Phỏng vấn chính là bước tiếp xúc trực tiếp đầu tiên của người tìm việc với nhà tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn thành công sẽ quyết định đến việc bạn có được trở thành nhân viên làm việc tại công ty đó hay không. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu rõ hơn về khái niệm phỏng vấn là gì, cũng như các kiểu phỏng vấn thường gặp.
Phỏng vấn là gì?
Phỏng vấn là quá trình gặp gỡ trao đổi giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Thông qua quá trình hỏi và trả lời giữa 2 hay nhiều người. Từ đó giúp người phỏng vấn khai thác được trực tiếp những thông tin mà mình quan tâm. Từ đó tìm được người thích hợp cho vị trí mà họ cần tuyển. Và ứng viên có thể có được vị trí làm việc mà họ mong muốn.
Thông qua quá trình trao đổi nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá năng lực làm việc, kỹ năng, thái độ… và mức độ phù hợp với yêu cầu công việc của ứng viên để đưa ra quyết định phù hợp.
Các yêu cầu cơ bản của một buổi phỏng vấn là gì?
Yêu cầu đối với ứng viên là gì?
Để có thể gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển ứng viên cần hiểu rõ phỏng vấn là gì và những yêu cầu cần chuyển bị để buổi phỏng vấn diễn ra hoàn hảo nhất.
Có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tham gia phỏng vấn
Để buổi phỏng vấn xin việc trở nên thuận lợi và không quá bối rối, ứng viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước hết cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, thông tin xoay quanh vị trí ứng tuyển, cũng như văn hoá doanh nghiệp. Chuẩn bị trước những tình huống và câu hỏi thường gặp. Có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp ứng viên cảm thấy thoải mái và trả lời tốt hơn những câu hỏi được đặt ra.
Phản xạ nhanh trước các tình huống được đặt ra
Để kiểm tra sự nhạy bén của ứng viên đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi tình huống. Đây cũng là cơ hội thể hiện kỹ năng phân tích và xử lý tình huống của bạn. Do vậy, ứng viên cần luôn chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận và phản xạ nhanh trước những tình huống được đặt ra. Từ đó thể hiện được bạn là người có kỹ năng, khả năng nhạy bén và là ứng viên tiềm năng dành cho nhà tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Tìm đối tác làm đại lý và những lưu ý mà bạn sẽ “hối hận” khi bỏ qua
Thành thật với kinh nghiệm mình đang có
Trong buổi phỏng vấn sự tự tin là điều nên có nhưng cần giữ ở mức vừa phải. Ứng viên cần tránh sự tự tin thái quá về kinh nghiệm cũng như năng lực của bản thân khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và có ấn tượng xấu. Bạn cũng nên thành thật với những kinh nghiệm mà mình có để nhà tuyển dụng đánh giá được đúng năng lực của bạn.
Có trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp
Khi cung cấp đến nhà tuyển dụng những thông tin nổi bật về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân, ứng viên cần có trách nhiệm đối với những thông tin đó. Những chứng chỉ, giải thưởng… cần có người tham chiếu hoặc giấy tờ liên quan. Như vậy sẽ giúp cho nhà tuyển dụng cảm thấy tin tưởng về năng lực cùng sự nghiêm túc. chuyên nghiệp của bạn.
Không trả lời lan man, dài dòng
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào thì việc diễn đạt dài dòng, lan man đều khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Ứng viên nên chú ý trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Việc trả lời lan man cũng phần nào thể hiện sự không tự tin của bạn và dễ gây mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng.
Có quyền khéo léo từ chối các câu hỏi bản thân chưa sẵn sàng trả lời
Khi nhà tuyển dụng đưa ra một số câu hỏi mà bạn cảm thấy chưa sẵn sàng trả lời thì có thể khéo léo từ chối. Tuy nhiên cần thể hiện được thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại. Trong cuộc hội thoại có thể ứng viên sẽ nhận được những tình huống hoặc câu hỏi khó chưa biết trả lời thế nào. Thay vì ậm ờ không trả lời hoặc im lặng thì bạn có thể xin phép được trả lời ở cuối buổi phỏng vấn hoặc xin đổi câu hỏi với một thái độ thoải mái, tự tin. Việc này giúp nhà tuyển dụng không phải chờ đợi và gây được ấn tượng nhờ sự linh hoạt.
Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
Yêu cầu đối với nhà tuyển dụng
Không chỉ đối với ứng viên mà những nhà tuyển dụng cũng cần hiểu được phỏng vấn là gì, mong muốn tìm kiếm ứng viên của doanh nghiệp ra sao để có thể chuẩn bị câu hỏi cũng như thái độ phù hợp.
Có sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Để thấy được năng lực của ứng viên một cách rõ hơn nhà tuyển dụng nên có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn. Phân loại những hồ sơ tiềm năng để có thể tìm hiểu kỹ hơn trong quá trình phỏng vấn và đua ra được lựa chọn thích hợp. Để tránh mất thời gian trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng nên nắm được những thông tin cơ bản của ứng viên thông qua CV. Từ đó đặt ra được những câu hỏi phù hợp để khai thác thông tin, kỹ năng chuyên môn của ứng viên tốt nhất.
Tôn trọng người ứng tuyển và các quy tắc trong giao tiếp
Để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng cần thể hiện sự tôn trọng đối với người ứng tuyển. Đôi lúc có một số câu hỏi khiến ứng viên không thể trả lời được, thay vì cố gắng để nhận được đáp án nhà tuyển dụng nên đổi sang câu hỏi khác hoặc trò chuyện để ứng viên bớt đi sự căng thẳng. Điều này cũng sẽ giúp ứng viên trở nên bình tĩnh và tự tin để thể hiện tốt phần phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng không bỏ sót đi bất kỳ ứng viên tiềm năng nào.
>>> Xem thêm: Workaholic Là Gì? Bật Mí Dấu Hiệu Của Người Workaholic
Cần biết lắng nghe và phân tích câu trả lời của ứng viên
Để buổi phỏng vấn diễn ra cởi mở và thoải mái hơn cần có sự tương tác giữa người hỏi và người trả lời. Sau khi đưa ra câu hỏi, nhà tuyển dụng nên chú ý lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển được mạch hội thoại và khai thác thêm được nhiều thông tin hơn nữa.
Tránh hỏi những câu hỏi khó, chung chung
Trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tránh đưa ra những câu hỏi khó. Bởi phần lớn các câu hỏi đưa ra nhằm mục đích tìm hiểu thông tin nổi bật, kỹ năng, kinh nghiệm và phong cách ứng xử của ứng viên. Các câu hỏi nên đúng mục tiêu của vị trí tuyển dụng và phù hợp với năng lực của ứng viên.
Những câu hỏi quá khó hay mang ý nghĩa chung chung sẽ không thể hiện được chính xác năng lực của ứng viên. Điều này sẽ làm khó nhà tuyển dụng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí công việc.
Có sự khách quan trong cách đánh giá năng lực của ứng viên
Để có thể tuyển dụng được những ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc nhà tuyển dụng nên xem xét, đánh giá một cách khách quan. Từ đó mang đến sự công bằng và sàng lọc được những người có năng lực làm việc thực sự để đồng hành cùng đội ngũ nhân viên đóng góp cho doanh nghiệp. Điều này góp phần mang đến giá trị, lợi ích tương lai cho doanh nghiệp khi tuyển dụng.
Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp
Phỏng vấn là gì, các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp hiện nay như sau:
Phỏng vấn về năng lực
Phỏng vấn năng lực sử dụng các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để đánh giá được ứng viên có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn đảm nhiệm vị trí tuyển dụng hay không. Trong quá trình trao đổi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi tình huống như: “Theo bạn vị trí mà chúng tôi đang tuyển dụng cần có kỹ năng nào?”; “Quá trình làm việc trước đây của bạn, kinh nghiệm nào mà bạn cảm thấy tự tin nhất?”… Từ câu trả lời và khả năng xử lý tình huống của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra đánh giá, quyết định.
>>>Xem thêm: Nhà phân phối là gì? Phân biệt nhà phân phối và đại lý
Phỏng vấn về kỹ thuật
Một số vị trí tuyển dụng đòi hỏi cao về tính thực tiễn nên sẽ có phần phỏng vấn kỹ thuật. Ứng viên sẽ được trực tiếp thao tác công việc để được đánh giá năng lực trực tiếp. Các ứng viên sẽ cùng làm một bài test như viết một đoạn code, làm mẫu báo cáo…
Thông thường tất cả các ứng viên sẽ cùng thực hiện một bài test hoặc nếu khác thì bản chất vẫn tương đồng để dễ dàng đánh giá năng lực. Hình thức này nhằm đối chiếu và so sánh trực tiếp các ứng viên với nhau để chọn ra người thích hợp nhất.
Phỏng vấn về hành vi
Phỏng vấn hành vi thường áp dụng cho những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm cao. Chủ yếu để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp cho vị trí tuyển dụng của ứng viên thông qua những tình huống giả định. Qua thái độ và phản ứng khi tiếp nhận tình huống của ứng viên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá để đưa ra quyết định thích hợp.
Tham khảo tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
Phỏng vấn hội đồng
Phỏng vấn hội đồng là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hội đồng phỏng vấn sẽ từ 4 -5 người để cùng đánh giá ứng viên và đưa ra cái nhìn khách quan nhất giúp tìm được người thích hợp với vị trí tuyển dụng.
Hình thức phỏng vấn này nhằm mục đích đưa ra góc nhìn tổng quan về năng lực và phẩm chất của ứng viên. Đây cũng là cơ hội để nhà tuyển dụng và ứng viên thuận lợi trao đổi, thảo luận thông tin với nhau.
Phỏng vấn nhóm
Phỏng vấn nhóm là hình thức khá phổ biến trong các công ty lớn. Ứng viên sẽ cùng tham gia phỏng vấn theo nhóm 2 – 3 người một lần. Họ sẽ nhận cùng một câu hỏi và lần lượt trả lời theo quan điểm của mình. Các câu hỏi thường đặt ra dạng đánh giá, kiểm tra tính linh hoạt, nhạy bén của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét phong cách làm việc của mỗi người để đưa ra quyết định cuối cùng.
Tham gia hình thức này ứng viên cần bình tĩnh, đợi đến lượt và trả lời một cách ngắn gọn. Tránh ngắt lời của ứng viên khác sẽ khiến bạn bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng xấu. Đây cũng là cách giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được nhiều thời gian mà vẫn đưa ra được những quyết định phù hợp.
Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp là hình thức được triển khai theo một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau tùy vào quy định của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của ứng viên qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn ứng viên sẽ được người có liên quan đến vị trí tuyển dụng phỏng vấn và tăng dần chức vụ lên. Đến những vòng cuối mà bạn vẫn được tham gia có nghĩa là cơ hội trúng tuyển rất cao.
Phỏng vấn qua điện thoại hoặc các phương tiện online
Hình thức phỏng vấn qua điện thoại giúp doanh nghiệp sàng lọc ứng viên trước khi đến buổi gặp mặt trực tiếp. Việc phỏng vấn qua điện thoại sẽ được sắp xếp lịch hẹn trước. Nếu bạn không thể thực hiện phỏng vấn theo lịch hẹn có thể thể bố trí cuộc gọi phỏng vấn ở thời điểm khác.
Quy trình phỏng vấn tuyển dụng chuẩn nhất 2023
Phỏng vấn là gì và quy trình tuyển dụng chuẩn nhất dành cho nhà tuyển dụng diễn ra như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chia sẻ sau:
Xây dựng kế hoạch phỏng vấn là gì?
Kế hoạch phỏng vấn cần xác định rõ những điểm sau:
- Kỳ vọng, yêu cầu về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên.
- Lựa chọn những câu hỏi phỏng vấn để đánh giá được ứng viên một cách toàn diện.
- Xác định cách đánh giá cho từng câu hỏi.
- Đảm bảo việc giới thiệu yêu cầu công việc, định hướng và sứ mệnh của công ty.
Quyết định những người tham gia phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn hiệu quả nên có sự tham gia của:
- Thành viên nhóm phỏng vấn như quản lý tuyển dụng, nhân viên để đánh giá mức độ, tính cách phù hợp với văn hoá công ty.
- Quản lý các bộ phận liên quan, quan lãnh đạo công ty để đánh giá chuyên môn của ứng viên.
Lựa chọn hình thức phỏng vấn là gì?
Hiện nay có 3 hình thức phỏng vấn khác nhau để nhà tuyển dụng lựa chọn. Phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua video call (online) và phỏng vấn trực tiếp.
Thực hiện phỏng vấn
Bắt đầu buổi phỏng vấn
Phỏng vấn là gì và khi bắt đầu cần chú ý những điều sau:
- Giới thiệu những người tham gia buổi phỏng vấn
- Đặt những câu hỏi cơ bản để giúp ứng viên dễ dàng tham gia cuộc hội thoại.
- Giải thích ngắn gọn hình thức của cuổi buổi phỏng vấn
- Hỏi xem ứng viên có thắc mắc gì trước khi bắt đầu phỏng vấn hay không.
Kết thúc phỏng vấn
Kết thúc buổi phỏng vấn một cách tự nhiên bằng cách:
- Hỏi xem ứng viên có còn câu hỏi nào muốn đặt ra cho nhà tuyển dụng không
- Trao đổi cởi mở về vị trí công ty muốn tuyển dụng
- Cho ứng viên biết khi nào có kết quả phỏng vấn và hình thức liên hệ.
- Thái độ thân thiện, hòa nhã.
Đánh giá buổi phỏng vấn là gì?
Phỏng vấn là gì và 3 loại đánh giá buổi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo như sau:
- Đánh giá tổng thể (đánh dấu những ứng viên đủ tiêu chuẩn hoặc bị loại)
- Đánh giá cơ bản (dựa theo những tiêu chí tìm kiếm nhân sự của doanh nghiệp)
- Đánh giá chi tiết dựa trên những thang điểm cố định.
Gửi thư thông báo hoặc thư cảm ơn
Sau khi lựa chọn được ứng viên doanh nghiệp cần gửi thư mời nhận việc. Có thể gọi điện trước sau đó gửi email chính thức. Nhà tuyển dụng cũng nên soạn thảo email phản hồi đến những ứng viên bị loại và cảm ơn họ đã tham gia buổi phỏng vấn.
Trên đây là những nội dung chia sẻ về phỏng vấn là gì và những hình thức thường gặp hiện nay. Hy vọng với bài viết này của Muaban.net đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thú vị.
>>>Xem thêm:
- Nhà phân phối hàng tiêu dùng là gì? Một số điều bạn cần biết
- Công việc bán thời gian / part time là gì? Có những lưu ý nào?
- Hướng nghiệp là gì? Tầm quan trọng của hướng nghiệp đối với các bạn trẻ