Quốc tế học là ngành học được kha khá phụ huynh và các bạn trẻ “ưu ái” khi liên tục lọt top những ngành học “hot” nhất hiện nay. Vậy Quốc tế học là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Quốc tế học là gì?
Quốc tế học (tên tiếng Anh: International/Global Studies) là ngành học về các lĩnh vực quốc tế tổng hợp như xã hội, nhân văn, kinh tế, ngôn ngữ. Mục đích của ngành này là giúp người học hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa xã hội xuyên quốc gia và từ đó đáp ứng yêu cầu làm việc trong các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty quốc tế.
>>>Có thể bạn quan tâm: Ngành Quan Hệ Quốc Tế Là Gì? Top 5 Vị Trí Việc Làm HOT Nhất
2. Những môn học trong ngành Quốc tế học
Lĩnh vực Quốc tế học bao gồm những tri thức khoa học liên ngành với quan hệ quốc tế, điều kiện chính trị xã hội, kinh tế của các nước trong quan hệ hợp tác song phương. Các môn học chính của ngành Quốc tế học là gì? Ngành học này bao gồm một số môn như sau:
- Lịch sử quan hệ quốc tế
- Nhân chủng học
- Kinh tế
- Văn chương
- Chính trị
- Ngoại giao, Đàm phán
- Ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Đức, Hy Lạp, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Các chương trình trên nhằm mở rộng hiểu biết của sinh viên về các nền văn hóa khác nhau và quan tâm đến việc tìm cách ứng phó với những thách thức toàn cầu. Sinh viên có thể tập trung vào một ngôn ngữ hoặc khu vực trên thế giới trong khi học cách phân tích các vấn đề toàn cầu phức tạp. Đặc biệt, các nghiên cứu quốc tế cho phép sinh viên có được kiến thức chuyên sâu về các khu vực chính của Úc, Châu Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương.
Bạn sẽ có được kỹ năng thuyết trình cũng như kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt bằng cách phân tích các yếu tố làm thay đổi chủ quyền, toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, xung đột, viện trợ nhân đạo, nhân quyền của các dân tộc trên thế giới.
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc làm mới nhất bạn có thể tham khảo:
3. Các trường đào tạo ngành Quốc tế học
Không có quá nhiều trường Đại học tại Việt Nam tuyển sinh và cung cấp các chương trình đào tạo Quốc tế học. Một số trường có thể tham khảo bao gồm: Đại học Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Đà Lạt, Đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm học tập quốc tế tại các quốc gia đi đầu trong nghiên cứu khoa học, Mua Bán sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến không thể bỏ qua sau đây:
- Các khóa học Nghiên cứu Quốc tế học tại Hoa Kỳ
- Các khóa học Quốc tế học tại Úc
- Các khóa học Quốc tế học tại Canada
- Các khóa học về Nghiên cứu Quốc tế học tại Vương quốc Anh
>>>Có thể bạn quan tâm: Thương mại quốc tế là gì? Ngành thương mại quốc tế học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
4. Những tố chất cần có để học Quốc tế học
- Khả năng ngoại ngữ: Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, hợp tác giữa Việt Nam và các nước cũng ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ ngoại ngữ. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều coi ngoại ngữ là tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng. Đặc biệt đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài thì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình: Kỹ năng đàm phán là những cách cơ bản để đạt được điều chúng ta muốn từ người khác. Đó là một quá trình giao tiếp hai chiều được đặt ra để đạt được thỏa thuận trong đó có những lợi ích chung và mâu thuẫn giữa bạn và bên kia.
- Kiến thức vững chắc về quan hệ quốc tế cũng như các vấn đề chính trị.
- Tinh thần trách nhiệm cao, chủ động và nghiêm túc trong công việc.
- Khả năng phân tích tình huống và ra quyết định.
5. Triển vọng nghề nghiệp và mức lương của ngành Quốc tế học
Toàn cầu hóa đã, đang và trở thành xu hướng trong môi trường kinh tế ngày nay. Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với nhân viên nghiên cứu quốc tế. Năm 2023 sẽ vẫn là một năm đầy hứa hẹn cho các nghiên cứu sinh ngành Quốc tế học. Với lợi thế ngoại ngữ và chuyên ngành được đào tạo bài bản, cử nhân Quốc tế học sẽ có cơ hội việc làm lớn ở các vị trí như:
5.1 Công chức Nhà nước
Bạn phải vượt qua kỳ kiểm tra công chức trong các phòng ban hoặc Bộ Ngoại giao, thực hiện các công việc đối ngoại. Vị trí này không quá phổ biến vì nó yêu cầu trình độ chuyên môn, kiểm tra lý lịch, v.v. Mức lương khởi điểm khi mới đi làm sẽ không cao, tính theo bậc lương Nhà nước nhưng công việc ổn định.
5.2 Biên tập/biên dịch viên, nhà báo
Học ngành Quốc tế học thường có lợi thế thông thạo một hoặc hai ngoại ngữ. Điều này giúp bạn có cơ hội tìm được công việc viết lách và dịch thuật trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Thậm chí, nhiều bạn chọn trở thành phóng viên, để có thẻ nhà báo… Thu nhập từ vị trí này có thể từ 10 đến 20 triệu/tháng.
5.3 PR – Marketing
Nếu bạn đang theo học ngành Quốc tế học và là người rất năng động, có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống tốt thì việc tìm một công việc trong ngành quan hệ công chúng sẽ rất phù hợp. Ngoài ra, hãy thử lấn sân sang lĩnh vực PR – marketing, vận dụng các kỹ năng thu thập thông tin thị trường, phân tích, lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch khuyến mãi…
Hiện tại, mức lương trung bình của chuyên viên quan hệ công chúng và marketing là 8 đến 14 triệu đồng/tháng, tăng dần theo kinh nghiệm.
>>>Có thể bạn quan tâm: Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì để có mức lương hấp dẫn?
5.4 Chuyên viên nhân sự (HR)
HR cũng là một ví trí có tiềm năng. Nếu bạn quan tâm đến công việc tương tác để tìm kiếm nhân tài phù hợp cho công ty, ngoài ngoại ngữ và kỹ năng quản trị văn phòng, bạn sẽ cần tiếp xúc sớm với các vai trò liên quan, có mạng lưới quan hệ rộng, am hiểu luật lao động, bảo hiểm… Thu nhập của bạn dao động từ 8 đến 15 triệu/tháng.
5.5 Cán bộ, trợ lý tổ chức phi Chính phủ
Hỗ trợ công việc văn phòng, điều phối viên, tư vấn dự án… Mức lương tùy thuộc vào kinh nghiệm và từng vị trí cụ thể, có thể từ 7 – 20 triệu/tháng và cao hơn nếu bạn làm trưởng phòng, phó giám đốc, tổng giám đốc…
5.6 Giảng dạy, nghiên cứu
Làm nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ,… hay trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học. Những vị trí này thường yêu cầu bằng cấp cao hơn cử nhân, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ…
Quốc tế học là gì? Nên hay không nên học chuyên ngành quốc tế học? Có lẽ qua bài viết trên của Muaban.net, bạn đã trả lời được cho bản thân những thắc mắc trên. Nếu có năng lực và tố chất phù hợp thì ngành Quốc tế học sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đấy!
>>>Xem thêm:
- Học kinh tế đối ngoại làm gì? Cơ hội việc làm của ngành KTĐN
- Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2023