Hiện nay các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các ngành nghề mới ra đời dẫn theo sự xuất hiện của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và khi xem xét đến việc đầu tư vào bất kỳ một công ty nào thì cần phải theo dõi tình hình hoạt động, mức vốn, thành lập theo loại hình doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính. Vậy doanh nghiệp phi tài chính là gì? Mua Bán mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!
I. Doanh nghiệp tài chính và phi tài chính là gì?
Điều đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu đó là làm rõ khái niệm doanh nghiệp phi tài chính là gì và doanh nghiệp tài chính là như thế nào. Bên cạnh đó, ta sẽ so sánh giữa hai doanh nghiệp này có gì khác nhau. Các bạn đọc đừng bỏ qua nhé!
1. Doanh nghiệp tài chính là gì?
Nói một cách đơn giản thì các doanh nghiệp tài chính được thành lập ra với mục đích là kinh doanh, mua bán để thu về tiền tệ hoặc các vật phẩm có giá trị trao đổi tương đương với tiền tệ. Các doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng với nhiều loại hình khác nhau như là công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty liên doanh. Các doanh nghiệp tài chính cụ thể bạn có thể hình dung đó là ngân hàng, công ty bảo hiểm,…
>>>Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? 5 phương pháp xác định phân khúc hấp dẫn làm thị trường mục tiêu mới nhất 2022
2. Doanh nghiệp phi tài chính là gì?
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các doanh nghiệp phi tài chính là gì? Nếu nói các doanh nghiệp tài chính hoạt động với mục đích lợi nhuận thì doanh nghiệp phi tài chính sẽ hoạt động vì mục đích sản xuất đem lại giá trị khác không liên quan đến lợi nhuận hoặc được gọi là phi lợi nhuận. Thông thường các doanh nghiệp phi tài chính là các tổ chức thay vì là các công ty như doanh nghiệp tài chính.
Các doanh nghiệp phi lợi nhuận chúng ta có thể kể đến đó là tổ chức của chính phủ, tổ chức từ thiện – xã hội. Những tổ chức này có đặc điểm chung là dựa vào đơn hàng của doanh nghiệp tài chính về mức độ cung, cầu về hàng hóa – dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu về các loại hàng hóa – dịch vụ, từ đó các doanh nghiệp phi tài chính tiến hành sản xuất đơn hàng và bàn giao lại. Hiện nay có khoảng hơn 700 công ty đang theo đuổi loại hình doanh nghiệp phi tài chính này.
>>>Xem thêm: Cách kiếm tiền tại nhà đơn giản, hiệu quả phù hợp với sở thích, sở trường của bạn
3. So sánh doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính
Vậy tại sao phải đưa ra 2 khái niệm về doanh nghiệp tài chính và phi tài chính là gì? Nguyên nhân là để Ngân hàng có thể so sánh mức độ rủi ro mà cả 2 doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư. Trên thực tế, các chuyên gia làm trong ngành Tài Chính – Ngân Hàng đã nhận định rằng khi đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp phi tài chính sẽ hạn chế bớt rủi ro thay vì dùng phần ngân sách đó để đầu tư vào các công ty tài chính.
Trong các năm gần đây, nếu xem xét về các công ty có cùng loại hình phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì khi xảy ra các biến động dẫn đến suy thoái về kinh tế, các doanh nghiệp tài chính sẽ phải gánh chịu rủi ro nhiều hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính. Chính vì ưu điểm vượt trội này mà các công ty phi lợi nhuận đã và đang được hình thành rất nhiều.
>>>Xem thêm: 4 Cách chuyển tiền đi Mỹ nhanh chóng và an toàn, bạn đã biết chưa?
II. Những vấn đề liên quan đến yếu tố tài chính và phi tài chính
Sau khi đã làm rõ được khái niệm về doanh nghiệp phi tài chính là gì và các định nghĩa liên quan, chúng ta sẽ bàn luận nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến các yếu tố về tài chính cũng như phi tài chính.
1. Các yếu tố tài chính
Các tiêu chí liên quan tới tài chính được thể hiện thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính theo tháng, quý năm bao gồm có là doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các khoản cần phải thu, các khoản nợ phải trả,… theo sự cung cấp thông tin, dữ liệu từ các doanh nghiệp.
Thông qua bảng báo cáo này, ta có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Những số liệu này được xem là căn cứ để từ đó doanh nghiệp sẽ lập ra các chiến lược để duy trì, phát triển trong tương lai.
Đối với các công ty nhỏ hoặc mới thành lập thì việc dựa vào bảng báo cáo tài chính dường như là một sự lựa chọn không đúng bởi vì số liệu không được kiểm chứng bởi bên thứ 3.
2. Các yếu tố phi tài chính là gì?
Hiện nay, ở các công ty tầm trung và lớn thì các thông tin về yếu tố phi tài chính được cập nhật trên các hệ thống thông tin chung của doanh nghiệp bao gồm danh sách nhân sự, trình độ – nghiệp vụ, bộ máy quản lý nội bộ chung,… Nhìn chung, các thông tin này sẽ đánh giá cụ thể từng thành phần bên trong một doanh nghiệp như là nhân sự các phòng ban, cá nhân, tổ chức, đối tác của công ty.
Qua hệ thống thông tin của doanh nghiệp, những người thuộc đầu não của công ty như Tổng giám đốc, giám đốc và các trưởng phòng ban sẽ có thể họp cùng nhau để đề ra các phương pháp, hoạch định trong tương lai. Mục đích của việc này đó là tạo ra ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa, từ đó đề xuất ra các chiến lược để phát triển công ty một cách toàn diện hơn.
>>>Xem thêm: Inbound logistics là gì? Điểm khác biệt giữa Inbound và Outbound Logistics
III. Đặc điểm của doanh nghiệp phi tài chính là gì?
Dựa vào mức độ cung cấp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp được chia làm 2 loại hình chính đó là doanh nghiệp tài chính chuyên kinh doanh mua bán để tạo ra doanh thu bao gồm tiền tệ hoặc hiện kim và doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh tạo ra dịch vụ, hàng hóa bình thường.
Các doanh nghiệp theo hình thức phi tài chính sẽ tập trung vào sản xuất các sản phẩm kinh doanh hoặc các loại hình dịch vụ và họ sẽ lấy hoạt động này là hoạt động chính của mình.
>>>Xem thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Chi tiết 5 bước trong quy trình hoạch định chiến lược
Tham khảo các công việc kinh doanh tại đây:
IV. Mức độ rủi ro khi đầu tư vào loại hình doanh nghiệp phi tài chính
Phần cuối cùng sau khi chúng ta đã hiểu tất tần tật về doanh nghiệp phi tài chính là gì và các vấn đề liên quan thì ta sẽ nghiên cứu về mức độ rủi ro đầu tư vào các loại hình công ty này.
Như Mua Bán đã nói ở phần so sánh hai doanh nghiệp tài chính và phi tài chính thì tiêu chí mức độ rủi ro khi đầu tư vào loại hình doanh nghiệp phi tài chính sẽ được giảm thiểu nhiều hơn khi bạn đầu tư vào các công ty tài chính.
Bên cạnh rủi ro đầu tư thì còn một điều mà người đọc cũng cần biết đó là rủi ro về tài chính. Nói một cách dễ hiểu hơn, rủi ro liên quan đến tài chính nghĩa là sự giảm giá của tiền tệ, hiện kim quy đổi thành tiền tệ và chính việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức độ lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ.
Nếu một doanh nghiệp bị báo cáo là có nguy cơ về rủi ro tài chính thì khả năng cao là rủi ro đầu tư sẽ đi đôi cùng. Các nhà đầu tư đều chú ý đến vấn đề này khi quyết định dùng tiền của mình để đầu tư vào doanh nghiệp tài chính hay doanh nghiệp phi tài chính.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến doanh nghiệp phi tài chính là gì và các vấn đề có nên đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này hay không? Hy vọng bạn đọc đã hiểu được phần nào về doanh nghiệp này và có thêm những định hướng mới cho bản thân mình trong tương lai về việc mở doanh nghiệp. Đừng quên ghé trang web Muaban.net để cập nhật thêm những điều mới thú vị về mẹo vặt, bất động sản, phong thủy được đăng tải hằng ngày nhé.
>>Xem thêm:
Tìm hiểu tất tần tật cửa hàng chuyên doanh là gì?
10 mẫu thư ngỏ xin tài trợ chuyên nghiệp, ấn tượng và hay nhất 2023