Hiện nay, nhóm ngành du lịch giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là ngành quản trị khách sạn. Tại Việt Nam, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu đối với nhóm ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng theo đà phát triển chung của thế giới. Vậy quản trị khách sạn là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu trong bài viết này nhé!
I. Quản trị khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là công việc quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn nhằm giúp quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất.
Một quản trị khách sạn đảm nhiệm việc lập kế hoạch cho từng bộ phận từ lễ tân, phục vụ phòng, phục vụ ăn uống đến tổ chức các sự kiện như tiệc cưới, sinh nhật. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như lập báo cáo, kết quả tài chính của khách sạn,…
Quản trị khách sạn là một trong những ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng trong thời đại toàn cầu hóa, phù hợp với những bạn trẻ năng động, yêu nghề và có ước mơ, mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động.
II. Tại sao ngành quản trị khách sạn lại có sức hấp dẫn đến vậy?
Có thể thấy, quản trị khách sạn là một trong những ngành có số lượng sinh viên đăng ký học nhiều nhất. Quản trị khách sạn thuộc Top 3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt khi Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ về du lịch.
Hơn nữa, mức lương cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn: Quản trị khách sạn với quy mô vừa và nhỏ có thể đạt từ 10 triệu đến 15 triệu thu nhập hàng tháng và khoảng 45 triệu trở lên đối với các khách sạn đạt mức 5 sao.
Ngoài ra, môi trường làm việc ngành quản trị khách sạn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ, chuyên nghiệp và hiện đại. Chính điều này thu hút phần nào người lao động muốn thử sức và gắn bó với công việc của ngành khách sạn.
>>> Tham khảo thêm: Ngành quản trị nhà hàng khách sạn và 5 điều quan trọng cần biết!
III. Quản trị khách sạn học những gì?
Với chuyên ngành Quản trị Khách sạn, sinh viên có được những kiến thức hữu ích về du lịch, quản lý kinh doanh, văn hóa khu vực và quốc gia, luật lưu trú,… nhằm đáp ứng các kiến thức cơ bản của ngành. Ngoài kiến thức cơ bản, sinh viên quản lý khách sạn được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý khách sạn dựa trên các tiêu chuẩn của ngành.
Bên cạnh đó, sinh viên học quản trị khách sạn sẽ được rèn luyện để nắm vững những kiến thức chuyên sâu, đào tạo hiện đại về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh của khách sạn, bao gồm các kỹ năng tác nghiệp và phương pháp vận dụng nghệ thuật ứng xử trong hoạt động thực tiễn, đồng thời phù hợp với các điều kiện môi trường cụ thể.
IV. Học quản trị khách sạn ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý, giám sát, điều hành các bộ phận kinh doanh của khách sạn như: Lễ tân khách sạn, buồng phòng, quản lý nhân sự, dịch vụ bổ sung, tổ chức sự kiện trong hệ thống khách sạn trong và ngoài nước (khách sạn từ 3 đến 5 sao), nhân viên kinh doanh trong nhà hàng, nhân viên phát triển dịch vụ trong khách sạn, quản lý, trưởng phòng điều phối nhân sự, nhà hoạch định hoặc giám đốc điều hành của khách sạn,…
Ngoài ra, nếu được đào tạo thêm về nghiệp vụ sư phạm, bạn còn có thể tham gia giảng dạy nghiệp vụ khách sạn tại các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời, bạn có thể tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển ngành khách sạn tại các viện nghiên cứu.
Tham khảo tin đăng để tìm công việc phù hợp với bạn:
V. Mức thu nhập của các vị trí trong ngành quản trị khách sạn hiện nay
Ngoài môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và cơ hội phát triển nghề nghiệp thì mức lương, quản lý khách sạn và phụ cấp của các vị trí trong ngành luôn được nhân viên quan tâm. Dưới đây là mức lương của ngành quản trị khách sạn các bạn tham khảo:
- Lương khởi điểm:
- Đối với cấp nhân viên: 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng;
- Đối với quản lý: 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng;
- Mức lương của lễ tân:
- Khách sạn 5 sao: 6 – 7 triệu đồng/tháng;
- Khách sạn 4 sao: 5 – 6 triệu đồng/tháng;
- Khách sạn 3 sao: 4 – 5 triệu đồng/tháng;
- Mức lương của bộ phận giám sát: 10 – 12 triệu đồng/tháng;
- Mức lương của trưởng bộ phận: 12 – 16 triệu đồng/tháng;
- Mức lương của giám đốc bộ phận: 18 – 20 triệu đồng/tháng.
Chú ý: Tùy theo quy mô và các yêu cầu, tính chất công việc tại từng khách sạn và kinh nghiệm làm việc của người lao động, mức lương có thể dao động vài triệu đồng. Bên cạnh đó, nhân viên còn được hưởng thêm nhiều chế độ đãi ngộ khác như: Thưởng doanh số, thưởng theo năng lực, service charge, các trợ cấp khác, bảo hiểm, được đi du lịch định kỳ hàng năm,…
>>> Tham khảo thêm: Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh năm 2022
VI. Người học ngành quản trị khách sạn cần những yếu tố như thế nào?
1. Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, nhiệt tình và nhạy bén
Một sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị khách sạn phải tự tin vào bản thân, năng động và nhạy bén trong công việc. Bởi những yếu tố này sẽ hỗ trợ để xử lý các tình huống, sự cố xảy ra bất ngờ trong khách sạn.
Giao tiếp tốt là yếu tố góp phần làm nên một quản trị khách sạn thành công. Bởi bạn không chỉ giao tiếp với khách hàng mà còn các người đồng nghiệp khác bộ phận. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng có được sự tín nhiệm, thậm chí là cơ hội thăng tiến trong tương lai nếu hội tụ đủ các yếu tố trên.
2. Có vốn hiểu biết về văn hóa – xã hội sâu rộng
Đặc thù của dịch vụ khách sạn là tiếp đón khách từ các vùng miền khác nhau, và họ sẽ đến lưu trú tại đây, nếu bạn hiểu sâu sắc về văn hóa, ẩm thực và con người nơi đó, bạn có thể giao tiếp một cách thân thiện từ đó giúp bạn nhận được sự hài lòng và thiện cảm từ khách hàng.
3. Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và chỉn chu trong công việc
Để cung cấp dịch vụ khách sạn tốt nhất cho khách hàng, bạn phải thực sự có kỹ năng nhận biết nhu cầu của họ mà không cần họ phải nói ra. Hơn nữa, từ ngoài vào trong, từ sảnh đến bàn ăn, rồi đến phòng, bạn phải biết cách sắp xếp, bài trí, tất cả đều phải được trau chuốt, trau chuốt cẩn thận để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Khách hàng sẽ hài lòng và yêu thích khách sạn của bạn nếu bạn đặt họ làm trung tâm. Hãy chú ý đến trang phục, tác phong,… những điều này sẽ giúp bạn thể hiện phong thái của một nhân viên khách sạn chuyên nghiệp, giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng tốt và dễ dàng khơi dậy sự cộng hưởng của họ.
4. Khả năng ngoại ngữ tốt
Khả năng ngoại ngữ là yếu tố mà bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu không chỉ riêng ngành quản trị khách sạn. Đặc biệt, khách sạn có thể đón tiếp khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ là lợi thế, giúp tiếp cận được với khách du lịch nước ngoài. Thông thạo tiếng Anh sẽ giúp có thêm nhiều cơ hội để thăng tiến trong ngành quản trị khách sạn.
5. Sự hăng say, tâm huyết và tình yêu với nghề
Sự hăng say và tâm huyết với ngành quản trị khách sạn hiển nhiên sẽ giúp bạn có động lực và hứng thú để tiếp thu những kiến thức chuyên ngành một cách hiệu quả. Rõ ràng, chỉ khi yêu thích nghề, bạn mới có thể nỗ lực hết mình để cống hiến hết mình và gặt hái được những thành công trong nghề.
Bạn hãy luôn trong tâm thế cố gắng phát triển bản thân và rèn luyện những thao tác nghiệp vụ chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng và cả nhà tuyển dụng.
6. Những yêu cầu cơ bản khác
Để trụ vững trong nghề quản trị khách sạn thì ngoài những yếu tố trên, sức khỏe và ngoại hình ưa nhìn, hòa nhã, hài hước, có tài lẻ,… là những yêu cầu cơ bản nhất của một nhân viên ngành quản trị khách sạn.
>>> Tham khảo thêm: Ấn tượng mức lương ngành quản trị nhân lực năm 2022
VII. Những lầm tưởng tai hại của sinh viên quản trị khách sạn về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp?
1. Chỉ cần có bằng Đại học là sẽ xin được việc
Đa phần sinh viên hiện nay vẫn còn có suy nghĩ sai lệch về cơ hội việc làm của bản thân sau tốt nghiệp. Các sinh viên thường ngộ nhận rằng họ có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì chắc chắn sẽ hơn những ứng viên là lao động phổ thông và sẽ dễ dàng xin được việc, đặc biệt là những công việc đặc thù như lễ tân.
Nhưng thực tế, nhà tuyển dụng không quá đề cao vấn đề bằng cấp hay trình độ khi tuyển dụng, họ thường đánh giá cao thái độ và kinh nghiệm. Điều này chứng minh bằng cấp chỉ là yếu tố bổ sung vào hồ sơ xin việc.
2. Học Đại học thì không làm “nhân viên”
“Học đại học thì không làm nhân viên” – là quan điểm sai lầm và tai hại mà phần đông sinh viên hiện đang mắc phải. Đúng là với tấm bằng cử nhân đại học hay cao đẳng chính quy, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến nhanh hơn những người yếu thế hơn vì bạn có nền tảng kiến thức lý thuyết tốt, tiếp thu nhanh, thích nghi với công việc dễ dàng hơn nếu thực sự nỗ lực.
Tuy nhiên, ở bất cứ ngành nghề nào, muốn lên được cấp quản lý phải có bề dày kinh nghiệm, điều này chỉ được tích lũy khi bạn khởi đầu ở vị trí nhân viên.
3. Học quản trị thì phải ra làm quản lý ngay
Thực tế cho thấy, các trường Đại học và Cao đẳng mở khóa đào tạo ngành Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch lữ hành thông thường chỉ ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp là trở thành người quản lý. Dường như, họ quên hoặc phớt lờ đi quy luật phát triển tiên quyết của nghề là nên bắt đầu từ vị trí nhân viên.
Ngoài ra, lầm tưởng về tốt nghiệp trường danh tiếng, bằng cấp loại giỏi phải được bắt đầu ở vị trí tương xứng dần khiến sinh viên hình thành khởi điểm để bắt đầu công việc sau tốt nghiệp chưa chính xác.
Hơn nữa, nghiệp vụ kém, ngoại ngữ yếu là rào cản lớn của ứng viên mong muốn một vị trí cao tại khách sạn, nhà hàng có quy mô để học hỏi, tìm kiếm cơ hội thăng tiến.
4. Cứ ứng tuyển vào các vị trí cao mới oách
Khi ứng tuyển, không ít sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn chăm chăm ứng tuyển vào các cấp quản lý, giám sát vì cho rằng bản thân có đủ kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ để áp dụng vào công việc thực tế. Đây là một lầm tưởng bởi lý thuyết là một chuyện nhưng áp dụng vào thực tế hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào các tình huống cụ thể mà bạn chỉ có thể tích lũy trong lúc làm việc.
Nếu chỉ vì những chức danh nghe oách tai như Quản lý nhà hàng, Trưởng bộ phận tiền sảnh mà apply vào những vị trí chưa phù hợp. Thay vào đó, bạn hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để bắt đầu từ vị trí phù hợp nhất nhé!
5. Học gì làm nấy
Tất nhiên, việc bỏ ra nhiều năm trời để theo học chính quy một ngành, ai cũng mong muốn được làm đúng công việc liên quan đến những gì mình đã được học.
Tuy nhiên, với một ngành đặc thù phục vụ khách hàng, bạn sẽ có cơ hội làm việc, trải nghiệm nhiều vị trí thuộc nhiều bộ phận nếu bạn đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là trong thời điểm khách sạn, nhà hàng áp dụng hình thức đào tạo chéo.
6. Thái độ không quan trọng, quan trọng là kỹ năng
Không phản bác kỹ năng là quan trọng, nhưng song song với đó có một thái độ làm việc tốt sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Thái độ tốt để hiện được sự chuyên nghiệp của bạn khi làm việc. Biết lắng nghe, khiêm tốn, có trách nghiệm, điềm tĩnh sẽ là những lợi thế để bạn tiến gần hơn với thành công.
Hiện nay, phẩm chất nghề nghiệp không tốt hiện là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều bạn trẻ bị đào thải khỏi nghề.
VIII. Một số trường đào tạo Quản trị khách sạn tại Việt Nam
1. Tại Hà Nội
– Đại học Kinh tế Quốc dân
– Đại học Thương Mại
– Đại học Văn hóa Hà Nội
– Đại học Kinh doanh và Công nghệ
2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
– Đại học Tài chính – Marketing
– Đại học Kinh tế TP.HCM
– Đại học Văn hóa TP.HCM
– Đại học Công nghệ TP.HCM
– Đại học Văn Lang
– Đại học Hoa Sen
IX. Tổng kết
Rõ ràng không nói quá khi khẳng định tiềm năng của ngành Quản trị khách sạn ở hiện tại là vô cùng lớn với cơ hội thăng tiến ngày càng rộng mở. Vậy nên, nếu có đam mê và muốn bắt kịp xu hướng nghề nghiệp thì Quản trị khách sạn là ngành học thú vị và tuyệt vời cho các bạn trẻ năng động.
Hy vọng những thông tin được Muaban.net chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn có được nguồn tư liệu tham khảo đầy đủ và chi tiết về ngành Quản trị khách sạn để cân nhắc ra quyết định lựa chọn ngành học phù hợp.
Trần Tuyết