Monday, December 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmÔm đồm là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục...

Ôm đồm là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào?

Tương tự với “tham công tiếc việc”, ôm đồm là một thói quen làm việc độc hại. Bởi vì người ôm đồm thường gặp nhiều vấn đề về tinh thần và giảm năng suất công việc. Liệu bạn có phải là người ôm đồm? Mua Bán sẽ chỉ cho bạn dấu hiệu của ôm đồm là gì và cách giúp bạn không bị ôm đồm quá nhiều việc. Tất cả những điều trên sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.

Ôm đồm là gì?
Ôm đồm là gì? Dấu hiệu nhận biết và 4 cách khắc phục hiệu quả

I. Ôm đồm là gì?

Ôm đồm là gì và những người ôm đồm là ai? Trong từ điển tiếng Việt, “ôm đồm” có nghĩa là “mang theo quá nhiều thứ” hoặc “tự nhận làm quá nhiều việc”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về ôm đồm theo nghĩa thứ hai.

Những người mắc triệu chứng ôm đồm cho rằng bản thân làm việc năng suất và hiệu quả hơn nếu họ làm nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên, họ lại không thể quán xuyến hết tất cả những công việc này. Vì vậy, những người ôm đồm thường có hiệu suất công việc không cao và thường mắc một số vấn đề về sức khỏe.

Triệu chứng của ôm đồm là gì?
Người ôm đồm mắc hội chứng có tên “hiện tượng đa chức năng”, khiến họ muốn làm nhiều việc một lúc

II. Tác hại của việc ôm đồm nhiều việc

Tác hại của ôm đồm là gì? Khi làm quá nhiều việc cùng một lúc, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại về tâm lý và giảm hiệu quả của công việc đáng kể. Mua Bán sẽ chỉ cho bạn những trở ngại này đang tác động như thế nào đến chúng ta qua nội dung dưới đây:

1. Gây căng thẳng thần kinh

Tác hại về thần kinh khi ôm đồm là gì? Vì phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc, bộ não của bạn phải tiếp nhận nhiều luồng thông tin khác nhau. Sau đó, bạn sẽ phải sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên để biết nên những làm gì. Do đó, người ôm đồm công việc thường có khả năng xử lý lượng thông tin lớn một cách nhanh chóng.

Khả năng làm việc của người ôm đồm
Người ôm đồm công việc thường có khả năng xử lý thông tin lớn một cách nhanh chóng

Vấn đề của người ôm đồm là gì? Theo các chuyên gia tâm lý, bộ não cua chúng ta chỉ có thể xử lý một công việc tại một thời điểm cụ thể. Bên cạnh đó, nó cần được nghỉ ngơi đầy đủ và đúng lúc. Khi làm đồng thời nhiều công việc, bộ não của người ôm đồm sẽ phải liên tục hoạt động trong thời gian dài. Do đó, họ dễ bị căng thẳng hơn, dẫn đến kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.

Tác hại của ôm đồm là gì?
Tác hại của ôm đồm là gì? Bạn sẽ dễ bị căng thẳng thần kinh nếu liên tục làm quá nhiều việc cùng một lúc

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây lãng phí thời gian và hướng khắc phục

2. Giảm hiệu quả trong công việc

Công việc bị giảm hiệu quả có thể bắt nguồn từ yếu tố chủ quan và khách quan. Vậy những thứ tác động đến hiệu quả công việc của người ôm đồm là gì? Các tác động này thường bắt nguồn từ các yếu tố chủ quan như: trạng thái tâm lý, năng lực làm việc của họ và yếu tố khách quan: kỳ vọng của cấp trên đối với họ.

Yếu tố trạng thái tâm lý:

Khi thần kinh bị căng thẳng, bạn sẽ có các triệu chứng như đau đầu, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú làm việc,… Những triệu chứng trên khiến bạn làm việc khó khăn hơn. Từ đó, hiệu quả công việc bị giảm sút đáng kể.

Yếu tố năng lực làm việc:

Ngoài ra, không phải ai ôm đồm cũng có thể xử lý được nhiều tác vụ. Bởi vì họ không thể dành 100% thời gian và công sức để làm tốt công việc, dẫn tới công việc chính bị trì trệ, các công việc phụ lại không thể hoàn thành tốt.

Yếu tố kỳ vọng của cấp trên:

Vấn đề của người hay ôm đồm là gì? Người ôm đồm thường không biết từ chối khi được cấp trên giao cho nhiệm vụ vượt quá khả năng của mình. Khi bạn làm việc không đủ tốt, cấp trên cũng sẽ đánh giá bạn làm việc không có hiệu quả.

Hiệu quả công việc giảm sút nếu bạn ôm đồm quá nhiều việc
Hiệu quả công việc giảm sút nếu bạn ôm đồm quá nhiều việc

III. Dấu hiệu cho thấy bạn là một người thích ôm đồm nhiều việc

Bạn có phải người ôm đồm công việc hay không? Để biết dấu hiệu người thích ôm đồm là gì, bạn hãy tham khảo nội dung bên dưới nhé!

1. Luôn tự giải quyết tất cả mọi công việc

Cách làm việc đặc trưng của người ôm đồm là gì? Người làm việc ôm đồm ít khi nhờ người khác giúp đỡ. Bởi vì họ luôn muốn tự giải quyết công việc của mình bằng cách loay hoay tự tìm tòi. Tuy nhiên, nó khiến họ tốn nhiều thời gian và những gì họ tìm được chưa chắc là cách tốt nhất.

Dấu hiệu tiếp theo của người thích ôm đồm là gì? Ngoài trách nhiệm công việc của mình, họ còn nhận làm luôn công việc của người khác và bị loay hoay với những công việc không cần thiết.

Người ôm đồm muốn tự làm một mình vì sợ phiền người khác
Người ôm đồm muốn tự làm một mình vì sợ phiền người khác

2. Sẵn sàng nói “có” với tất cả công việc

Nhiều người cho rằng bản thân có thể làm thêm một vài công việc khác để thử thách năng lực của mình. Một số khác thì không muốn làm người khác thất vọng nên không dám từ chối khi được yêu cầu.

Do đó, họ sẵn sàng nhận các công việc được giao và cố gắng xử lý hết tất cả. Họ sẽ trì hoãn công việc chính của mình hoặc tăng ca để làm cho xong việc. Về lâu dài, sức khỏe của người ôm đồm suy giảm và công việc của họ luôn bị chậm tiến độ.

Người ôm đồm công việc ngại từ chối
Dấu hiệu của người ôm đồm là gì? Bạn ngại từ chối vì sợ người khác thất vọng

3. Quá cầu toàn

Cầu toàn là một kiểu tính cách luôn đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về bản thân họ và người khác khi làm từ những việc nhỏ nhất. Theo tiến sĩ Randy Frost, những người cầu toàn có 6 đặc điểm bao gồm: lo ngại mắc lỗi, tiêu chuẩn cá nhân, kỳ vọng từ cha mẹ, chỉ trích từ cha mẹ, nghi ngờ hành động của mình và có tính tổ chức.

Do đó, dấu hiệu quá cầu toàn của người ôm đồm là gì? Họ cho rằng bản thân có thể làm công việc của mình tốt hơn hoặc có thể làm công việc của người khác tốt hơn nữa.

Tuy nhiên, việc đánh giá này đa phần chỉ mang tính tương đối vì phần lớn các đánh giá này đều dựa trên tiêu chuẩn cá nhân. Do đó, họ cứ sửa đi sửa lại cho đến khi bản thân thấy ưng ý thì thôi. Vì vậy mà họ dễ bị cuốn theo những việc làm không cần thiết và tốn quá nhiều thời gian để đi sửa chữa các vấn đề không quan trọng.

Người ôm đồm thường cầu toàn
Bạn dành quá nhiều thời gian để hoàn thiện việc nào đó

4. Ảnh hưởng bởi quá nhiều thứ

Điều ảnh hưởng đến người thích ôm đồm là gì? Thông báo email, yêu cầu của đồng nghiệp, tin nhắn cá nhân, mạng xã hội, câu chuyện công sở,… là thứ khiến người thích ôm đồm dễ phân tâm. 

Mỗi lần những thứ trên xen vào trong lúc làm việc, họ phải tốn một khoảng thời gian trước khi quay lại việc chính. Họ dễ bị mất tập trung cho những thứ không cần thiết.

Người ôm đồm dễ bị phân tâm khi làm việc
Có quá nhiều thứ phân tâm ảnh hưởng đến công việc của bạn

>>> Tham khảo thêm: Thanh thản là gì? Làm thế nào để sống thanh thản?

5. Không thể tự cân bằng chính mình

Cụm từ “work-life balance” chỉ khả năng cân bằng giữa cuộc sống và công việc của một người. Bởi vì chúng ta cần được nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục năng lượng trước khi quay lại làm việc. Trong xã hội hiện tại, việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc lại trở nên vô cùng cần thiết đối với mỗi người.

Cuộc sống thường ngày của người thích ôm đồm là gì? Họ đang dành quá nhiều thời gian để làm việc mỗi ngày. Về lâu dài, phần lớn trong số họ mất dần hứng thú với công việc và dễ bị stress hơn người bình thường.

Người ôm đồm khó cân bằng cuộc sống
Khó khăn của người ôm đồm là gì? Người ôm đồm không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống

IV. Cách giải thoát bản thân khỏi sự ôm đồm

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng tìm cách thoát khỏi thói quen này. Những cách thoát khỏi ôm đồm là gì? Dưới đây là một số biện pháp có ích dành cho bạn:

1. Sắp xếp công việc khoa học

Sắp xếp công việc khoa học đối với người ôm đồm là gì? Sắp xếp công việc là cách bạn nhận diện các đầu việc phải làm và sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên.

Khi xác định các đầu việc, bạn sẽ thấy khối lượng công việc của mình như thế nào. Khi biết bạn có thể đảm nhận tối đa bao nhiêu đầu việc một ngày, bạn sẽ biết khi nào nên từ chối nhận thêm việc khác.

Sắp xếp công việc cho người ôm đồm
Bạn cần liệt kê các đầu việc để nắm được khối lượng công việc

Bên cạnh đó, sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên là căn cứ vào mức độ quan trọng và mức độ khẩn cấp của tất cả các công việc. Bạn có thể áp dụng ma trận Eisenhower để chọn thứ tự ưu tiên cho chúng. Sau đó, bạn có thể ghi chép thứ tự hạng mục công việc ra giấy hoặc dùng các ứng dụng quản lý công việc như Notion hay Google Calendar.

Google Calendar là công cụ cho người thích ôm đồm
Google Calendar là công cụ quản lý công việc hiệu quả

2. Học cách từ chối người khác

Những cách để từ chối khi phải ôm đồm là gì? Khi biết giới hạn công việc của mình, bạn có thể từ chối đề nghị của người khác một cách hợp lý. Bạn nên giải thích rằng bạn không có đủ thời gian để giúp họ. Nếu bạn đủ khôn khéo, bạn có thể từ chối nhưng khiến đối phương vẫn cảm thấy vui vẻ.

Nghệ thuật từ chối khéo léo trong giao tiếp là một kỹ năng khó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên bản thân hơn thay vì lo ngại sẽ làm người khác phật lòng.

Người ôm đồm cần biết từ chối
Nên từ chối yêu cầu của người khác nếu như bạn đang có nhiều việc

3. Xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả

Xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả dành cho người ôm đồm là gì? Hiệu quả có nghĩa là khả năng đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, bạn cần phải có một mục tiêu công việc theo quy tắc SMART trước khi xây dựng một kế hoạch làm việc chỉn chu.

Sau đó, bạn cần xác định đầu việc cần làm, phân loại chúng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, phân bổ nguồn lực, đánh giá hiệu quả,… theo bài viết “Kỹ năng lập kế hoạch” đã được Mua Bán chia sẻ.

Người ôm đồm cần có kế hoạch làm việc
Bạn nên có kế hoạch làm việc để đạt được mục tiêu sự nghiệp

4. Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn

Không phải thư giãn bằng cách lướt web, tám chuyện, uống nước,… trong lúc làm. Người ôm đồm công việc cần được thư giãn thực sự. Bạn nên có từ 1 đến 2 ngày không làm việc để dành thời gian làm những gì mà bạn muốn.

Khi cơ thể và tinh thần thư giãn, bạn sẽ nghĩ thông suốt hơn về những việc mình đã làm. Bạn sẽ thấy những việc bạn đang ôm đồm là gì và sẽ tìm ra cách giải thoát bản thân khỏi sự ôm đồm.

Người ôm đồm nên có thời gian nghỉ ngơi thực sự
Người ôm đồm nên có thời gian nghỉ ngơi thực sự

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ôm đồm là gì, các dấu hiệu và cách xử lý khi đang ôm đồm công việc. Mua Bán mong rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu như biết cách kiểm soát cuộc sống của mình.

Đừng quên ghé qua website Muaban.net thường xuyên để cập nhật nhiều những tin đăng tuyển việc làm uy tín nhé!

Nhân viên văn phòng, Nhân viên kinh doanh, trợ lý
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cty cần tuyển nhân viên bán hàng Tết
2
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CÔNG TY TNHH Sản Phẩm Công Nghiệp Việt tuyển nhân viên kinh doanh
1
Cần Tuyển Nhân Kinh Doanh và Nhân Viên Sales
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Tuyển nhân viên Kinh Doanh Thị Trường Điện Cơ
0
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Tuyển Dụng Sale Tư Vấn Cho Thuê Nhà + Mặt Bằng HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên bán hàng TP.HCM
0
Tuyển nhân viên bán hàng TP.HCM 12 - 20 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
🛑 7 Nhân Viên Kinh Doanh Quận 12
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển Sale Cho Thuê Nhà - Mặt Bằng - Căn Hộ Tp.hcm
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển 15 chuyên viên dịch vụ khách hàng tại TPHCM
0
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
NVKD thị trường tại Đồng Nai, TP. HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN THỊ TRƯỜNG HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
NHÂN VIÊN SALE ONLINE, Làm việc tại Văn Phòng làm Online
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
TUYỂN 10 NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TẠI TPHCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN SALE CUỐI NĂM CHO THUÊ NHÀ / MẶT BẰNG TP.HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần tuyển 20 Nhân viên kinh doanh tại Quận 2
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Nhân viên kinh doanh
0
Nhân viên kinh doanh 6 - 50 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Nhân Viên Kinh Doanh Tân Phú TP.HCM
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Nhân viên chăm sóc khách hàng khối Doanh nghiệp
0
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Để biết thêm các mẹo cuộc sống thú vị khác, bạn có thể theo dõi website Muaban.net với các bài viết chia sẻ kinh nghiệm thú vị. Bạn hãy dừng ngần ngại bình luận ở các bài viết này để chia sẻ câu chuyện cuộc sống của mình nhé!

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Uyên Trương
Content Writer tại Muaban.net Ngành hàng thế mạnh: tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ