Saturday, April 27, 2024
spot_img
HomeLuật nhà đấtSổ hồng là gì? Tìm hiểu chi tiết những thông tin có...

Sổ hồng là gì? Tìm hiểu chi tiết những thông tin có trong sổ hồng

Sổ hồng là tên gọi của một loại giấy chứng minh quyền sở hữu rất “quyền lực” trong lĩnh vực bất động sản. Mua Bán sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về sổ hồng là gì và các thông tin được ghi trong sổ hồng qua bài viết dưới đây. Hãy tham khảo ngay nhé!

Sổ hồng là gì? Tìm hiểu chi tiết những thông tin có trong sổ hồng
Sổ hồng là gì? Tìm hiểu chi tiết những thông tin có trong sổ hồng

1. Định nghĩa về sổ hồng

Theo quy định của Luật đất đai Việt Nam hiện hành thì không có khái niệm sổ hồng. Đây là khái niệm mà người dân tự đặt ra để phân biệt các loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất dựa theo màu sắc. Trong đó, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bất động sản bao gồm loại có bìa có màu hồng (hay còn gọi là sổ hồng) là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ (hay còn gọi là sổ đỏ).

Như vậy, khái niệm sổ hồng chính là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ hồng là gì? Là tên gọi của một mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng là gì? Là tên gọi của một mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định mới nhất tại khoản 6 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 thì sổ hồng – Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất chính là chứng thư pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

2. Những thông tin được ghi trong sổ hồng

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì bên trong sổ hồng đúng chuẩn gồm có 04 trang. Bên trong có màu hồng cánh sen và nền hoa văn trống đồng được in chìm (còn được gọi là phôi Giấy chứng nhận), trang bổ sung có nền trắng.

Mỗi trang của sổ hồng đều có kích thước 190 x 265mm. Nội dung của các trang bao gồm thông tin về chủ sở hữu, thông tin thửa đất, thông tin về căn nhà và các tài sản trên đất, thông tin quy hoạch, những ghi chú, lưu ý,… khi sử dụng. Cụ thể như sau:

2.1 Thông tin chủ sở hữu

Thông tin chủ sở hữu được ghi trên bìa của sổ hồng.
Thông tin chủ sở hữu được ghi trên bìa của sổ hồng.

Thông tin về chủ sở hữu nhà đất sẽ được ghi cụ thể tại mục người sử dụng đất trên sổ hồng. Theo đó, chủ sở hữu nhà cùng với những tài sản khác gắn liền với đất sẽ được ghi cụ thể ngay trên trang bìa và tại phần chú thích ở mục IV.

Trong trường hợp là sổ của gia đình thì sẽ có một người đại diện đứng tên trên sổ nhưng trong phần ghi chú sẽ có thông tin sổ là tài sản chung của hộ gia đình đó. Mặt khác, khi người đứng tên sổ hồng là người dưới 18 tuổi thì sẽ có thêm thông tin của người giám hộ trên trang bìa.

2.2 Mẫu phôi giấy chứng nhận

Theo quy định của Luật đất đai áp dụng từ 10/12/2009 thì có mẫu sổ mới cho cả 2 loại GCN quyền sở hữu bất động sản bao gồm cả sổ đỏ và sổ hồng đậm thành sổ có màu hồng cánh sen.

Mẫu phôi giấy chứng nhận
Mẫu phôi giấy chứng nhận

Ở góc dưới bên phải của trang bìa sổ hồng là số phôi (số sổ hồng). Khi chính quyền địa phương cấp sổ hồng cho cá nhân hoặc tập thể nào thì sẽ dựa trên những số phôi được cấp để theo dõi và quản lý. Số phôi có cả ở trên trang bìa và trang thứ 2 của sổ hồng trong mục Số vào sổ cấp giấy chứng nhận.

Dựa vào số phôi này bạn cũng có thể biết được địa phương đã cấp sổ hồng đó. Nếu là sổ đổi mới, cấp lại hoặc trường hợp được cấp khi chuyển quyền sử dụng thì có chữ ký và con dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường, có số vào sổ cấp GCN: CSxxxxx (trong đó: CS là cấp Sở + năm chữ số đi kèm).

2.3 Thông tin thửa đất

Bên cạnh thông tin về chủ sở hữu thì trên sổ hồng còn có thông tin cụ thể về thửa đất. Bao gồm các thông tin sau đây: 

  • Số hiệu của thửa đất, số tờ bản đồ kèm theo địa chỉ của thửa đất đó.
  • Diện tích đất được công nhận và diện tích không được công nhận. 
  • Diện tích đất được phép xây dựng, diện tích đất lưu thông, diện tích sử dụng chung, ngõ đi chung (nếu có).
  • Chiều dài x chiều rộng thực tế của thửa đất.
  • Hướng của thửa đất. 
  • Hình thức, mục đích và thời gian thửa đất.
  • Tài sản khác gắn liền với đất.
  • Nguồn gốc, mục đích sử dụng đất. 
Thông tin thửa đất trên sổ hồng.
Thông tin thửa đất trên sổ hồng.

2.4 Thông tin nhà ở

Thông tin nhà ở sẽ được nêu rõ tại mục II của sổ hồng. Bạn sẽ thấy thông tin nhà ở bao gồm các hạng mục đó là: 

  • Vị trí cụ thể của căn nhà.
  • Diện tích xây dựng căn nhà.
  • Diện tích sàn (tức là diện tích mặt bằng xây dựng = diện tích xây dựng x số tầng (nếu có).
  • Kết cấu căn nhà.
  • Cụ thể loại nhà cấp mấy: Cấp 2, cấp 3, cấp 4, biệt thự,…

2.5 Thông tin quy hoạch

Riêng những thông tin liên quan đến vấn đề quy hoạch sẽ được nêu rõ tại mục III trên sổ hồng:

Thông tin quy hoạch trên sổ hồng.
Thông tin quy hoạch trên sổ hồng.
  • Thông tin quy hoạch của địa phương sẽ được nêu cụ thể ở phần Ghi chú. Thường thì sẽ bao gồm cả thông tin về việc đền bù nếu thửa đất đó bị nằm trong vùng quy hoạch.
  • Diện tích của thửa đất nằm trong vùng quy hoạch được nêu rõ tại mục III sơ đồ thửa đất.
  • Bạn có thể xác định thông tin quy hoạch bằng cách dựa trên tọa độ, sử dụng phần mềm quy hoạch để tra cứu.

2.6 Nội dung tại phần ghi chú điều 6 mục II

Ở phần ghi chú điều 6 mục II sẽ có những thông tin về việc chuyển nhượng nhà đất từ khi nào, do cơ quan nào cấp, đất thuộc quy hoạch hay không, thời gian mua bán đất theo điều lệ tại Nghị định 61,…

2.7 Nội dung lưu ý tại mục IV

Nếu có những thông tin cần bổ sung liên quan đến nhà đất sẽ được ghi bổ sung trong mục IV. Thường thì những thông tin này sẽ bao gồm:

  • Thông tin thửa đất bị hạn chế. Ví dụ như hạn chế quyền chuyển nhượng,…
  • Thông tin nghĩa vụ tài chính, sang nhượng, đang bị thế chấp tại ngân hàng,…
  • Thông tin liên quan đến sang nhượng, chuyển đổi quyền sở hữu,…
  • Thông tin về việc mục đích sử dụng đất.
  • Thông tin về sửa đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất,…
Thông tin thế chấp tại ngân hàng trên sổ hồng.
Thông tin thế chấp tại ngân hàng trên sổ hồng.

3. Điểm khác biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ

Như đã chia sẻ trên, hiện nay có 2 dạng GCN quyền sử dụng đất đó là sổ đỏ và sổ hồng. Dưới đây là một số điểm khác biệt quan trọng:

Sổ đỏ và sổ hồng có sự khác biệt về màu sắc và tính pháp lý.
Sổ đỏ và sổ hồng có sự khác biệt về màu sắc và tính pháp lý.
Phân biệt Sổ đỏ Sổ hồng
Ý nghĩa Sổ đỏ chính là tên gọi của GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng những tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng là GCN quyền sở hữu nhà và GCN quyền sử dụng đất ở được các cơ quan nhà nước cấp cho chủ sở nhà đất đó trong các trường hợp cụ thể:
  • Chủ sở hữu nhà ở mà không đồng thời là chủ sử dụng đất thì sẽ được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở.
  • Chủ sở hữu nhà ở cũng đồng thời là chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì sẽ được cấp 1 GCN là GCN quyền sở hữu nhà ở và GCN có quyền sử dụng đất ở.
Cơ quan ban hành Ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban hành bởi Bộ Xây dựng.
Màu sắc nhận diện Bìa màu đỏ. Bìa màu hồng nhạt.
Khu vực được cấp sổ Ngoài đô thị. Đô thị.
Đối tượng sử dụng Chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Chủ sở hữu quyền sử dụng đất hoặc các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, căn hộ chung cư.

4. Những trường hợp được cấp sổ hồng

Một số trường hợp được cấp sổ hồng có thể kể đến như:

  • Những cá nhân, tập thể đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất. Những thông tin này được quy định rõ tại các điều 100, 101, 102 trong Luật Đất đai ban hành năm 2013;
  • Những cá nhân, tập thể được Nhà nước giao đất hoặc là cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai ban hành năm 2013 có hiệu lực thi hành tức là ngày 01/7/2014;
  • Những cá nhân, tập thể được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, hoặc cho, tặng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Những cá nhân, tập thể nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Những cá nhân, tập thể được sử dụng đất dựa trên kết quả hòa giải thành công trong tranh chấp đất đai;
  • Dựa trên các bản án hoặc quyết định của Toà án Nhân dân hay các quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Sổ hồng là gì? Đủ điều kiện sẽ được cấp sổ hồng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành.
Đủ điều kiện sẽ được cấp sổ hồng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành.
  • Những cá nhân, tập thể trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Những cá nhân, tập thể sử dụng đất trong khu công nghiệp, các cụm công nghiệp hoặc các khu chế xuất, các khu công nghệ cao hoặc tại các đặc khu kinh tế;
  • Những cá nhân, tập thể mua nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Những cá nhân, tập thể được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở hoặc trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Những cá nhân, tập thể sử dụng đất tách thửa, hợp thửa hoặc các nhóm người sử dụng đất, các thành viên hộ gia đình, cặp vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Những cá nhân, tập thể sử dụng đất đề nghị cấp đổi hay là cấp lại giấy chứng nhận bị mất.
Những cá nhân, tập thể mua nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp sổ hồng.
Những cá nhân, tập thể mua nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp sổ hồng.

5. Lưu ý về việc đổi Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 sang mẫu mới

Theo quy định mới nhất tại Khoản 2 Điều 97 của Luật Đất đai ban hành năm 2013 thì:

  • GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • GCN quyền sở hữu nhà ở.
  • GCN quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và xây dựng.

Nếu được cấp trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ có giá trị pháp lý và không cần phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Trong trường hợp đã được cấp GCN trước ngày 10/12/2009, khi có nhu cầu cấp đổi mới sẽ được hỗ trợ để đổi sang GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Do đó, không bắt buộc người dân phải đổi GCN quyền sử dụng nhà đất sang mẫu sổ hồng mới hiện hành, chỉ hỗ trợ đổi nếu như người dân thực sự có nhu cầu mà thôi.

Không bắt buộc người dân phải đổi GCN quyền sử dụng nhà đất sang mẫu sổ hồng mới
Không bắt buộc người dân phải đổi GCN quyền sử dụng nhà đất sang mẫu sổ hồng mới.

Lời kết

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về khái niệm sổ hồng là gì, các thông tin được ghi trong sổ hồng và cách phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất nói chung, sổ hồng nói riêng. Đừng bỏ lỡ những thông tin mới nhất về bất động sản, nhà đất trên khắp 63 tỉnh thành được chia sẻ hàng ngày trên Muaban.net nhé!

Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ