Khi đi làm, đặc biệt là trước lúc bắt tay vào thực hiện các dự án, mọi người sẽ phải tính toán chỉ số NPV. Và đảm bảo rằng đối với những ai chưa có kinh nghiệm sẽ khá hoang mang vì không biết NPV là gì. Thông số này cực kỳ quan trọng và thường được sử dụng rất thường xuyên đấy. Chính vì vậy, bạn phải nắm rõ thế nào là NPV, cách tính ra sao, công thức là gì,… Và tất cả những thông tin này sẽ được Mua Bán bật mí ngay trong phần nội dung dưới đây.
Định nghĩa npv là gì?
NPV là gì? NPV là viết tắt của cụm Net Present Value (giá trị hiện tại ròng). Tức giá trị toàn bộ dòng tiền trong tương lai của một dự án bất kỳ được chiết khấu về đúng thời điểm hiện tại. Ngày nay, chỉ số này được sử dụng rất nhiều nhằm tính toán ngân sách, ước tính vốn,… nhằm phân tích được lợi nhuận, cơ hội của một dự án. Thông qua đó, bạn có thể tính toán, nhận xét và điều chỉnh lại kế hoạch phát triển dự án.
Chỉ số NPV sẽ giúp bạn phần nào biết được dự án nào đó có thành công hay đem về lợi nhuận cho công ty hay không. Nói chính xác hơn thì chỉ số NPV thể hiện độ khả thi của dự án đó. Chỉ số này còn giúp bạn tổng hợp lại dòng tiền đầu tư và sinh lời từ dự án bất kỳ. Vì giá trị tiền tệ luôn biến thiên theo thời gian, do đó chúng ta cần phải chiết khấu và thống nhất giá trị của toàn bộ dòng tiền về một thời đỉnh chung nhất định.
>>>Tham khảo thêm: Quản lý giáo dục là gì? Ngành học khan hiếm nhân lực chất lượng hiện nay
Ý nghĩa npv là gì?
Ý nghĩa NPV là gì? Khi mọi người tính toán được kết quả chỉ số NPV của một dự án thì con số đó sẽ thể hiện mỗi ý nghĩa khác nhau. Bên dưới đây chính là ý của NPV là gì trong từng trường hợp.
NPV > 0
Nếu kết quả lớn hơn 0 thì ý nghĩa của NPV là gì? Trong trường hợp NPV > 0 thì đó chính là tín hiệu “xanh”, thể hiện mức lợi nhuận hoặc khoản đầu tư vào dự án sẽ cao hơn so với chi phí ban đầu. Hiệu đơn giản thì dự án mà bạn vừa tính toán hoàn toàn khả thi, có khả năng sinh lời trong tương lai.
NPV < 0
Ngược lại với trường hợp bên trên, nếu kết quả trả về là âm (bé hơn 0) thì chỉ số NPV đang thể hiện mức độ rủi ro của dự án đang là “đèn đỏ”. Nếu kết con số này càng nhỏ thì thể hiện rằng mức lợi nhuận đang thấp hơn so với tỷ lệ chiết khấu. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ thể hiện mức độ rủi ro mà thôi, chứ không phải việc sinh lời, đem lại lợi nhuận là hoàn toàn bất khả thi đâu nhé! Thế nhưng mức lợi nhuận sinh ra sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ chiết khấu nên bị xem là không có giá trị.
NPV = 0
Nếu chỉ số NPV = 0 thì là tín hiệu “đèn Vàng”, ở mức lưng chừng, dự án của bạn sẽ không lỗ cũng không lãi. Trong trường hợp quyết định đầu tư vào các dự án NPV thì không có gì đảm bảo cả, bạn có thể sẽ bị lỗ hoặc được lời, mọi thứ đều rất mong lung nhưng cũng đáng kỳ vọng.
>>>Tham khảo thêm: GPA là gì? GPA quan trọng như thế nào khi đi du học?
Công thức tính NPV
Sau khi đã biết được ý nghĩa của từng trường hợp cụ thể bên trên thì bạn phải biết cách tính NPV là gì để biết vì sao các con số này có ý nghĩa như vậy. Và ta có hai công thức NPV tại thời điểm cụ thể và NPV khi dòng tiền không đồng đều.
Công thức tính NPV ở thời điểm cụ thể:
Trong đó:
- i là tỷ lệ chiết khấu.
- t là thời gian được tính (năm).
NPV khi dòng tiền không đồng đều:
Trong đó:
- Ct là dòng tiền ròng ở thời gian t.
- C0 là chi phí đầu tư ban đầu.
- t là thời gian tính toán dòng tiền.
- r là tỷ lệ chiết khấu.
- n là thời gian thực hiện dự án.
Ưu điểm của chỉ số NPV
Chỉ số NPV được rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng sử dụng vì có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với những chỉ số tài chính tương tự khác. Ưu điểm của chỉ số NPV là gì? Câu trả lời như sau:
Dễ dùng
Công thức NPV khá dễ tính, mọi người chỉ việc áp dụng một vài thông số rất đơn giản mà thôi. Đặc biệt, chỉ số này còn thể hiện được mức lợi nhuận có thể thu về đúng với giá trị tiền tệ trong tương lai. Cho dù bạn không quá hiểu biết về chuyên ngành kinh tế cũng có thể tính toán và sử dụng loại chỉ số tài chính này một cách dễ dàng.
Dễ so sánh
Như đã chia sẻ trong phần định nghĩa NPV là gì thì loại chỉ số này sẽ quy mức tiền lãi/ lỗ của một dự án bất kỳ về giá trị ở thời điểm hiện tại. Do đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh khả năng sinh lời của các dự án để đánh giá, xem xét về việc có đầu tư hay không. Khi đã tính toán được chỉ số NPV thì mọi người chỉ việc lựa chọn đầu tư vào dự án có chỉ số dương cao nhất mà thôi.
Trong trường hợp ngược lại, nếu phát hiện dự án có chỉ số NPV âm tức là không thể sinh ra lợi nhuận thì chỉ việc bỏ qua. Chỉ số NPV rất hữu dụng đối với những nhà đầu tư phải không nào?
Dễ chỉnh sửa
Một ưu điểm khiến cho cho các nhà đầu tư cực kỳ tin tưởng vào chỉ số NPV chính là nhà đầu tư có thể tính toán lại kết quả một cách dễ dàng. Điển hình như khi dự án bắt đầu phát sinh rủi ro thì bạn có thể điều chỉnh lại tỷ lệ chiết khấu. Sau đó áp dụng vào tính chỉ số NPV mới nhất và so sánh lại, từ đó suy xét và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Hạn chế của chỉ số NPV
Chỉ số NPV thật chất giống như một món “mì ăn liền” vì giúp bạn tính toán nhanh khả năng sinh lợi của một dự án. Thế nên chỉ số này vẫn còn tồn tại hàng loạt mặt hạn chế. Chi tiết như sau:
Khó tính chính xác
Như trong công thức tính NPV kể trên, nhà đầu tư phải biết được chính xác thời điểm tính toán dòng tiền cũng như tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền vào thời điểm tính toán. Và những thứ này gần như không thể nắm bắt một cách chính xác nhất. Do đó, độ chính xác, thực tế của chỉ số NPV không hề cao như bạn tưởng tượng.
Không tính đến chi phí cơ hội
Việc giám sát và đo lường NPV giúp các chuyên gia đầu tư để so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các dự án đầu tư. Thế nhưng, nó lại không cân nhắc khoản chi phí cơ hội khi đầu tư. Chi phí này thể hiện cho lợi nhuận mà bạn phải bỏ quá khi đầu tư vào dự này thay vì dự án khác.
Không trình bày được tổng thể dự án
Chỉ số NPV chỉ thể hiện được khả năng, cơ hội sinh lời của một dự án chứ không “vẽ ra bức tranh tổng thể”. NPV không để cập đến tỷ lệ rủi ro, tỷ lệ hoàn vốn, lợi ích tương lai,… Tất cả những gì mà chỉ số NPV nói ra được chính là khả năng sinh lời mà thôi.
Không tính đến quy mô dự án
Đặc biệt, trong chỉ số NPV này không hề đề cập đến quy mô của dự án. Quy mô của dự án càng lớn thì số tiền sinh ra càng nhiều. Ví dụ dự án 5 tỷ đồng có thể sinh lợi 50% trong 1 tháng tức là lời 2,5 tỷ/tháng. Còn dự án 50 tỷ đồng với tỉ lệ sinh lời 10% trong 1 tháng thì sẽ đem lại lợi nhuận 5 tỷ/tháng.
Ví dụ về npv trong 1 dự án?
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số NPV là gì, quan trọng thế nào trong 1 dự án thì Mua Bán có một ví dụ rất cụ thể như sau:
Nhà đầu tư đang cân nhắc đầu vào 2 dự án là A và B. Dự án A cần đầu tư 10 tỷ đồng và tạo ra NPV là 2 tỷ đồng. Trong khi đó, dự án B cần 4 tỷ vốn đầu tư và có thể tạo ra NPV là 1,5 tỷ đồng. Như vậy, nếu chỉ suy tính dựa vào kết quả NPV thì nhà đầu tư sẽ yêu thích dự án A hơn do nó có khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, dự án B lại mới chính là dự án đem về lợi nhuận cao hơn trên tổng số vốn đầu tư ban đầu.
- Dự án A lời 20% so với số vốn ban đầu là 10 tỷ.
- Dự án B lời 30% mà số vốn ban đầu chỉ là 4 tỷ.
Mời bạn ứng tuyển các vị trí nhân viên văn phòng tại các tin đăng trên Muaban.net:
Mối quan hệ của npv với irr trong dự án
Cả hai chỉ số này đều được dùng để tiền đánh giá độ khả thi của một dự án. Chỉ số IRR sẽ giúp doanh nghiệp dễ hình dung hơn bởi được thể hiện bằng tỷ số % cụ thể. Còn NPV thì sẽ khó hình dung hơn vì chỉ số này thể hiện bằng tiền.
Kết luận
Và đó chính là tất cả những gì mà Mua Bán muốn chia sẻ về NPV là gì. Hy vọng bạn đã hiểu được cách tính, sử dụng chỉ số này. Hãy nhớ rằng, chỉ số NPV chỉ thể hiện khả năng sinh lời một cách chung chung, có độ chính xác không quá cao đâu nhé! Bạn có thể theo dõi Mua bán để tìm hiểu thêm.
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm quản lý, giám đốc, trưởng phòng tại muaban.net. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
>>>Xem thêm:
- C02 gồm những môn nào? Danh sách các ngành khối C02 năm 2022
- IMC là gì? Khái niệm và vai trò của IMC trong phát triển doanh nghiệp
- Giá niêm yết là gì? Niêm yết trong chứng khoán