn nhà. Đặc biệt là với những gia đình có diện tích đất nhỏ và tương đối.
- Không làm phát sinh quá nhiều chi phí khi xây dựng. Chủ nhà có thể bố trí thêm để sử dụng tầng tum tùy theo nhu cầu cá nhân của mình.
- Việc thiết kế thêm một tầng tum cũng giúp ngôi nhà thêm phần sang trọng, mới lạ và trông bề thế hơn.
- Tầng tum giúp cho căn nhà trở nên mát mẻ vào mùa hè, hạn chế tối đa tình trạng nước mưa hắt vào nhà
V. Tầng tum có được tính là 1 tầng hay không?
Theo quy định chung của Luật Xây dựng, thì tầng tum trong xây dựng là gì? Hiện nay số tầng của một tòa nhà hoặc công trình gồm toàn bộ các tầng nổi trên mặt đất (bao gồm tầng tum, tầng kỹ thuật) và tầng bán hầm, không gồm tầng áp mái.
Tầng tum không được tính là một tầng khi:
- Chỉ dùng để bao che cầu thang bộ hoặc thang máy.
- Được dùng để bao che, bảo vệ các thiết bị công trình.
- Phục vụ cho mục đích lên mái và cứu hộ, cứu nạn.
>>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng 50+ mẫu thiết kế nhà đẹp nhất 2023
VI. Quy định thiết kế, diện tích, chiều cao về tầng tum là gì?
Vậy quy định thiết kế, diện tích, chiều cao về tầng tum là gì? Đây là thiết kế phổ biến trong các công trình thi công nhà ở, tuy nhiên việc xây dựng tầng tum phải đặc biệt chú ý tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng. Theo thông tư 07/2019 đã quy định rõ, tum sẽ không được tính vào số tầng của tòa nhà nếu chỉ xây dựng theo thiết kế mái lắp, che thang bộ, thang máy hay khu vực kỹ thuật của nhà ở.
Ngoài ra, diện tích mái tum không vượt quá 30% của diện tích sàn mái, chiều cao cũng không vượt quá 3 mét. Đây là một số quy định mới nhất trong thiết kế và xây dựng tầng tum, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 thay thế thông tư 03/2016 trước kia.
VII. Một số ý tưởng hay khi bố trí tầng tum
Một số ý tưởng hay khi bố trí tầng tum là gì? Phổ biến nhất, bạn có thể sử dụng phần không gian này làm kho chứa đồ. Nếu như xây nhà, mua nhà đất ở khu vực nông thôn, bạn cũng có thể sử dụng tầng tum để cất và trữ lúa thóc rất tiện lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ đồ đạc mà gia đình ít khi sử dụng như giày dép, quần áo, sách vở,… ở đây.
Những căn nhà phố thường có diện tích khá chật hẹp và không có quá nhiều không gian để thư giãn, cho cả gia đình tận hưởng không khí thoáng mát. Do đó, bạn có thể cải tạo tầng tum thành khu vực sân thượng. Chỉ cần bố trí một bộ bàn ghế thoải mái, một kệ sách nhỏ xinh, trồng thêm một số loại cây cảnh xanh mát,… làm bạn đã tạo ra một không gian thư giãn cho gia đình mình rồi.
Bên cạnh đó, bạn có thể biến tầng tum thành khu vực phòng thờ. Vậy cách để biến đổi phòng thờ từ tầng tum là gì? Bạn chỉ cần bài trí không gian sao cho gọn gàng, đặt vào một chiếc bàn thờ gia tiên, giữ cho không gian sạch sẽ là được. Phòng thờ thường được bài trí tại những nơi an tĩnh, riêng tư, do vậy mà đặt bàn thờ gia tiên ở tầng tum là một ý tưởng không tồi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng không gian này làm phòng ngủ, phòng học hoặc phòng làm việc,… Trong thời buổi giá nhà đất ngày càng leo thang, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì việc tận dụng tầng tum làm không gian sống là một ý tưởng tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Đất Chuyên Dùng Là Gì? Những Quy Định Mới Nhất Về Đất Chuyên Dùng
VIII. Những lưu ý khi thiết kế tầng tum
Những lưu ý khi thiết kế tầng tum là gì? Nếu như quyết định thiết kế tầng tum, bạn cần phải lưu ý những vấn đề như sau:
- Thiết kế tầng tum sao cho tận dụng tối đa ưu thế về không gian và ánh sáng tự nhiên.
- Quan tâm đến sự tối giản của nội thất, bố trí sao cho phù hợp với diện tích căn phòng. Hạn chế bố trí nội thất rườm rà, làm giảm tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian tầng tum.
- Để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, bạn nên xây dựng cửa sổ hướng về phía nào có ánh sáng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm chất liệu kính cường lực để cho căn phòng lúc nào trông cũng sáng sủa.
- Khi xây dựng cần dựa theo chuẩn quy định thiết kế, diện tích, chiều cao về tầng tum.
Nếu bạn có nhu cầu thuê căn hộ chung cư, hãy truy cập website Muaban.net để cập nhật các tin tức mới nhất:
IX. Một số mẫu thiết kế tầng tum đẹp
Sau đây, Mua Bán sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu thiết kế tầng tum đẹp và ấn tượng. Bạn có thể tham khảo và chọn ra cho mình một thiết kế phù hợp nhất với sở thích và không gian ngôi nhà. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tầng tum tuy chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể công trình nhà ở, nhưng lại có nhiều công năng sử dụng khác nhau. Mua Bán hy vọng rằng với những thông tin hữu ích từ trong bài viết này, bạn đã hiểu tầng tum là gì, cũng như vai trò, chức năng của loại tầng này. Chúc các bạn có một không gian sống thật ưng ý.
>>> Xem thêm:
- Hệ thống thông gió nhà ở phổ biến và tối ưu nhất
- Top 9 mẫu nhà bếp nhỏ đẹp đơn giản được ưa chuộng nhất năm 2023
- Yếu tố nào xác định chi phí xây phòng trọ 16m2 chính xác nhất