Một trong những yếu tố quan trọng mang đến sự thành công cho các doanh nghiệp chính là quảng cáo. Vậy quảng cáo là gì? Có tất cả bao nhiêu loại quảng cáo? Hãy cùng Mua bán tìm hiểu tất tần tật về quảng cáo thông qua bài viết này nhé!
I. Quảng cáo là gì? Một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo
1. Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là các hình thức giới thiệu hoặc tuyên truyền có thể trả phí hoặc không trả phí thông báo cho người dùng về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện nổi bật của công ty,… nhằm thuyết phục người dùng, kích thích nhu cầu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Đây là một trong những chiến lược Marketing nhằm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo
Advertising
Advertising dịch ra tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo. Đây là những chiến dịch truyền thông trả phí được thiết kế nhằm truyền tải đến khách hàng thông điệp mà cá nhân, doanh nghiệp muốn gửi gắm. Thông tin này đơn giản là giá trị độc đáo và khác biệt của sản phẩm/dịch vụ. Từ đó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, đi vào tâm trí họ và thúc đẩy hành vi mua sắm.
Ads
Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising
Advertisement (hoặc Advert)
Đây cũng là một danh từ dùng để chỉ quảng cáo
Advertiser
Là để mô tả khái niệm của các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một người hoặc một tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp quảng cáo và chịu trách nhiệm về quảng cáo đó.
Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy)
Chiến lược quảng cáo là một kế hoạch toàn diện mô tả cách một doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để thuyết phục khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể đưa vào chiến lược quảng cáo như: Hướng dẫn sử dụng, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), phương tiện quảng cáo sẽ sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức quảng cáo trên các phương tiện này.
Chiến dịch quảng cáo
Chiến dịch quảng cáo là một loạt các thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn và là một phần của chiến lược truyền thông marketing.
Mục tiêu quảng cáo
Mục tiêu quảng cáo là những kỳ vọng hay mục tiêu mà bên quảng cáo muốn đạt được sau các chiến dịch quảng cáo.
Thông điệp quảng cáo
Chúng ta thường nghe cụm từ thông điệp quảng cáo, vậy thông điệp quảng cáo là gì? Đây là toàn bộ những nội dung hay những lời nhắn nhủ mà nhà quảng cáo muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo.
II. Lịch sử của quảng cáo
Quảng cáo đã có từ nhiều thế kỷ trước. Trên thực tế, quảng cáo xuất hiện lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Hàng nghìn năm sau, người La Mã cổ đại đã biết sử dụng quảng cáo cho đấu trường.
Vào thế kỷ 19, hình ảnh những người phụ nữ gợi cảm được sử dụng rộng rãi trong các quảng cáo. Đó cũng là thời điểm bắt đầu thế kỷ của quảng cáo hiện đại.
Vào thế kỷ 20, quảng cáo kết hợp với tâm lý học để thu hút nhiều sự chú ý hơn và nhiều hình thức quảng cáo mới đã xuất hiện, chẳng hạn như bảng quảng cáo khổng lồ, quảng cáo trên TV, chiến dịch xây dựng thương hiệu và thậm chí là tuyên truyền về Thế chiến II.
Quảng cáo trực tuyến cũng xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 80, nhưng phải đến năm 2006, nó mới trở nên phổ biến và vượt qua quảng cáo trên báo giấy.
Cuối cùng, khi nói đến lịch sử của thế giới quảng cáo, sự ra đời của quảng cáo kỹ thuật số là một sự bùng nổ lớn.
III. Quảng cáo có đặc điểm gì?
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa quảng cáo là gì thì chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu những đặc điểm của quảng cáo?
Quảng cáo là thông điệp đơn phương, không dành riêng cho bất kỳ ai, sử dụng mọi cách thức, phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá cho một sản phẩm, nhãn hiệu, doanh nghiệp nào đó,… trong một quảng cáo. Quảng cáo lấy thông điệp một chiều từ người thông báo, nhằm đạt được mục tiêu mong muốn là hướng dẫn thái độ và hành vi của khách hàng.
Trong quảng cáo không có đối thoại mà chỉ có độc thoại, thường là tự đề cao. Đặc điểm này của quảng cáo có thể gây khó khăn cho công chúng trong việc đánh giá tính chính xác và trung thực của thông tin. Nếu pháp luật không có biện pháp kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ lợi dụng quảng cáo để phát ngôn lung tung, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác.
Các chiến dịch quảng cáo có thể nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa và dịch vụ có khả năng sinh lợi cho một tổ chức hoặc cá nhân, cũng như các dịch vụ và thông tin có thể được cung cấp cho các mục tiêu chính trị, văn hóa hoặc các mục tiêu khác.
IV. So sánh quảng cáo với quan hệ công chúng (PR), Marketing
Giữa quảng cáo và quan hệ công chúng
CÁC KHÍA CẠNH | QUẢNG CÁO | PR |
Khái niệm | Một kỹ thuật dùng để thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. | Một hoạt động giao tiếp chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng. |
Phương tiện truyền thông | Phải trả phí | Có thể nhận được miễn phí |
Tương tác | Một chiều | Hai chiều |
Tập trung vào | Sản phẩm | Hình ảnh tích cực của doanh nghiệp |
Sự kiểm soát | Công ty có toàn quyền kiểm soát | Công ty không có quyền kiểm soát |
Vị trí trên các trang truyền thông | Được đảm bảo | Không được đảm bảo |
Thời điểm xuất hiện | Mọi lúc | Chỉ một lần |
Giữa quảng cáo và Marketing
CÁC KHÍA CẠNH | QUẢNG CÁO | MARKETING |
Khái niệm | Một kỹ thuật dùng để thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. | Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện ra những nhu cầu của khách hàng, đối tác. |
Mục tiêu | Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. | Thu về các giá trị lợi ích cho doanh nghiệp hay cá nhân. |
Đối tượng | Khách hàng tiềm năng | Tất cả đối tượng |
Hoạt động |
|
|
V. Các loại hình quảng cáo phổ biến
1. Quảng cáo truyền thống và quảng cáo hiện đại
Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống là các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo hay tạp chí in (báo giấy), quảng cáo trên xe buýt, Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời,…
Quảng cáo hiện đại
Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại luôn đi kèm với kỹ thuật số. Các công ty hay doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình cho các nhà quảng cáo, sau đó họ sẽ tạo ra những đoạn quảng cáo dài khoảng 30s và cho chạy quảng cáo trên các nền tảng yêu cầu Internet như Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram,…
Ngoài ra, các bảng biểu kỹ thuật số được dùng để quảng cáo ngoài trời với các hiệu ứng sống động mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các trung tâm thương mại, các sự kiện lớn hay những tuyến đường lớn của thành phố.
2. Quảng cáo trực tuyến và quảng cáo ngoại tuyến
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường Internet như Facebook, Youtube, Tiktok,…
Quảng cáo ngoại tuyến
Quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng Internet) như quảng cáo thông qua tờ rơi, báo, tạp chí,…
3. Quảng cáo thương hiệu và quảng cáo hiệu suất
Quảng cáo thương hiệu
Quảng cáo thương hiệu là các hoạt động quảng cáo nhằm xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin với khách hàng, xây dựng mức độ nhận biết cho thương hiệu.
Quảng cáo hiệu suất
Trái ngược so với quảng cáo thương hiệu thì quảng cáo hiệu suất là các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của công ty để có thể đạt được doanh số bán hàng.
4. Quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo hiển thị
Bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan xuất hiện trên các Website, ứng dụng hay mạng xã hội thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung video, hình ảnh, văn bản và âm thanh.
Quảng cáo tìm kiếm
Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, YouTube Search, Yahoo Search, Bing Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.
5. Quảng cáo có trả phí và quảng cáo không phải trả phí
Quảng cáo trả phí
Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, nghĩa là doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo để được khởi chạy quảng cáo.
Quảng cáo không trả phí
Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không thực hiện các chương trình quảng cáo.
VI. Các phương tiện quảng cáo thông dụng
Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả các phương tiện có khả năng chuyển tải thông tin đến công chúng như:
- Báo, tạp chí;
- Trang web, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác;
- Ấn phẩm, bản ghi âm, video và thiết bị kỹ thuật;
- Biển quảng cáo, băng rôn, hộp đèn, màn hình chuyên dụng quảng cáo;
- Phương tiện vận chuyển;
- Hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị, sự kiện, triển lãm, sự kiện văn hóa, thể thao;
- Người truyền đạt sản phẩm được quảng cáo và người được quảng cáo;
- Các phương thức quảng cáo khác do pháp luật quy định.
VII. Lợi ích của quảng cáo đối với doanh nghiệp
Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness)
Đối với bất kỳ doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào, việc xây dựng nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất trong giai đoạn đầu của quy trình kinh doanh, khi một doanh nghiệp hoặc thương hiệu mới được đưa vào thị trường.
Với lợi thế về độ phủ rộng, tính tức thời và khả năng kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp các công ty tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng có thể mua hàng của họ.
Bất kể mục tiêu của bạn là gì hoặc bạn chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo là một trong những cách tốt nhất để xây dựng nhận thức.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên PR, Marketing lương cao mới nhất:
Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty)
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội cũng như các quảng cáo trên Internet thì các hình thức quảng cáo truyền thống đã không còn sức ảnh hưởng như trước kia
Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách mới lạ hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện một cách thường xuyên hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng một cách hiệu quả.
Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng
Bên cạnh vai trò nổi bật là xây dựng nhận thức về sản phẩm hoặc tăng lòng tin và lòng trung thành của khách hàng, quảng cáo là một cách hiệu quả để tăng khách hàng tiềm năng và bán hàng.
Khác với các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hoặc báo in, có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được điều này (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo kỹ thuật số hoặc hiện đại như Google hoặc Facebook, các thương hiệu có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng và thậm chí bán hàng trong thời gian ngắn.
VIII. 5 yếu tố cần có để có một thông điệp quảng cáo hiệu quả
1. Hiểu rõ về sản phẩm
Nội dung quảng cáo cần cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Muốn vậy, bạn cần nghiên cứu và hiểu đúng, rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ như lợi ích, công dụng, giá cả, v.v.
2. Hướng đúng khách hàng mục tiêu
Một thông điệp quảng cáo dù hay và hấp dẫn đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu không thể truyền cảm hứng và tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Vì vậy, trước khi thực hiện quảng cáo một sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn cần nghiên cứu và nhắm đúng phân khúc khách hàng.
3. Chọn đúng thời điểm quảng cáo
Thời điểm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quảng cáo. Đây cũng là lý do tại sao các mục “Prime Hour” luôn xuất hiện trên công cụ quảng cáo. Đây là những thời điểm cao điểm người dùng truy cập một lượng lớn các trang mạng xã hội, xem TV. Tuy nhiên, khung thời gian không chính xác cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ. Tùy theo lĩnh vực và nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp nhất.
4. Lựa chọn đúng công cụ để quảng cáo
Không chỉ những yếu tố trên mà bạn cần lựa chọn công cụ quảng cáo phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn mới phát triển, bạn nên tìm hiểu và áp dụng nhiều công cụ quảng cáo cho từng giai đoạn và thời điểm để đo lường cái nào là tốt nhất.
5. Duy trì các hoạt động quảng cáo
Dù thương hiệu doanh nghiệp đã nổi tiếng, sản phẩm dịch vụ đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì vẫn cần duy trì chiến dịch quảng cáo. Điều này giúp khách hàng không quên thương hiệu và tiếp tục ủng hộ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
IX. Quy định của Pháp luật Việt Nam về quảng cáo
Quảng cáo về hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có văn bản xác nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo về tài sản mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của Luật Y tế phải có giấy phép lưu hành thuốc còn hiệu lực của Việt Nam và tờ hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt;
- Theo quy định của Luật Vệ sinh, quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố mỹ phẩm;
- Quảng cáo hóa chất diệt côn trùng, diệt nấm, chế phẩm gia dụng và y tế phải có giấy đăng ký lưu hành của Bộ Y tế;
X. Một số hiểu lầm về quảng cáo
1. Quảng cáo là phải trả tiền
Như đã đề cập ở trên, thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc thậm chí sử dụng trang web do thương hiệu tạo, bạn có thể quảng cáo mà không tốn bất kỳ ngân sách quảng cáo nào.
2. Quảng cáo không mạng lại doanh số
Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp các thương hiệu tăng doanh số thì với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số bán hàng hoàn toàn trực tiếp.
3. Quảng cáo là sai sự thật
Dù có nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo khá “tùy tiện” và “thường phóng đại so với thực tế”. Bản chất của vấn đề không phải là quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện), mà là nhà quảng cáo (và nhà cung cấp nền tảng quảng cáo). Trong khi nhiều nhà quảng cáo vẫn sử dụng các hình thức gian lận quảng cáo khác, thì những người khác vẫn “nói sự thật”.
XI. Kết luận
Quảng cáo là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quảng cáo là gì, một số thuật ngữ thường dùng trong quảng cáo hay cách phân biệt giữa quảng cáo và marketing hay PR,… Hãy theo dõi Mua Bán thường xuyên để luôn cập nhật những bài viết mới nhất về việc làm bạn nhé.
>>> Xem thêm:
- TVC quảng cáo là gì? 8 bước để tạo nên một TVC ấn tượng
- 3 Mẫu Quảng Cáo Bán Đất Hay Giúp Tăng tỉ lệ chuyển đổi
Hà Vy Nguyễn