Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmRevenue là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách tạo Revenue hiệu...

Revenue là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách tạo Revenue hiệu quả

Khi nhắc đến các vấn đề về tài chính và doanh nghiệp, nhiều người chưa tường tận về Revenue, và có đôi khi họ nhầm lẫn giữa các khái niệm Revenue, Gross Revenue, Sales,… Vậy thực chất Revenue là gì? Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ nhé!

revenue là gì
Revenue là gì

I. Revenue là gì? 

1. Revenue là gì?

Revenue (doanh thu) là tổng thu nhập tạo ra bằng việc bán hàng hóa/ dịch vụ có liên quan đến những hoạt động kinh doanh. Revenue sẽ được tính trước khi trừ đi chi phí khấu trừ. Bên cạnh đó, Revenue cũng hay được xem như là doanh số ghi chép trên sổ sách, dùng để tính độ lời lãi của các công ty.

2. Gross Revenue?

Một thuật ngữ nữa cũng được dùng để chỉ doanh thu, đó chính là Gross Revenue. Nhiều người cho rằng họ không thể phân biệt được giữa Gross Revenue và Revenue, nhưng thực tế cả hai chính là một, đều là doanh thu tổng của doanh nghiệp được tính trong khoảng thời gian xác định.

revenue là gì
Revenue là gì?

3. Net Revenue?

Net Revenue hay còn được gọi doanh thu thuần chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu được qua các hoạt động kinh doanh, và đã được trừ đi các khoản như là giá vốn, chi phí hoạt động, chiết khấu, hoàn hàng, vật tư,…

II. Cách tính Revenue

revenue là gì
Cách tính Revenue

Doanh thu bán sẽ có công thức là: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng

Bên cạnh đó ta cũng có công thức của doanh thu thuần là:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Khoản giảm trừ doanh thu

>>> Xem thêm: Business model canvas là gì? Khái niệm và cách triển khai

III. Ý nghĩa của Revenue

revenue là gì
Ý nghĩa của Revenue

Dưới đây là một vài ý nghĩa của Revenue:

  • Doanh thu là cơ sở để có thể xác định được tình hình kinh doanh của công ty.
  • Khi khó khăn có thể tránh vay ngân hàng vì đã có nguồn vốn sẵn.
  • Doanh thu của nguồn tài chính rất quan trọng với các doanh nghiệp, có thể giúp các doanh nghiệp chi trả cho khoản phí phát sinh trong suốt hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Nếu bạn muốn biết thêm về kinh nghiệm lập Revenue trong kinh doanh, xem ngay tại Mua Bán:

Cần tuyển thêm 4 Nữ LĐPT làm tại Bình Tân và Quận 6
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Nhân viên văn phòng, Nhân viên kinh doanh, trợ lý
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CÔNG TY TNHH Sản Phẩm Công Nghiệp Việt tuyển nhân viên kinh doanh
1
Cty cần tuyển nhân viên bán hàng Tết
2
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển NV kinh doanh/bán hàng năng nổ, nhanh nhẹn biết tiếng Anh
0
Tuyển dụng Nhân viên vận hành nền tảng công nghệ
0
  • Hôm nay
  • Thành phố Dĩ An, Bình Dương
Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh thuốc BTVT
0
  • Hôm nay
  • Huyện Krông Pắc, Đắk Lắk
Trưởng phòng kinh doanh ưu tiên có sẵn đội nhóm
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
*** 10 ứng viên đi làm ngay - Thời gian làm việc linh hoạt
0
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
NHÂN VIÊN KINH DOANH THỊ TRƯỜNG SAMSUNG_Hậu Giang
0
  • Hôm nay
  • TP. Vị Thanh, Hậu Giang
TUYỂN DỤNG SALE REP KÊNH SIÊU THỊ TRÀ VINH
0
  • Hôm nay
  • TP. Trà Vinh, Trà Vinh
ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI UNILEVER, TP. TRÀ VINH
0
  • Hôm nay
  • TP. Trà Vinh, Trà Vinh
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
0
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 5 - 15 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Quy Nhơn, Bình Định
Bến Tre tuyển nhân viên kinh doanh thị trường
0
  • Hôm nay
  • Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre
Đại diện bán hàng Galderma - TÂN AN, LONG AN
0
  • Hôm nay
  • TP. Tân An, Long An
#LONG_BIÊN Tuyển NVKD thị trường
0
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
[HÀ NỘI] AQUA TUYỂN NHÂN VIÊN TƯ VẤN BÁN HÀNG
0
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội

IV. Phân loại Revenue

revenue là gì
Phân loại Revenue

Revenue của doanh nghiệp là tổng các nguồn thu và được phân loại thành hai nhóm, đó là Non-operating Revenues và Operating Revenues: 

Operating Revenues hay còn gọi là doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh. Đây chính là phần doanh thu từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc thu phí dịch vụ, đã bao gồm tất cả tiêu thụ nội bộ giữa công ty con với nhau hay giữa tập đoàn mẹ với công ty con.

Non-operating Revenues hay còn gọi là doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh, thường sẽ bao gồm:

  • Interest revenue, Dividend revenue: Phần doanh thu đến từ các hoạt động tài chính hoặc cổ tức bao gồm: Tiền lãi đầu tư từ trái phiếu, lãi cho vay, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi trả góp, chuyển nhượng vốn,…
  • Extraordinary Revenues (Doanh thu bất thường): Là phần tiền thu từ những hoạt động mà không được diễn ra thường xuyên như dư từ nợ phải trả, thanh lý phần tài sản cố định, bán hàng hóa từ nguyên vật liệu dư thừa,…
  • Rent revenue: Tiền cho thuê tài sản, mặt bằng hoặc cơ sở hạ tầng.

>>> Xem thêm: Marketing Executive là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Marketing Executive?

V. Các bộ phận cấu thành Revenue

Doanh thu của công ty được phân chia nhỏ ra thành các bộ phận cấu tạo ra nó. Dưới đây là các bộ phận cấu thành revenue:

1. Hoạt động kinh doanh

Revenue chính là doanh thu bán hàng, hay xem như là số tiền đến từ hàng hóa, hay các dịch vụ và chi phí phát sinh. Khi các khoảng tiền đó đều thực hiện đúng với các điều kiện dưới đây, thì được xác định là doanh thu:

  • Thông tin Revenue cần phải được thống kê nhanh chóng và chính xác.
  • Quyền quản lý đã không còn được các doanh nghiệp nắm giữ trách nhiệm bởi vì người mua sản phẩm được chuyển giao cho quyền sở hữu sản phẩm.
  • Quyền sản phẩm là quyền bao gồm những lợi ích và khó khăn phát sinh được chuyển giao cho người mua.
  • Doanh nghiệp có thể thu những lợi nhuận đáng kể bằng việc bán doanh số cao.
  • Xử lý và quản lý ổn định được các vấn đề ngoại cảnh về khoản chi phí có liên quan.
revenue là gì
Hoạt động kinh doanh

2. Hoạt động tài chính

Doanh thu từ các hoạt động tài chính sẽ gồm các khoản tiền lãi, lợi nhuận từ đó sẽ được chia hay thu nhập về các hoạt động đầu tư như là:

  • Cổ phiếu và lợi nhuận được chia
  • Thu nhập từ các hoạt động đầu tư bán và mua chứng khoán dài hạn và ngắn hạn
  • Lãi tỷ giá hối đoái    
  • Thu nhập về hoạt động đầu tư khác
  • Chênh lệch về lãi chuyển nhượng vốn
  • Chênh lệch lãi nhờ bán ngoại tệ
  • Các khoản thu từ hoạt động tài chính khác

3. Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và hàng để tặng.

Giải thích từ ngữ: Chiết khấu thương mại là những khoản giảm giá doanh nghiệp cho khách hàng mỗi khi mua hàng hóa hoặc sản phẩm có khối lượng lớn.

4. Từ các hoạt động khác

Doanh thu của chính phủ: Đề cập đến số tiền nhận được từ tiền phạt và thuế thu nhập, thuế bán hàng, đóng góp vào bảng lương công ty, chuyển khoản liên chính phủ, phí cho thuê, và bán chứng khoán.

Doanh thu của các tổ chức phi lợi nhuận: Đề cập đến khoản đóng góp cá nhân, hay tài trợ của chính phủ, những khoản quyên góp, phí thành viên, phí tổ chức sự kiện, và các khoản tài trợ được nhận từ các tổ chức.

>>> Xem thêm: Mô hình aida là gì? Các yếu tố và cách áp dụng mô hình

VI. Revenue thể hiện như thế nào trong báo cáo tài chính

Các công ty thường sẽ áp dụng nhiều phương pháp ghi nhận doanh thu. Doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp phù hợp hoạt động hay hoàn cảnh cụ thể.

1. Phương pháp thu hồi chi phí

Doanh nghiệp không thể nào ước tính tổng chi phí thì phải áp dụng phương pháp cần thiết để hoàn thành được một dự án. Sẽ không có bất kỳ lợi nhuận nào được tạo cho đến khi các chi phí phát sinh nhằm hoàn thành dự án được hoàn trả.

 2. Phương thức trả góp

Phương thức trả góp được các công ty lựa chọn thực hiện khi không thể thu tiền mặt. Phương pháp này thường sử dụng trong giao dịch bất động sản, mà trong đó việc mua hay bán có thể thỏa thuận, nhưng thu tiền có thể phải chịu rủi ro về tài trợ người mua bị thất thoát. Do đó, những lợi nhuận gộp chỉ tính theo tỷ lệ các tiền mặt nhận được, chỉ phần nhận được mới được báo cáo là những doanh thu tùy thuộc phương pháp kế toán sử dụng.

3. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành

Các công ty lựa chọn sử dụng phương pháp này nhằm ghi nhận tất cả các doanh thu và lợi nhuận có liên quan đến dự án chỉ khi mà dự án đã hoàn thành. Phương pháp này thường sẽ được sử dụng khi có bất kỳ sự không chắc chắn nào về việc thu tiền theo các hợp đồng.

4. Phương pháp bán hàng cơ sở

Phương thức này được sử dụng khi mà việc thanh toán đã được đảm bảo và các sản phẩm giao đã được thực hiện. Doanh thu của công ty được gia tăng ngay cả khi các khách hàng thanh toán trước các dịch vụ cung cấp. 

VII. Cách tạo Revenue hiệu quả

1. Sử dụng Outbound Marketing

Outbound Marketing là một hình thức cổ điển của Marketing. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiên phong tìm đến khách hàng khi muốn họ biết đến sản phẩm mình kinh doanh. Hoạt động này có thể thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như truyền hình, gọi điện (còn gọi là telesale), gặp trực tiếp,…

revenue là gì
Sử dụng Outbound Marketing

2. Dùng tiếp thị để tăng năng suất bán hàng

Để có thể tăng doanh số bán hàng thì việc tăng cường các hoạt động tiếp thị chính là điều vô cùng hữu ích. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch một cách cẩn thận, tiếp thị thử nghiệm, theo dõi kết quả sẽ có thể tối đa hóa các doanh số bán hàng. Cùng với đó, việc tiến hành nghiên cứu trên thị trường để tìm ra thông điệp nào nói với từng đối tượng mục tiêu của sẽ giúp cho việc tiếp thị hiệu quả hơn.

3. Xem lại các chiến lược định giá

Nếu những sản phẩm hay dịch vụ của bạn hơi nhạy cảm về giá thì bạn nên đặc biệt chú ý đến chiến lược giá của mình. Cần phân tích đối thủ đang tính phí gì sau đó đưa ra quyết định tăng hay giảm giá dựa trên chính mục tiêu của bạn. Giảm giá có thể tăng doanh số nhằm bù đắp cho các tỷ suất lợi nhuận bị thấp hơn.

4. Mở rộng các kênh phân phối

Thay đổi nơi để bán sản phẩm cũng có thể tăng doanh số bán hàng cùng với doanh thu mà không cần thay đổi các hoạt động tiếp thị hay định giá của bạn. Nghiên cứu một cách cẩn thận về các tác động của việc bán hàng trực tuyến, bán buôn, nhà bán lẻ, nhà phân phối, đại diện bán hàng ở bên ngoài,… để có thể dự đoán những phương pháp bán hàng trên ảnh hưởng thế nào đến lượng hàng bán hay tổng lợi nhuận.

VIII. Sự khác nhau giữa Income, Sales và Revenue là gì?

Sau khi đã biết Revenue là gì, thì chúng ta cũng cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa Income, Sales và Revenue là gì?

revenue là gì
Sự khác nhau giữa Income, Sales và Revenue là gì?

1. Revenue và Income

Revenue sẽ được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp đã kiếm được từ khách hàng, và trước khi trừ đi các khoản thuế, chi phí hoạt động. Còn Income chính là số tiền mà các doanh nghiệp đã kiếm được sau khi trừ đi các khoản thuế, phí,…

2. Revenue và Sales

Sales (doanh số): Phần doanh thu từ những hoạt động của doanh nghiệp, đó là bán hàng, cung cấp dịch vụ, tính bằng số lượng của sản phẩm, hay gói dịch vụ mà các doanh nghiệp đã bán trong một kỳ kế toán.  Sales chính là một phần của Revenue, Income sẽ có phạm vi rộng hơn so với Revenue, điều này có nghĩa là trong Income sẽ bao gồm Revenue, còn Revenu sẽ bao gồm cả Sales trong đó. 

IX. Tổng kết

Như vậy bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức hữu ích về Revenue (còn gọi là doanh thu) như Revenue là gì? Ý nghĩa và cách tạo Revenue hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn, và đừng quên ghé thăm Muaban.net để đọc thêm nhiều thông tin hấp dẫn về việc làm bạn nhé.

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ