Quản trị sản xuất (Production Management) đề cập đến một loạt các hoạt động bao gồm lập kế hoạch, điều phối, giám sát, quản lý đầu vào cũng như kết quả của quy trình sản xuất. Trong bài viết này, cùng Mua Bán tìm hiểu kỹ hơn Production Management là gì nhé!
I. Production management là gì?
Production Management (Quản trị sản xuất) là quy trình kiểm soát hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất, để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm theo yêu cầu từ khách hàng. Quy trình này bao gồm việc tổ chức, thực hiện và quản lý quy trình chuyển đổi các nguồn tài nguyên thô thành sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh.
II. Mục tiêu của Quản trị sản xuất
Mục tiêu là nền tảng của quản trị sản xuất. Nếu không có mục tiêu thì quá trình sản xuất không thể hoàn thành. Quản trị sản xuất phụ trách việc ra quyết định liên quan đến quy trình để hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất dựa theo đặc điểm kỹ thuật, số lượng, lịch trình đã đề ra và với chi phí tối thiểu.
Trong quá trình sản xuất, một số mục tiêu quan trọng cần được đặt lên đầu nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với những đối thủ khác. Dưới đây là một vài mục tiêu mà Mua Bán đã tổng hợp lại:
1. Cung cấp sản phẩm
Doanh nghiệp tổ chức sản xuất phải luôn sẵn sàng sản xuất sản phẩm với số lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Quản trị sản xuất là quá trình thiết lập và duy trì ưu thế của doanh nghiệp trước các đối thủ, trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Để tạo được lợi thế nổi bật hơn so với đối thủ, doanh nghiệp sản xuất cần chú ý ba khía cạnh quan trọng dưới đây:
2.1. Lợi thế về giá cả
Chi phí sản xuất được thiết lập trước khi hàng hóa thực sự được đưa vào quy trình sản xuất. Doanh nghiệp sở hữu mức chi phí kinh doanh bình quân trên một đơn vị sản xuất càng thấp thì càng có nhiều lợi thế và ngược lại. Do đó, cần kết hợp với bộ phận Marketing để đưa ra chính sách giá cả hợp lý và cung cấp sản phẩm đầu ra ở mức giá được thiết lập từ trước.
2.2. Lợi thế về chất lượng
Chất lượng của sản phẩm là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Nếu không có chất lượng thì doanh nghiệp không thể tự khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường. Ngày nay, thị trường của người mua; do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng về chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân.
Xem thêm: Tin đăng tuyển dụng việc làm ngày lễ 30/4 Lương Cao
2.3. Lợi thế về tốc độ cung ứng
Tốc độ cung ứng cũng là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Tính kịp thời của việc giao hàng là một thông số thiết yếu, bởi khách hàng sẽ dựa vào đó để đánh giá hiệu quả của bộ phận sản xuất.
>>> Đọc thêm: Quản trị là gì? Bí quyết giúp bạn thành công
3. Tạo ra tính linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng
Các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất cần nắm bắt và chủ động thay đổi cơ cấu sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày cao của khách hàng.
4. Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất thể hiện chủ yếu ở mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra và hao phí nguồn lực hoặc sự tiết kiệm nhân lực trong quá trình sản xuất. Việc đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
>>> Đừng bỏ lỡ: Quản trị tài chính là gì? Vai trò và trách nhiệm
III. Production Management có quy trình làm việc như thế nào?
Mục tiêu của Production Management là đem lại một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để được coi là tốt thì sản phẩm, dịch vụ đó cần phải trở nên quen thuộc và thân thiết với khách hàng.
1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường và nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu của bản thân; đồng thời thấu hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu và nắm rõ được đối thủ kinh doanh. Hiểu rõ thị trường và sản phẩm kinh doanh chính là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp thực hiện một quy trình Quản trị sản xuất thành công.
2. Phát triển chiến lược
Kết quả thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường và nội bộ là những dữ liệu quan trọng, góp phần tạo nên các chiến lược để phát triển sản phẩm.
3. Lên kế hoạch về sản phẩm
Ở bước này, các bộ phận liên quan như Marketing, sản xuất,…. sẽ cùng tham gia phát triển và thống nhất tính năng của sản phẩm bao gồm cả UX Design (trải nghiệm người dùng).
4. Triển khai UX Design
Triển khai UX Design giúp sản phẩm hoạt động mượt mà, đem đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Điều này sẽ giúp sản phẩm gây được ấn tượng với người dùng đồng thời đảm bảo chỗ đứng trên thị trường.
5. Xây dựng và phát triển sản phẩm
Việc đưa sản phẩm chạy thử và chạy chính trên thị trường được thực hiện bởi các bộ phận liên quan. Ở bước này, điều quan trọng là thu thập phản hồi của khách hàng để phân tích dữ liệu và rút ra điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, tiếp tục phát triển sản phẩm dựa trên những kết quả thu thập được.
IV. Production Manager là gì?
Production Manager (Giám đốc sản xuất) là một chuyên gia giám sát quy trình sản xuất và điều phối tất cả các hoạt động để đảm bảo có đủ nguồn lực. Họ có thể lập kế hoạch lịch trình của nhân viên, ước tính chi phí và chuẩn bị ngân sách để đảm bảo quy trình làm việc đáp ứng thời hạn yêu cầu.
V. Production Manager và Project Manager có gì khác nhau?
Vị trí | Production Manager | Project Manager |
Ý nghĩa |
|
|
Vai trò |
|
|
Trách nhiệm |
|
|
>>> Đọc thêm: Quản lý là gì? Vai trò và trách nhiệm của một nhà quản lý
VI. Vị trí Production Manager có yêu cầu về trình độ như thế nào?
Nếu bạn đang nhắm đến vị trí Production Manager thì đừng bỏ lỡ những yêu cầu về trình độ ở vị trí này nhé.
- Tốt nghiệp bậc Đại học các chuyên ngành như Kinh doanh, Quản trị kinh doanh hoặc Marketing.
- Có hiểu biết về chuyên ngành Công nghệ thông tin là một lợi thế.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí liên quan đến sản phẩm.
- Có khả năng chịu áp lực cao
- Có khả năng tổng hợp, phân tích và xây dựng chiến lược phát triển.
- Có kỹ năng lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
- Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.
- Sáng tạo, nhanh nhẹn và linh hoạt.
VII. Một Production Manager cần sở hữu những kỹ năng gì?
Dù bạn xuất phát từ Background nào, tốt nghiệp chuyên ngành nào đi nữa thì đều cần trải qua những công việc đơn giản nhất liên quan đến sản phẩm, trước khi bước tới vị trí Production Manager. Để đạt được điều này, bạn cần tham gia vào toàn bộ quá trình để hiểu rõ cách tạo nên một sản phẩm là như thế nào.
1. Luyện tập xây dựng Mindset về sản phẩm
Nhận thức (Mindset) về sản phẩm chính là việc hiểu rõ sản phẩm cần làm là gì? Sản phẩm bắt nguồn từ đâu? Sản phẩm này sẽ giải quyết vấn đề gì của người sử dụng? Production Manager cần đặt ra nhiều câu hỏi liên quan nhằm nắm rõ và từ đó xây dựng được cho bản thân mindset về sản phẩm.
2. Quyết định dựa trên số liệu
Nguyên tắc làm việc của Production Manager là phải dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ phản hồi và tương tác của khách hàng để rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Production Manager cần đánh giá dựa trên số liệu để từ đó cải thiện và phát triển sản phẩm.
3. Luôn phải nghĩ cho người dùng
Để tiếp cận và thấu hiểu người dùng, Production Manager cần đặt ra câu hỏi, chỉ ra và đề xuất hướng giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
4. Trau dồi khả năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm là 2 thứ cực kỳ quan trọng khi làm việc đội nhóm, kể cả trong bất kỳ ngành nghề nào. Ở vị trí càng cao, kỹ năng giao tiếp và mối quan hệ của bạn với mọi người càng trở nên cần thiết. Chuyên môn cao lúc này chỉ là yêu cầu tất yếu cần có sẵn.
Một người làm quản lý giỏi không nhất thiết là người giỏi chuyên môn nhất, mà là người tìm được những người giỏi nhất, gắn kết họ lại với nhau và tạo thành một liên kết vững mạnh để thúc đẩy thành công trong công việc.
5. Quyết đoán trong công việc
Nhiều quản lý chần chừ khi đưa ra quyết định đã khiến doanh nghiệp đi chậm một bước so với đối thủ. Vậy nên, một người quản lý cần có sự quyết đoán và cẩn thận trong công việc. Cần sự quyết đoán để đưa ra quyết định và sự cẩn thận khi kiểm tra kỹ quyết định đó.
6. Học tập kỹ năng từ những người đi trước
Ai cũng mong muốn có một người dẫn dắt mình đi con đường đúng đắn để dễ dàng thăng tiến trong công việc. Nếu bản thân bạn chưa có nhiều mối quan hệ xã hội, hãy cố gắng học hỏi từ những người nổi tiếng trong ngành thông qua những bài chia sẻ, bài báo hay những bài đăng trên mạng xã hội của họ. Từ đó, bạn có thể rút ra những bài học hữu ích cho bản thân.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Production Management là gì mà Mua Bán muốn gửi đến bạn. Nếu bạn quan tâm đến những thông tin việc làm thì đừng quên truy cập Muaban.net để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Ngoài ra, để tham khảo việc làm và tuyển dụng lương cao, uy tín, bạn có thể truy cập tại đây:
>> Xem thêm:
- Ngành Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Năm 2023
- Cách Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Và Những Kỹ Năng Cần Có