Saturday, November 2, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmNhập trạch là gì? Hướng dẫn cúng nhập trạch khi về nhà...

Nhập trạch là gì? Hướng dẫn cúng nhập trạch khi về nhà mới

Nhập trạch là một nghi thức truyền thống quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, nhưng đến nay nhiều người lại chưa hiểu rõ nhập trạch là gì cũng như các nghi thức làm lễ nhập trạch. Bài viết này, Muaban.net sẽ giải thích chi tiết về nhập trạch, hướng dẫn cách chuẩn bị và làm lễ cúng, đừng bỏ qua nhé! 

Hãy cùng tìm hiểu nhập trạch là gì
Hãy cùng tìm hiểu nhập trạch là gì

I. Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt, diễn ra khi gia chủ chuyển đến nhà mới. Cụm từ “nhập trạch” có nghĩa là “vào nhà mới”. Đây được xem như một buổi lễ để xin phép các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực trước khi chuyển vào nhà. Qua đó, gia chủ có thể cầu xin các vị thần phù hộ, độ trì cho gia đình luôn được bình an, may mắn và thịnh vượng.

Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng cần thực hiện khi dọn vào nhà mới
Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng cần thực hiện khi dọn vào nhà mới

II. Ý nghĩa của việc cúng nhập trạch

Theo quan niệm dân gian, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có một vị thần thổ địa cai quản. Khi gia đình chuyển đến nơi ở mới, việc làm lễ nhập trạch được xem như một cách để thông báo cho thần linh biết về sự hiện diện của gia đình mình.

Lễ nhập trạch là một nghi thức để xin phép thần linh đến ở nơi ở mới
Lễ nhập trạch là một nghi thức để xin phép thần linh đến ở nơi ở mới

Lễ cúng nhập trạch cũng là dịp để gia chủ cầu xin thần linh ban phước lành cho ngôi nhà mới luôn được bình an, ấm no, hạnh phúc, độ trì cho công việc làm ăn được thuận lợi, tài lộc dồi dào.

III. Các bước chuẩn bị lễ cúng nhập trạch

Để lễ cúng nhập trạch diễn ra thuận lợi, công tác chuẩn bị rất quan trọng. Dưới đây là các bước cần thiết để chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch để gia chủ tham khảo.

1. Chọn ngày nhập trạch 

Việc chọn ngày giờ nhập trạch không thể tùy hứng mà sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như giờ hoàng đạo, tuổi gia chủ, hướng nhà… Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo thông tin bên dưới.

* Chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo:

Ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo được coi là khoảng thời gian mà các vị thần linh ban phước lành, mang lại sự thuận lợi và may mắn cho các sự kiện trọng đại. Theo phong tục, mỗi tháng âm lịch có những ngày hoàng đạo riêng, gia chủ có thể chọn ngày nhập trạch vào những ngày này:

  • Tháng 1 và tháng 7 âm lịch: Ngày Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
  • Tháng 2 và tháng 8 âm lịch: Ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý.
  • Tháng 3 và tháng 9 âm lịch: Ngày Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần.
  • Tháng 4 và tháng 10 âm lịch: Ngày Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn.
  • Tháng 5 và tháng 11 âm lịch: Ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ.
  • Tháng 6 và tháng 12 âm lịch: Ngày Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân.

Sau khi chọn được ngày hoàng đạo, gia chủ có thể chọn khung giờ hoàng đạo phù hợp với lịch trình của gia đình để tiến hành làm lễ nhập trạch.

Chọn giờ hoàng đạo phù hợp để làm lễ
Chọn giờ hoàng đạo phù hợp để làm lễ

* Chọn ngày nhập trạch theo tuổi gia chủ:

Tuổi của gia chủ cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn ngày nhập trạch. Mỗi tuổi có một tập hợp những ngày hợp tuổi và những ngày xung khắc. Dưới đây là một số gợi ý về ngày tốt nhập trạch dựa trên tuổi của gia chủ:

  • Tuổi Tý: Chọn ngày Dần, Tý hoặc Ngọ.
  • Tuổi Sửu: Chọn ngày Sửu hoặc Thân.
  • Tuổi Dần: Chọn ngày Dần, Tuất, Tỵ.
  • Tuổi Mão: Chọn ngày Mão, Hợi, Dậu.
  • Tuổi Thìn: Chọn ngày Mùi, Thân hoặc Thìn.
  • Tuổi Tỵ: Chọn ngày Tỵ, Dậu hoặc Tuất.
  • Tuổi Ngọ: Chọn ngày Ngọ, Thìn, Mùi.
  • Tuổi Mùi: Chọn ngày Mùi, Tỵ, Thìn.
  • Tuổi Thân: Chọn ngày Thân, Dần, Tuất.
  • Tuổi Dậu: Chọn ngày Dậu, Hợi hoặc Mão.
  • Tuổi Tuất: Chọn ngày Tuất, Dần hoặc Tý.
  • Tuổi Hợi: Chọn ngày Mão hoặc Sửu.
Hãy chọn ngày nhập trạch theo tuổi gia chủ
Hãy chọn ngày nhập trạch theo tuổi gia chủ

Thiết kế và thi công xây sửa nhà các nơi
7
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Chuyên Sửa Chữa - Xây Dựng - Chống Thấm các Công Trình
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Mâm Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi Cho Bé Trai và Bé Gái - Đồ Cúng Việt
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Xây dựng uy tín, kinh nghiệm, giá rẻ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Xin phép xây dựng tại Đồng Xoài Bình Phước
1
  • Hôm nay
  • Thị Xã Đồng Xoài, Bình Phước
Sơn chống thấm đa màu sắc chống thấm cao cấp AT105
1
  • Hôm nay
  • Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên
Dịch vụ cải tạo và nâng cấp nhà
0
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Sản xuất cung cấp hộ lan tôn sóng, lan can cầu giá rẻ
5
  • Hôm nay
  • Huyện Thanh Trì, Hà Nội
DỊCH VỤ DÁT VÀNG NỘI NGOẠI THẤT TOÀN QUỐC
5
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Mua máy bẻ đai sắt phi 10 tại Buôn Ma Thuộc
1
  • Hôm nay
  • TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Quạt hút composite 3 pha cho trang trại
1
  • 31/10/2024
  • Thành phố Dĩ An, Bình Dương
Nạp sạc bảo trì bình chữa cháy hộ kinh doanh
8
  • 25/10/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
 

* Chọn ngày nhập trạch theo hướng căn hộ:

Hướng căn hộ cũng ảnh hưởng đến việc chọn ngày nhập trạch. Theo phong thủy, mỗi hướng nhà sẽ có những yếu tố xung khắc hoặc tương sinh, từ đó ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

  • Nhà hướng Đông (hệ Mộc): Tránh chọn ngày Dậu, Sửu, Tỵ thuộc hệ Kim, vì Kim khắc Mộc.
  • Nhà hướng Tây (hệ Kim): Gia chủ nên tránh chọn ngày Mùi, Hợi, Mão vì các ngày này thuộc hệ Mộc, mà Mộc khắc Kim.
  • Nhà hướng Nam (hệ Hỏa): Tránh chọn ngày Tý, Thân, Thìn thuộc hệ Thủy, vì Thủy khắc Hỏa.
  • Nhà hướng Bắc (hệ Thủy): Cần tránh chọn ngày Dần, Ngọ, Tuất thuộc hệ Hỏa, do Hỏa khắc Thủy.
Chọn ngày nhập trạch theo hướng căn hộ
Chọn ngày nhập trạch theo hướng căn hộ

2. Mâm cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch là phần quan trọng không thể thiếu của lễ nhập trạch, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh và thổ địa. Mâm cúng thường bao gồm các phần chính sau:

  • Mâm ngũ quả: Chọn 5 loại quả tươi, đẹp, không dập nát. Các loại quả thường được chọn bao gồm: Xoài, chuối, cam, táo, và nho.
  • Mâm cơm cúng: Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm mặn hoặc chay, tùy theo phong tục thờ cúng của gia đình. Mâm cơm mặn thường bao gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi, và các món mặn khác tùy ý. Mâm cơm chay có thể gồm canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu,…
  • Đồ cúng khác: Ngoài mâm ngũ quả và mâm cơm cúng, cần chuẩn bị thêm hương, nến, trầu cau, tiền vàng mã, muối, gạo, rượu, và hoa tươi. Các vật phẩm này đều mang một ý nghĩa tâm linh, biểu trưng cho sự hòa hợp, sung túc, và an lành.
Mâm cúng nhập trạch khá phong phú
Mâm cúng nhập trạch khá phong phú

3. Văn khấn nhập trạch

Không chỉ cần chuẩn bị mâm cúng mà văn khấn nhập trạch cũng là phần cực kỳ quan trọng. Nếu như mâm cúng là vật phẩm dâng lên thần linh, thì văn khấn sẽ là cách để bề trên biết được mục đích dâng lễ, cũng như gửi gắm ước nguyện của gia chủ.

Văn khấn nhập trạch thông thường gồm hai phần chính: văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Cụ thể:

Văn Khấn Thần Linh: Được đọc đầu tiên với mục đích xin phép các vị thần linh trấn giữ ngôi nhà mới. Nội dung văn khấn bao gồm lời kính lạy các vị thần trấn giữ, nêu rõ danh tính của gia chủ, ngày giờ làm lễ, địa chỉ ngôi nhà mới, cùng lời xin phép được chuyển nhà và rước tổ tiên về thờ cúng.

Văn khấn gia tiên
Văn khấn thần linh

Văn Khấn Gia Tiên: Sau khi xin phép thần linh, gia chủ tiếp tục đọc văn khấn gia tiên để mời tổ tiên về nhà mới. Văn khấn gia tiên cũng bắt đầu bằng lời kính lạy, tiếp theo là lời xin phép rước tổ tiên về nhà mới, mong tiếp tục được tổ tiên phù hộ độ trì.

Văn Khấn Thần Linh
Văn Khấn Thần Linh

Một bài văn khấn sẽ bao gồm 4 đoạn chính như sau, gia chủ có thể tùy ý thay đổi sao cho phù hợp với mong muốn:

  • Lời mở đầu: Cả hai phần văn khấn đều bắt đầu bằng câu “Nam mô a di đà Phật” lặp lại ba lần, thể hiện sự tôn kính và lời thỉnh cầu đối với các vị thần linh và tổ tiên.
  • Lời kính lạy: Trong văn khấn thần linh, gia chủ kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật, và các vị thần linh trấn giữ ngôi nhà mới. Còn trong văn khấn gia tiên, gia chủ kính lạy thần linh trước, sau đó xin phép rước vong linh tổ tiên về nhà mới.
  • Lời xin phép: Gia chủ nêu rõ mục đích của buổi lễ, xin phép được về sinh sống tại nhà mới và rước tổ tiên về thờ phụng.
  • Lời cầu nguyện: Gia chủ có thể cầu xin thần linh và tổ tiên phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, cuộc sống an khang, tránh được những điều không may.

4. Một số đồ vật khác 

Ngoài mâm cúng và văn khấn, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác để hoàn thiện lễ nhập trạch. Các vật phẩm này bao gồm:

  • Bếp than: Đây là vật dụng quan trọng trong lễ nhập trạch, tượng trưng cho sự ấm áp và thịnh vượng của gia đình. Bếp than thường được đặt ở lối vào nhà và gia chủ sẽ bước qua bếp than để vào nhà, mang theo ngọn lửa ấm áp và năng lượng tích cực vào không gian sống mới.
  • Chổi mới: Dùng để quét dọn nhà cửa trước khi tiến hành lễ cúng, chổi mới tượng trưng cho việc quét sạch những điều không tốt trong nhà cũ và đón nhận những điều tốt đẹp.
  • Gạo và muối: Gạo và muối là hai vật phẩm tượng trưng cho sự no đủ và may mắn. Gia chủ sẽ rải gạo và muối ở các góc nhà để cầu mong sự sung túc và thịnh vượng.
Ngoài mâm cúng và văn khấn, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác
Ngoài mâm cúng và văn khấn, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác

Xem thêm: Dọn Về Nhà Mới Mang Gì Vào Trước Để Đón May Mắn, Bình An Cho Gia Đình

IV. Hướng dẫn cúng nhập trạch về nhà mới

Lễ cúng nhập trạch trên thực tế không quá phức tạp và có thể thay đổi tùy theo văn hóa vùng miền. Nhưng một lễ nhập trạch đơn giản, vừa đủ sẽ bao gồm các bước bên dưới:

Bước 1: Đốt bếp than
Đầu tiên, gia chủ đốt bếp than và đặt bếp ở lối vào chính của ngôi nhà. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt bước qua bếp than để vào nhà.

Đốt bếp than trước cửa
Đốt bếp than trước cửa

Bước 2: Đặt mâm cúng và bày biện lễ vật
Sau khi vào nhà, gia chủ đặt mâm cúng lên bàn thờ và bày biện đầy đủ các lễ vật, bao gồm mâm ngũ quả, mâm cơm cúng, và các đồ cúng khác như hương, nến, trầu cau, tiền vàng mã.

Mâm cúng nhập trạch cần có đầy đủ lễ vật
Mâm cúng nhập trạch cần có đầy đủ lễ vật

Bước 3: Thắp hương và khấn
Gia chủ thắp hương và bắt đầu đọc văn khấn thần linh trước, sau đó đọc văn khấn gia tiên. Lời khấn cần được đọc rõ ràng, thành kính và không bị ngắt quãng.

Cần khấn bái thành tâm khi làm lễ
Cần khấn bái thành tâm khi làm lễ

Bước 4: Chuyển đồ vào nhà
Sau khi hoàn thành lễ cúng và khấn xong, gia đình có thể bắt đầu chuyển đồ đạc vào nhà. Những vật phẩm quan trọng như bàn thờ, bếp lửa, và chổi quét nhà nên được chuyển vào đầu tiên để mang lại sự ấm áp và năng lượng tích cực.

Chuyển đồ vào nhà sau khi hoàn thành lễ cúng và khấn xong
Chuyển đồ vào nhà sau khi hoàn thành lễ cúng và khấn xong

Bước 5: Đun nước và khai bếp
Sau khi đã chuyển đồ đạc vào nhà, gia chủ đun một ấm nước sôi và khai bếp bằng cách nấu một nồi cơm hoặc nấu nước, đánh dấu thời khắc bắt đầu cuộc sống tại nhà mới.

Đừng quên đun nước khai bếp
Đừng quên đun nước khai bếp

Xem thêm: Ngày tốt cưới hỏi năm 2024 làm ăn phát đạt, vợ chồng hòa thuận

V. Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là nghi thức mang đậm yếu tố tâm linh, vì thế cũng ẩn chứa nhiều quy tắc đặc biệt. Để buổi lễ này diễn ra suôn sẻ nhất, gia chủ nên lưu ý một số việc sau:

  • Sau khi hoàn tất nghi thức cúng, gia chủ nên dành thời gian để bái tạ các vị thần linh và gia tiên.
  • Vị trí và hướng đặt bàn thờ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình. Nên chọn hướng bàn thờ phù hợp với tuổi của gia chủ và phong thủy. Có thể nhờ đến sự tư vấn của người có kinh nghiệm để có lựa chọn chính xác nhất.
  • Sau khi làm lễ nhập trạch, gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới (nếu chưa chuyển đến ở hẳn).
  • Người mang thai và người tuổi Dần không nên tham gia dọn nhà vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thu hút những điều không may. Nếu buộc phải dọn nhà, nên dùng chổi mới để quét dọn trước khi chuyển đồ đạc.
  • Chuông gió có tác dụng xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và báo hiệu sự hiện diện của con người. Bạn nên treo chuông gió ở cửa chính hoặc ban công để tạo không khí tươi mới cho ngôi nhà.
  • Trước khi chuyển đến ở, bạn nên thực hiện nghi thức xông nhà để loại bỏ những khí xấu và mang đến năng lượng tích cực cho ngôi nhà mới. Bạn có thể dùng một số loại thảo dược như bồ kết, vỏ bưởi hoặc trầm hương.
Lễ nhập trạch là nghi thức mang đậm yếu tố tâm linh, vì thế cũng ẩn chứa nhiều quy tắc đặc biệt
Lễ nhập trạch là nghi thức mang đậm yếu tố tâm linh, vì thế cũng ẩn chứa nhiều quy tắc đặc biệt

VI. Một số câu hỏi liên quan đến nhập trạch

Trước khi đi đến phần tổng kết, Muaban.net sẽ giải đáp thêm một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện lễ nhập trạch.

1. Chuyển đồ trước khi cúng nhập trạch được không?

Có, bạn có thể chuyển đồ trước khi cúng nhập trạch, nhưng không nên sử dụng đồ đạc hoặc ở lại cho đến khi lễ nhập trạch hoàn tất.

2. Có cần xem tuổi nhập trạch không?

Có, việc xem tuổi nhập trạch là cần thiết để chọn ngày giờ tốt phù hợp với gia chủ, giúp mang lại vận may và bình an cho gia đình.

3. Phải ngủ lại nhà mới trong ngày nhập trạch không?

Không bắt buộc, tuy nhiên gia chủ nên ngủ lại nhà mới vào ngày nhập trạch để “an giường lập hướng,” đánh dấu việc chính thức bắt đầu cuộc sống mới tại ngôi nhà này.

Lời kết

Như vậy qua bài viết, bạn đọc đã nắm được cơ bản nhập trach là gì cũng như các quy trình làm lễ nhập trạch. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên, bạn có thể thực hiện lễ nhập trạch thành công và mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị về bất động sản, việc làm, ô tô, mua bán xe máy cũ bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tăng Tú Hà
Mình là một content creator 5 năm kinh nghiệm với đa dạng kỹ năng như viết kịch bản (video Youtube dài - Tiktok ngắn), SEO, báo chí, sáng tạo cốt truyện... Tại Muaban.net, mình đã có hơn một năm đồng hành cùng site và có thể viết nhiều lĩnh vực đa dạng như phong thủy, xe, việc làm... Nếu có nhu cầu hợp tác, liên hệ mình qua các thông tin đính kèm profile nhé!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ