Sampling là hình thức quảng cáo phổ biến trong Marketing. Nhờ những ưu điểm nổi trội, hình thức này dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng và được càng nhiều doanh nghiệp áp dụng. Sampling dần trở thành chiến lược cốt lõi để tiếp cận khách hàng hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn số ít người chưa thực sự hiểu Sampling là gì, hay những ưu điểm mà nó mang lại,… Bài viết sau đây, Muaban.net sẽ cung cấp các thông tin xoay quanh về Sampling mời bạn đọc khám phá.
I. Tìm hiểu về Sampling
1. Sampling là gì?
Sampling là hình thức tiếp cận khách hàng, bằng cách cho phép khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm mẫu của doanh nghiệp miễn phí. Đây được xem là một trong những cách gia tăng doanh số hiệu quả trong tiếp thị, bởi khả năng tiếp cận khách hàng gần hơn và đồng thời ghi nhận được những đóng góp, đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đây, giúp doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm.
Sampling trở nên khá phổ biến ở thị trường Việt Nam, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh các nhân viên PG trong các trung tâm thương mại lớn, hay những sự kiện có nhiều người tham gia, cũng như những xe đẩy bắt mắt ngoài đường phố phát sản phẩm miễn phí.
Sampling thường được áp dụng cho nhiều trong các lĩnh vực như FMCG, viễn thông, thức ăn nhanh (fast food),…
>>> Xem thêm: Activation là gì? Bí quyết chạy một Activation hiệu quả
2. Sampling có vai trò thế nào trong Marketing?
Đối với nhiều doanh nghiệp, sampling sản phẩm là hình thức quảng cáo không thể bỏ qua. Dưới đây là các lợi ích tuyệt vời mà doanh nghiệp nhận được khi tận dụng tốt nghệ thuật Sampling.
2.1 Tạo cơ hội trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
Sampling giúp khách hàng gia tăng sự trải nghiệm sản phẩm, sự trải nghiệm thực tế tốt hơn rất nhiều lần so với truyền thông quảng cáo. Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm hoàn toàn miễn phí, sự trải nghiệm trực tiếp là đòn bẩy giá trị nhất kích thích khách hàng chuyển đổi hành động mua sắm dễ dàng hơn.
2.2 Tạo dựng niềm tin cho khách hàng đối với thương hiệu
Hiểu đúng về sản phẩm giúp khách hàng có niềm tin hơn với thương hiệu đó. Cảm nhận của bản thân là thước đo đáng tin cậy hơn bất kỳ hình thức quảng cáo nào. Sự tin tưởng này sẽ giúp khách hàng đánh giá tốt về sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Có thể họ không sử dụng ngay tại thời điểm đó, nhưng khi phát sinh nhu cầu họ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn.
2.3 Thúc đẩy khách hàng mua sắm tiềm năng
Một doanh nghiệp để đạt được thành công không thể chỉ giữ mãi những khách hàng mà còn phải tìm kiếm những khách hàng mới. Từ khách hàng cũ mở rộng mối quan hệ đến khách hàng mới, từ một khách hàng chỉ dùng thử sản phẩm trở thành một khách hàng trung thành. Họ tin tưởng vào trải nghiệm của bản thân và giới thiệu cho người thân, bạn bè sử dụng. Từ đây, nhận thấy chỉ nhờ vào Sampling đã giúp doanh nghiệp thúc đẩy được nhiều vị khách mua sắm tiềm năng.
2.4 Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Các gói quảng cáo hiện nay tốn chi phí cao. Với hình thức Sampling, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị sản phẩm mẫu thử và đội ngũ Marketing để quảng cáo. Hình thức này sẽ được thực hiện dễ dàng, tiếp cận nhanh chóng và chi phí thấp hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo khác.
2.5 Lắng nghe và phản hồi được với khách hàng trực tiếp
Tại tất cả các chương trình Sampling, sau khi dùng thử sản phẩm, khách hàng đều có thể đưa ra phản hồi và ghi nhận những đóng góp đó. Việc trao đổi và tư vấn trực tiếp diễn ra. Một số nhân viên tư vấn nếu có kỹ năng sẽ khiến khách hàng ấn tượng sâu sắc và chuyển đổi từ dùng thử sang mua sản phẩm và trở thành khách hàng tiềm năng.
3. Ưu điểm của hình thức tiếp thị trực tiếp Sampling
Nhờ đặc điểm tặng và cho phép sử dụng sản phẩm miễn phí, hình thức tiếp thị trực tiếp Sampling dễ dàng tiếp cận và lấy được thiện cảm của khách hàng. Từ đây, các công ty dễ dàng thu thập được ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm để từng bước hoàn thiện và nâng cao giá trị thương hiệu.
Trong quá trình đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, khách hàng sẽ được tư vấn kỹ hơn bởi đội ngũ PG, do đó tăng tỉ lệ thuyết phục khách mua hàng. Ngoài ra, Sampling còn giúp hạn chế sự cạnh tranh của đối thủ cùng ngành, vì hiếm khi họ lựa chọn thực hiện Sampling trong cùng một địa điểm. Giúp khách hàng phân tán và tập trung nhiều hơn vào sản phẩm Sampling.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu Swagger là gì? Cách tận dụng swagger để viết API
4. Khi nào cần tiến hành Product Sampling?
Thời điểm lý tưởng để đưa ra chiến lược Product Sampling chính là:
- Doanh nghiệp/ công ty vừa ra mắt 1 sản phẩm/ dịch vụ mới.
- Quảng bá và mở rộng thương hiệu trên một thị trường mới.
- Diễn ra sự kiện thúc đẩy mua sắm liên quan mật thiết đến mặt hàng của bạn, chẳng hạn như Sampling mỹ phẩm, nước hoa vào dịp lễ 14/2 hoặc 8/3,…
- Doanh nghiệp muốn khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao nhận diện thương hiệu và logo ra thị trường cạnh tranh với đối thủ,…
- Kích cầu mua sắm với các khách hàng tiềm năng, gia tăng dân số.
II. Các hình thức Sampling phổ biến?
1. Face to face
Tổng quan:
Đúng với tên gọi của nó, Face to Face là hình thức tiếp thị trực tiếp thu hút sự trải nghiệm sản phẩm của khách hàng. Các chiến dịch FTF (Face to Face) thường được diễn ra ở những địa điểm thuận tiện, có nhiều người qua lại như siêu thị, các sự kiện event,..
Điểm mạnh:
- Có thể hướng đến đa dạng các đối tượng khách hàng ở nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau.
- Khách hàng sử dụng trực tiếp và ngay lập tức thu thập được đánh giá của khách hàng.
- “Hiệu ứng đám đông” và tác động “cộng hưởng” sẽ giúp hình thức quảng cáo này thu hút được rất nhiều người.
Hạn chế:
- Nhiều khách hàng tò mò và muốn trải nghiệm nhưng không có nhu cầu mua hàng.
- Sản phẩm dùng thử miễn phí thu hút khách hàng, nhưng nếu không biết cách quảng cáo sẽ gây hao tốn sản phẩm mẫu nhưng không thu về kết quả cao.
- Nhiều người chỉ mua sau quảng cáo 1 lần nhưng không sử dụng sản phẩm và dịch vụ lâu dài. Không hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
2. Door to door
Tổng quan:
Đây là một hình thức quảng cáo đặc biệt hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng. Cung cấp trực tiếp sản phẩm từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Với hình thức này doanh nghiệp thường nghiên cứu đối tượng khách hàng kỹ càng và nhắm đúng khách hàng cần dịch vụ, sản phẩm đó để Sampling mà thôi.
Điểm mạnh:
- Với hình thức này doanh nghiệp thường nghiên cứu đối tượng khách hàng kỹ càng và nhắm đúng khách hàng cần dịch vụ, sản phẩm đó để Sampling mà thôi. Tránh được việc Sampling trên diện rộng nhưng lại thu về hiệu ứng chuyển đổi mua sắm thấp.
- Tạo ra các cơ hội mang về các hợp đồng lớn. Door To Door giới thiệu chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng.
Hạn chế:
- Phạm vi tiếp cận hẹp.
- Yêu cầu nhân viên tư vấn phải am hiểu chuyên sâu về sản phẩm và khả năng thuyết phục khách hàng.
>>> Xem thêm: Dashboard là gì? Lợi ích mang lại của một doanh nghiệp khi sử dụng KPI Dashboard sẽ như thế nào?
3. Xu hướng Sampling mới: Online Sampling
Tổng quan:
Online Sampling là mô hình phát mẫu thử đến tay người nhận đăng ký trước thông qua mạng internet. Với một trang mạng tổng hợp, người dùng có thể vào chọn lựa sản phẩm mình muốn nhận sampling miễn phí. Sau khi đăng ký, có thể tìm hiểu, hoặc nhận những thông báo về mẫu thử mới đang có trên trang để đăng ký được dùng thử. Mẫu thử sẽ nhanh chóng được giao cho khách hàng sau khi yêu cầu được duyệt thành công.
Điểm mạnh:
Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có được các hồ sơ khách hàng trải rộng nhiều độ tuổi, sở thích. Và quan trọng, các mẫu thử sẽ đến được tay khách hàng tiềm năng lớn hơn.
Hạn chế:
Chưa tiếp cận nhiều với các khách hàng lớn tuổi hoặc các khu vực có mạng lưới công nghệ chưa phát triển.
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm hành chính có thể tham khảo:
III. Lựa chọn thời gian, địa điểm Sampling sao cho hiệu quả?
1. Địa điểm
Hình thức Sampling có thể diễn ra ở rất nhiều nơi. Tùy vào đặc thù sản phẩm để chọn những địa điểm sampling khác nhau:
- Chợ truyền thống và các trung tâm thương mại là những nơi có nhiều người qua lại, thích hợp là địa điểm lý tưởng để sampling. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đánh giá những mặt hàng, sản phẩm với có sự tương đồng với nhu cầu của những người đang cần đến những địa điểm này.
- Nhà hàng, quán cà phê: Mỹ phẩm, thức ăn nhanh, mặt hàng lưu niệm độc đáo sẽ thích hợp với các địa điểm này.
- Các tòa nhà văn phòng. Nơi đây thường hiện hữu nhiều nhất là nhân viên văn phòng. Thức ăn nhanh, đồ uống, mỹ phẩm là những sản phẩm thu hút dân văn phòng nhất.
- Bệnh viện, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện cũng là nơi lý tưởng. Tại đây bạn có thể tiếp thị bỉm sữa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…
- Lý tưởng nhất là các hội chợ triển lãm, event đông người: Tại đây bạn có thể tiếp thị những sản phẩm mới chưa thông qua truyền thông tiếp thị. Đặc biệt là đa dạng khách hàng nên có thể tiếp thị chuỗi sản phẩm đa dạng của công ty mình.
- Sampling bằng cách đính kèm báo, tạp chí: Hình thức này thường phổ biến cho thời trang, mẫu thử mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
>>> Xem thêm: STP là gì? Vai trò của chiến lược STP trong Marketing doanh nghiệp
2. Thời gian
Các chiến dịch Sampling Marketing nên được tổ chức tại các thời điểm như khi doanh nghiệp muốn ra mắt một sản phẩm mới; tham khảo feedback của khách hàng để cải thiện sản phẩm; khi doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu hay mở rộng tập khách hàng.
IV. Những lưu ý khi triển khai quảng cáo Sampling
1. Đối tượng phát Sampling
Lựa chọn địa điểm diễn ra Sampling phù hộ với đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến. Cụ thể như mỹ phẩm sẽ không thích hợp ở chợ, đồ gia dụng không phù hợp ở văn phòng,..
2. Số lượng Sampling
Cân nhắc số lượng sản phẩm dùng thử để tránh việc tiếp cận với các đối tượng khách hàng đại trà không cần đến sản phẩm, hao tốn tài nguyên của doanh nghiệp.
3. Nhân viên thực hiện
Để chương trình Sampling thu hút được nhiều người tham gia, cần có sự đồng tư về trang phục cũng như các kỹ năng thuyết phục, ứng biến tình huống cho nhân viên PG. Ngoài ra, có thể tổ chức các trò chơi hoặc thử thách nhận quà.
4. Quản lý rủi ro
Đảm bảo tất cả các sản phẩm Sampling đều đạt, để tránh những trải nghiệm xấu, không đáng có xảy ra
V. Tổng kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Sampling là gì cũng như vai trò của Sampling sản phẩm trong việc giúp quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng. Việc áp dụng Sampling hợp lý hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng lợi nhuận dễ dàng. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật các tin tức về việc làm bạn nhé.