Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeViệc làmStakeholders là gì? Tất tần tật điều thú vị về Stakeholder

Stakeholders là gì? Tất tần tật điều thú vị về Stakeholder

Stakeholders là một trong những thuật ngữ phổ biến ở môi trường doanh nghiệp, tuy nhiên hiện tại vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ nghĩa của thuật ngữ này. Các chủ doanh nghiệp hay nhân viên cần nắm tường tận ý nghĩa của Stakeholders để phát huy tốt vai trò của bản thân. Vì thế hôm nay Muaban.net sẽ giải nghĩa cho bạn đọc Stakeholder là gì? Cùng vai trò của bộ phận này trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu về Stakeholder

Stakeholder là gì?

Stakeholder
Stakeholder là gì?

Hiểu theo cách đơn giản, ngắn gọn nhất thì Stakeholders có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một nhóm người quan tâm đến dự án và mong muốn dự án thành công trọn vẹn. Điển hình những nhóm người thuộc Stakeholders là nhà cung cấp, nhà đầu tư bên ngoài, cơ quan quản lý, thành viên tổ chức, nhân viên nội bộ và khách hàng.

Tất cả nhóm người trên đều có quyền ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra họ cũng tác động hoặc chịu tác động đến chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển của dự án. Vì vậy, việc chọn lọc Stakeholders để tham gia vào dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho dự án.

Stakeholders trong Procurement

Stakeholder là một cá nhân bất kỳ nào hay một tổ chức nào đó có lợi tức từ phía doanh nghiệp hoặc là có thể bị ảnh hưởng từ một dịch vụ, dự án hoặc những  rủi ro từ doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động bất kỳ mà tổ chức thực hiện, kể cả chiến lược, chiến thuật hay sự điều hành, những yếu tố có thể dẫn đến sự thành công bởi các hoạt động là việc đóng góp, hỗ trợ và cam kết từ các Stakeholders chính ở tổ chức đó.

Đối với Stakeholder ở  trong hoạt động Procurement sẽ được chia thành hai nhóm:

– Các Stakeholders từ bên trong 

– Các Stakeholders từ bên ngoài. 

Chìa khóa quản lý của cả hai nhóm này là xây dựng các mối quan hệ cùng với tiến hành các bài tập về nhà về chức năng và nhu cầu mong muốn của hai nhóm. Để quản lý hai nhóm này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc phải xây dựng mối quan hệ nhưng đồng thời đảm bảo được các mong muốn và nhu cầu của cả hai nhóm Stakeholder này.

stakeholders
Stakeholders trong Procurement

Stakeholder trong phạm vi Quản lý dự án PMP

Trong phạm vi PMP, các bên liên quan là một cá nhân, một nhóm hay tổ chức nào đó có thể ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng hoặc là nhận thấy rằng bản thân bị ảnh hưởng từ các quyết định hay hoạt động, kết quả của dự án,danh mục hoặc chương trình.

Các Stakeholder trong dự án có thể gồm:

Sponsors (Các nhà tài trợ): Có thể là cá nhân hay các nhóm cung cấp hỗ trợ về tài chính, nguồn lực hoặc sự hỗ trợ dự án. Nhà tài trợ chính thức sẽ ủy quyền cho dự án theo cách ký vào bản điều lệ của dự án.

Khách hàng, người sử dụng (Customers and users): Họ sẽ phê duyệt  giao phẩm của dự án.

Người bán (Sellers): Là người  sẽ cung cấp các sản phẩm, thành phần hoặc dịch vụ cho các dự án theo hợp đồng.

Các đối tác kinh doanh (Business partners):  sẽ có mối quan hệ, vai trò kinh doanh vô cùng  đặc biệt cùng với dự án như thực hiện đào tạo,cài đặt hoặc hỗ trợ.

Các nhóm tổ chức (Organizational groups):  là các bên liên quan đến nội bộ bị ảnh hưởng từ các hoạt động của nhóm như là  tài chính, vận hành, pháp lý, dịch vụ khách hàng và bán hàng.

Các nhà quản lý giám đốc phòng ban (Functional managers): quản lý bộ phận tổ chức như  tài chính, nhân sự, mua sắm hay kế toán và những người mà hỗ trợ các hoạt động dự án.

Các bên liên quan khác (Other Stakeholders):  đóng góp hay quan tâm đến giao phẩm dự án như là các cơ quan quản lý của chính phủ, các tổ chức tài chính nhà tư vấn.

Tìm kiếm việc làm phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây

[Co.opMart] Bổ Sung NV Trung Tuổi Làm Thời Vụ Tạp Vụ-Bảo Vệ-Bán Hàng
8
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc Làm Tết Cần Gấp Người Làm Phụ Bán Hàng Tết Quận 12
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cận Tết Nhu Cầu Mua Sắm Cao Bổ Sung Thêm Nhân Viên Tại Lotte Mart
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN SALE THỊ TRƯỜNG
0
  • Hôm nay
  • Thành phố thủ Dầu Một, Bình Dương
Thông Báo Tuyển Dụng  35 Nhân Viên THỜI VỤ VÀ CHÍNH THỨC TẠI CO.OP
6
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BƯU TÁ GIAO TUYẾN CẦU GIẤY
2
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tuyển lao động phổ thông đi làm ngay
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Siêu thị mini cần tuyển gấp 4 nhân viên bán hàng và phụ kho
3
NĂM MỚI ! CẦN BỔ SUNG NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN BÓ LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cuối năm cần  thuê  3 người  làm  tại đường  Kha  Vạn Cân, Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CÔNG TY VĨNH THÁI -  Quận Long Biên CẦN TUYỂN LÁI XE bằng D
1
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
📣Cần Tuyển 5 Nhân Viên Bán Hàng Thời Vụ / Lâu Dài năm 2025
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa Minh Ngọc tuyển gấp thời vụ bán hàng, tạp vụ, bảo vệ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
HÓC MÔN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRONG DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tuyển nhân viên lái xe kho vận
6
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
BỔ SUNG 5 NHÂN VIÊN LÀM TẾT TẠI QUẬN 4
1
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM

>>> Xem thêm: 11 Khó Khăn Khi Làm Việc Nhóm Và Cách Giải Quyết

Cách xác định Stakeholders bằng Power/Interest Grid

stakeholders
Cách xác định Stakeholders bằng Power/Interest Grid

Như đã nêu trên, Stakeholders có thể bị ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng đến dự án theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế để dự án thuận lợi đạt được thành công, giám đốc dự án sẽ luôn giữ sự hài lòng của bất kỳ nhóm Stakeholders nào ở mức độ phù hợp do dự án thành công hay không phụ thuộc vào sự hài lòng của Stakeholders.

Để làm được điều đó, giám đốc dự án sẽ sử dụng Power/Interest Grid (lưới quyền lực/quan tâm) để xác định và quản lý các Stakeholders. Cụ thể các bên liên quan sẽ được phân loại theo mức độ quyền lực họ nắm giữ và sự quan tâm của họ đến dự án, từ đó hình thành nên chiến lược quản lý phù hợp:

  • Quyền lực cao/quan tâm cao: quản lý chặt chẽ
  • Quyền lực cao/quan tâm thấp: chủ yếu giữ hài lòng
  • Quyền lực thấp/quan tâm cao: nên giữ thông tin
  • Quyền lực thấp/quan tâm thấp: giám sát

Stakeholders có mấy loại?

Stakeholders
Stakeholders có mấy loại?

Có rất nhiều cách để phân loại Stakeholders, tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi dự án. Nhưng phổ biến nhất hiện nay Stakeholders chia thành 2 loại là chính yếu và thứ yếu.

Stakeholder chính yếu 

Stakeholders chính yếu đóng góp đến 80% sự thành bại của dự án, vì thế chủ doanh nghiệp luôn cần để tâm đến các đối tượng này. Những người thuộc được xếp vào nhóm này là cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, chủ đầu tư, lao động,…

Stakeholders thứ yếu

Dù chỉ ảnh hưởng đến gián tiếp đến sự thành bại của dự án, nhưng rất nhiều công ty làm ngơ với nhóm Stakeholders này và phải nếm trái đắng thất bại. Đối tượng được liệt vào nhóm này là chính phủ các cấp, hiệp hội, các tổ chức quan trọng và cộng đồng.

Tham khảo thêm tin đăng dưới đây:

Nhân viên kiểm soát hàng hóa _ chăm sóc khách hàng
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
GIA NHẬP “BIỆT ĐỘI SALE” DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG TẠI THIÊN KHÔI
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh thị trường
0
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhân dịp cuối năm Bách hóa tổng hợp cần gấp 6 Nhân viên đóng gói
2
  • 15/01/2025
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🌈 CỬA HÀNG TIỆN LỢI KHAI TRƯƠNG CẦN GẤP 5 LĐPT
1
  • 02/01/2025
  • Quận 3, TP.HCM
CẦN MẪU ẢNH CHỤP SET QUÀ NOEL TẾT HCM
0
  • 29/12/2024
  • Quận 3, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing
1
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing 12 - 25 triệu/tháng
  • 24/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Cần người làm việc tại chi Nhánh Đà Nẵng
0
  • 22/12/2024
  • Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Cần tuyển Gấp Nhân Viên Content Marketing
2
  • 20/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển 01 nam nhân viên Marketing
0
  • 17/12/2024
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Oscar edu tuyển chuyên viên tư vấn tuyển sinh
1
  • 16/12/2024
  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Công ty Thiên Đức Tuyển dụng nhân viên maketing
1
  • 13/12/2024
  • Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Nhân viên Content Creator Tiktok
0
Nhân viên Content Creator Tiktok 9 - 18 triệu/tháng
  • 11/12/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 Tuyển nv Maketing Biết Thiết Kế Ảnh Và Làm Video
1
  • 07/12/2024
  • Quận Ba Đình, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh - marketing
1
  • 05/12/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CẦN NHÂN VIÊN MARKETING MẶT HÀNG MỸ PHẨM
1
  • 05/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh bán hàng
0
  • 05/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • 03/12/2024
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên tiếp thị bán hàng khu vực quận Long Biên
1
  • 30/11/2024
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Tuyển đội ngũ giới thiệu, tư vấn mỹ phẩm
1
  • 29/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

>>> Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì và cách điền vào CV chính xác nhất

Đặc điểm của Stakeholders bên ngoài và nội bộ

stakeholders
Đặc điểm của stakeholders bên ngoài và nội bộ

Stakeholders nội bộ

Stakeholders nội bộ là những người, tổ chức có cổ phần hoặc vốn đầu tư doanh nghiệp, do đó họ rất quan tâm đến sự thành công của dự án do mang lại lợi nhuận cho nhóm này.

Ví dụ cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty, khi công ty hoạt động sinh lợi nhuạn thì các cổ đông đều được hưởng lợi, vì thế các cổ đông rất quan tâm đến dự thành công của dự án.

Stakeholders bên ngoài

Stakeholders bên ngoài là những cá nhân hay tổ chức không tồn tại sợi dây liên kết trực tiếp với doanh nghiệp nhưng lại chịu tác động bởi sự thay đổi trong doanh nghiệp. Do đó loại Stakeholder này nếu chịu tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường sống, khí thải vượt nồng độ cho phép,… thì chính phủ sẽ can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất.

Ví dụ doanh nghiệp hoạt động không tuân thủ nguyên tắc xử lý chất thải, đem trực tiếp đổ thải ra sông, khiến sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các cư dân ven bờ. Khi đó, người dân sẽ trở thành Stakeholders bên ngoài, đến góp ý kiến cho công ty và tố cáo lên chính phủ, dẫn đến công ty đứng trước nguy cơ đình trệ sản xuất.

Stakeholders theo mô hình của Agile

Stakeholders
Stakeholders theo mô hình của Agile

Trong các dự án mà Agile thực hiện thì Stakeholders thường giữ các vai trò là khách hàng, người dùng và nhà tài trợ.

Về khách hàng

Thông thường là các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng để được cấp quyền sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của dự án. Không chỉ khách hàng là đối tượng bên ngoài công ty mà còn có thể là khách hàng nội bộ như CEO, nhân viên các cấp, cổ đông tùy theo từng dự án phát triển.

Về người dùng

Người dùng sẽ là cá nhân hay tổ chức sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của dự án. Tương tự như khách hàng, người dùng có thể nằm ở bên trong hoặc bên ngoài công ty tùy theo đối tượng hướng đến của dự án. Việc người dùng và khách hàng giống nhau là điều khá bình thường trong mô hình của Agile.

Về nhà tài trợ

Có thể là một hay nhiều cá nhân, tổ chức cung cấp nguồn lực nhân sự, hỗ trợ về mảng tài chính và nhiều yếu tố khác cho dự án được thành công. Bằng cách ký vào bản điều lệ của dự án, nhà tài trợ đã ủy quyền thành công cho dự án.

>>> Xem thêm: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào ở buổi phỏng vấn?

Vai trò của Stakeholder

Stakeholder
Vai trò của Stakeholder

Trong mỗi dự án, Stakeholders đều giữ một vai trò khác nhau do phụ thuộc nhiều vào chức danh và nghĩa vụ, lợi ích mỗi bên khi tham gia vận hành dự án. Những dự án chứng kiến Stakeholders hoạt động càng sôi nổi, hợp tác chặt chẽ ít ganh đua với nhau thì khả năng thành công càng cao.

Khác xa với mô hình truyền thống lạc hậu, ở thời Stakeholders chỉ có thể nhìn thấy sản phẩm khi dự án được hoàn tất; ở thời điểm ngày nay, Stakeholders có thể tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ bằng cách làm việc trực tiếp với nhân viên hay đề xuất các ý tưởng đổi mới, sửa lỗi sản phẩm.

Từ đó nhiều sản phẩm chạm đến ngưỡng hoàn hảo ra đời, tạo ra giá trị đáp ứng được nhu cầu đa phương diện của người dùng. Ngoài ra Stakeholders còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng đống thời gian, chi phí sản xuất sản phẩm đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra và tăng tỉ lệ thành công của dự án.

Tại sao dự án thành công phải dựa vào Stakeholders?

stakeholders
Tại sao dự án thành công phải dựa vào Stakeholders?

Từ những phân tích bên trên, rất có thể mọi người đã thấy được tầm quan trọng của Stakeholders trong bất kỳ dự án nào. Nói một cách ngắn gọn thì Stakeholders chính là nền móng của dự án. 

Mỗi Stakeholders đều đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt như lên kế hoạch cho dự án, giải quyết nguyên liệu đầu vào, tinh chỉnh sản phẩm đầu ra,… Tất cả đều là những mắt xích không thể thiếu liên kết chặt chẽ với nhau giúp dự án được sớm hoàn thiện. Một cá nhân không thể cùng lúc đảm nhận hết tất cả các nhiệm vụ trên.

Stakeholders có nguồn lực tài chính càng mạnh, càng tăng khả năng thành công cho dự án. Vì đây là một trong những nguồn lực chính đế duy trì hoạt động cho dự án và tạo đòn bẩy vững chắc nâng dự án đến thành công.

Do đó, khi bạn là chủ doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh, đừng làm một mình đầy rủi ro mà hãy tập hợp các Stakeholders hợp tác lại với nhau. Một đội ngũ dễ dàng giải quyết những khó khăn, thách thức hơn là bạn tự làm một mình.

>>> Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Làm cách nào để xây dựng?

Stakeholder và shareholder có giống nhau không?

Shareholder là khái niệm con nằm trong Stakeholder, mang ý nghĩa là cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty. Còn Stakeholder ngoài việc bao hàm cả shareholder thì còn có nhân viên các cấp, các phòng ban, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, khách hàng, người tiêu dùng.

Stakeholder Engagement Assessment Matrix là gì?

Stakeholder Engagement Assessment Matrix là một ma trận được so sánh ở mức độ tham gia  cũng như tương tác hiện tại và những mức độ tham gia và tương tác mong muốn của bên liên quan. Ma trận này được dùng để phân loại bên liên quan của các dự án thành nhóm nhỏ hơn dựa vào mức độ phân loại. Sự tương tác, tham gia của các Stakeholder sẽ thay đổi theo dự án khác nhau. Các cấp độ phân loại sẽ bao gồm 5 cấp độ:

  • Unaware (Không biết): Không biết về dự án hay các tác động tiềm ẩn
  • Resistant (Kháng cự): Nhận thức về dự án, các tác động tiềm ẩn hay chống lại sự thay đổi
  • Neutral (Trung lập): Nhận thức về dự án; không kháng cự và không hỗ trợ
  • Supportive (Hỗ trợ): Nhận thức về dự án, các tác động tiềm ẩn; hỗ trợ sự thay đổi

Leading (Dẫn đầu): Nhận thức về dự án, các tác động tiềm ẩn; tích cực tham gia vào các việc đảm bảo dự án được thành công.

stakeholders
Stakeholder Engagement Assessment Matrix

10 Một số khái niệm khác của Stakeholder?

Ngoài ra, có thể hiểu đơn giản hơn thì Stakeholder còn có nghĩa là những bên liên quan. Thuật ngữ này còn để chỉ người bất kỳ hay nhóm nào đó bị tác động tích cực hay tiêu cực bởi một sáng kiến, dự án, tổ chức hoặc chính sách . Họ có thể là người bên trong hay bên ngoài tổ chức bạn.

Bạn sẽ thấy các bên liên quan đã được nhắc đến rất nhiều ở trong các doanh nghiệp lớn hay các tổ chức chính phủ,  quản lý dự án ở quy mô lớn. Nhưng các bên liên quan sẽ tồn tại cho bất kỳ loại dự án, tổ chức nào, kể cả quy mô.

Stakeholders
Một số khái niệm khác của Stakeholde

Stakeholder bao gồm những người họ có tiếng nói và thậm chí tham gia vào những quyết định, cũng như là các nhóm hoặc người đại diện đối với các lợi ích ở trong dự án. Cụ thể là: những chủ sở hữu; đối tác; giám đốc điều hành; cổ đông;  khách hàng; nhóm ngành; người dùng; cơ quan quản lý; tổ chức truyền thông,…

Sau khi xem xong bài viết “Stakeholders là gì? Tất tần tật những điều thú vị về stakeholder”, Muaban.net hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm khó nhằn này, đồng thời biết thêm vai trò quan trọng của nhóm người này. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua bất động sản để cho thuê hoặc định cư với giá tốt thì hãy truy cập Muaban.net ngay hôm nay.

>>> Tham khảo thêm:

  • Nhân viên điều phối là làm gì và các tiêu chuẩn cần có
  • Lương 3P là gì? Cách tính lương 3P chuẩn xác nhất
  • Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết

 

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ