Pipeline có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những người trong lĩnh vực kinh doanh, đây có thể xem là một trong những mô hình đang được ứng dụng nhiều nhất trong nhiều lĩnh vực như đời sống hằng ngày cho đến công việc.
Vậy thì pipeline là gì? Tại sao pipeline lại được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như vậy? Để tìm hiểu về chủ đề này, các bạn hãy theo dõi tiếp các thông tin liên quan tại đây nhé!
Pipeline trong doanh nghiệp là gì?
Trong doanh nghiệp pipeline còn được hiểu là một quy trình có tính liền mạch theo dạng ống, sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch, hình dung và cũng như là định hình được các hoạt động.
Việc sử dụng hiệu quả pipeline trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân loại hoặc nhìn nhận được vị trí của các khách hàng. Từ đó xác định được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng hoặc chuyển sang khách hàng doanh nghiệp.
Nhờ vào việc xác định và phân loại này, sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc và tạo ra được những chiến lược kinh doanh hoặc marketing thông minh để tối ưu hóa hiệu quả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích của pipeline cho doanh nghiệp
Pipeline hiện đang được đánh giá tương đối cao về mặt lợi ích trong lĩnh vực kinh doanh. Dạng đường ống bán hàng này sẽ giúp mang lại lợi ích tối đa cho từng đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp: đối với nhân viên, đối với quản lý, đối với các tổ chức,…
Lợi ích đối với nhân viên
Pipeline trong kinh doanh chính là các chuỗi hoạt động mà các nhân viên sale phải làm để có thể chuyển đổi khách hàng. Điều này sẽ khiến một quy trình kinh doanh chuyên nghiệp hơn được hình thành để các nhân viên có thể áp dụng.
Một nhân viên sale chuyên nghiệp sẽ luôn lập ra một kế hoạch chăm sóc khách hàng riêng để có thể phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau, tạo nên sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng trong suốt quá trình áp dụng pipeline vào trong kinh doanh.
Nhờ vào pipeline, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra và nắm được các cơ hội để có thể đưa các chính sách hoặc các chương trình ưu đãi mới lạ, hợp tình – hợp lý đem lại những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Việc áp dụng pipeline vào trong kinh doanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc báo cáo công việc với các cấp lãnh đạo và tiện lợi hơn trong việc chia sẻ thông tin.
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng việc làm bán thời gian dành cho sinh viên trên website Muaban.net |
Lợi ích đối với quản lý
Cấp quản lý khi áp dụng quy trình pipeline trong công việc sẽ đem đến các bước giúp quá trình chuyển đổi khách hàng trở nên rõ ràng hơn và giúp các quản lý thuận lợi hơn trong việc đánh giá, cũng như giám sát các hoạt động của đội ngũ nhân viên của họ.
Cấp quản lý cũng sẽ dễ dàng kiểm soát và tính toán được các mức doanh thu ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, nhờ vào các dữ liệu đầu vào thuộc quy trình pipeline.
Trong kinh doanh pipeline được xem là một trong những công cụ hiệu quả để các quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá mức độ thành công của các nhân viên kinh doanh và chất lượng bán hàng của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, pipeline cũng giúp cho quá trình xây dựng các chiến lược quảng cáo đạt được những hiệu quả cao, tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nhờ vào đó, pipeline cũng giúp cấp quản lý tối ưu hóa được những lỗi hoặc bất cập trong quá trình kinh doanh để nhanh chóng khắc phục kịp thời.
>>> Tham khảo thêm: Trưởng phòng kinh doanh – Vị trí quan trọng trong doanh nghiệp
Lợi ích đối với tổ chức
Việc áp dụng pipeline sẽ giúp tổ chức tạo ra các quy trình buôn bán, kinh doanh đạt chuẩn hơn, hợp lý hơn, cũng như tạo ra được sự thống nhất trong doanh nghiệp.
Kèm theo đó sẽ giúp thúc đẩy doanh thu, đem đến nguồn khách hàng tiềm năng nhất định cho doanh nghiệp. Ngoài ra cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng về mặt chất lượng của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
Không những thế, quy trình pipeline còn giúp doanh nghiệp tối ưu được thời gian, chất lượng dịch vụ hoặc hàng hóa.
5 giai đoạn thuộc quy trình pipeline
Quy trình pipeline sẽ được hoàn thiện theo 5 giai đoạn chính như sau:
Tìm kiếm, xây dựng các khách hàng tiềm năng
Bước đầu tiên vô cùng quan trọng để có thể bắt đầu chuyển đổi khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm và xây dựng được các nhóm khách hàng tiềm năng.
Trước hết bộ phận thị trường sẽ phải xây dựng các lộ trình cụ thể để có thể tìm hiểu các khách hàng, tiếp theo sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng rồi chọn lọc những khách hàng có khả năng cao sẽ gây ảnh hưởng đến doanh số cho doanh nghiệp.
Đây là một bước đệm mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra một lộ trình hợp lý bao gồm những phương thức hài hòa và linh hoạt.
Chăm sóc để giữ chân khách hàng
Bước này sẽ là bước quyết định đến sự chuyển đổi khách hàng, từ tệp khách hàng tiềm năng phía trên. Giai đoạn này phụ thuộc phần lớn vào cách thức chăm sóc khách hàng của từng doanh nghiệp.
Để có thể tạo ấn tượng cho khách hàng, thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp thì bắt buộc nhân viên ở bộ phận kinh doanh sẽ phải ra sức giữ được liên lạc với khách hàng, đem đến những thông tin cần thiết, giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, thuyết phục khách hàng trong việc duy trì sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp.
Hiểu được nhu cầu của khách hàng cần là gì?
Bên cạnh đó doanh nghiệp đó cũng phải thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách tối ưu hóa các yêu cầu của khách hàng, việc nhanh chóng hiểu và nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hoàn thiện dịch vụ.
Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế trong vị trí ưu tiên của khách hàng, đem đến những dịch vụ thích hợp với khách hàng, không lan man mất nhiều thời gian.
Thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
Giai đoạn này sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng của các nhân viên kinh doanh nhất, bởi bắt buộc nhân viên phải vận dụng tất cả kỹ năng cần thiết để thuyết phục khách hàng ưu tiên sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh phải bắt buộc nắm được tâm lý của khách hàng, có được sự nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống và sự thấu hiểu về sản phẩm của chính doanh nghiệp của mình.
Nếu khách hàng càng hiểu được về giá trị sản phẩm, họ sẽ không phải quá đắng đo trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp.
Kết thúc quy trình sau khi chốt được hợp đồng
Ngay sau khi đã thuyết phục được khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tại doanh nghiệp thì cuối cùng sẽ phải thực hiện bước cuối cùng là chốt hóa đơn và tiến hành thanh toán.
Nếu khách hàng vẫn còn phân vân trong việc mua sản phẩm, nhân viên bán hàng cần phải thuyết phục khách hàng bằng cách đưa đến các thông tin về lợi ích khi mua hàng: chế độ ưu đãi, đổi trả, chế độ bảo hành,… Để việc quyết định mua hàng trở nên dứt khoát hơn.
Một số khái niệm về Pipeline khác
Pipeline còn có nhiều ý nghĩa hơn khi thuộc các lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như:
Sales pipeline là gì?
Sale pipeline – đường ống bán hàng: Đây là một quy trình buôn bán hàng hóa với những công việc sẽ được sắp xếp một cách có kế hoạch và logic. Đảm bảo được các hoạt động kinh doanh buôn bán sẽ được diễn ra đem đến những hiệu quả cao.
Hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi đối tượng khách hàng thuộc phân khúc khách hàng tiềm năng – Lead sang phân khúc khách hàng – Customer.
Pipeline trong marketing là gì?
Giống như trong buôn bán hàng hóa, Pipeline trong marketing là để chỉ đến quy trình về các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, từ việc định vị khách hàng tiềm năng đến thu hút, chuyển đổi, tiếp cận cho đến nghiên cứu thị trường.
Ở nhiều trường hợp khác nhau, pipeline marketing sẽ có thể hợp nhất cùng với quy trình đường ống bán hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc quy mô kinh doanh nhỏ.
>>> Tham khảo thêm: Ngành Digital Marketing học trường nào? Cơ hội việc làm Digital Marketing 2022
Pipeline trong IT là gì?
Ở trong lĩnh vực công nghệ, khái niệm về pipeline cũng có đôi chút phức tạp. Đây là khái niệm dùng để nói về tập hợp những đối tượng để xử lý dữ liệu ở dạng chuỗi.
Ở từng đối tượng, các dữ liệu nhận vào từ input, sau đó được chuyển hóa thành output và do có tính chất nối tiếp cho nên tổ hợp những đối tượng này sẽ được xem như là 1.
Có thể xem những đối tượng này là đầu vào của những đối tượng sau, những đối tượng hoạt động theo nguyên tắc này thường được biết đến là: GPU, CPU hoặc có thể hiểu đơn giản là những dòng lệnh đơn.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu CV IT: Bước đầu chinh phục nhà tuyển dụng – 12+ Mẫu CV IT mới nhất 2022
CI/CD Pipeline là gì?
CI/CD pipeline là một quy trình, cho phép team phát triển sẽ có cơ hội triển khai các dự án một cách hiệu quả và chất lượng nhất.
Quá trình xây dựng test, code và thực hiệu hóa các phiên bản mới sẽ đảm bảo xảy ra ít lỗi hơn, các nhà phát triển sẽ đưa đến các phản hồi nhanh chóng hơn và giúp tăng tiến độ thực hiệu của dự án.
- CI (Continuous Integration): Đây chính là cách phát triển dự án, mà trong đó các nhà phát triển sẽ tiến hành triển khai liên tiếp những công việc đã được lên kế hoạch quản lý quy trình hoàn thiện và phát triển dự án.
- CD (Continuous Delivery): Đây là một cách mà hệ thống sẽ quản lý, triển khai và duy trì vận hành.
Pipeline Jenkins là gì?
Pipeline Jenkins chính là tên gọi của một dạng server sẽ được viết theo ngôn ngữ Java. Jenkins có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình tự động hóa các công đoạn đơn giản trong giai đoạn phát triển phần mềm.
Jenkin sẽ giúp quá trình thực hiện các dự án công nghệ dựa vào Apache Ant, Scala build tool, Apache Maven và các lệnh shell tùy ý khác được mượt mà hơn.
Jenkins pipeline chính là tên gọi của một bộ plugin hỗ trợ trong việc tích hợp và triển khai CS ở dạng chuỗi, những tập tin nhận khai báo bởi Jenkins pipeline sẽ được gọi là Jenkinsfile – quy trình này sẽ liên quan mật thiết đến nhau và được thực hiện theo một quy trình đã được định sẵn.
Data Pipeline là gì?
Data pipeline với nhiệm vụ tổng hợp, sắp xếp cũng như di chuyển những dữ liệu cần thiết đến một hệ thống mục tiêu với mục đích lưu trữ và phân tích dữ liệu.
Các data pipeline hiện đại sẽ bắt đầu các quy trình tự động hóa theo quy trình ETL – trình xuất, chuyển đổi và tải. Bao gồm cả việc nhập liệu, lọc, xử lý, chuyển đổi và di chuyển ở bất kỳ những đám mây nào, nhờ đó sẽ bổ sung những lớp phục hồi để tối ưu hóa chống lại các sự cố.
Phía trên là những thông tin cần thiết để có thể trả lời được câu hỏi pipeline là gì? bên cạnh đó cũng đem đến những thông tin thú vị ở nhiều lĩnh vực đối với pipeline. Mong rằng đây là bài viết bổ ích, giải quyết được những thắc mắc của bạn về pipeline. Hãy luôn ghé thăm Muaban.net khi bạn có những thắc mắc về những chủ đề nào đó nhé!
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. tại Mua Bán. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>> Tham khảo thêm:
-
-
- Cách kinh doanh mô hình cà phê bóng đá thu hút khách hàng
- Ngành kinh doanh thương mại ra dễ xin việc không? Điểm chuẩn bao nhiêu?
- Kinh doanh bất động sản cần học những gì từ 6 điều cơ bản này?
-