Sunday, May 5, 2024
spot_img
HomeViệc làmKhám phá nghề nhà báo — nghề sở hữu sức mạnh truyền...

Khám phá nghề nhà báo — nghề sở hữu sức mạnh truyền thông

Ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ quốc gia nào thì nhà báo cũng là một trong những nghề rất được coi trọng. Họ là những người mang trên vai trách nhiệm truyền thông cũng như cung cấp thông tin về mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày cho người dân. Cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn về ngành báo chí truyền thông và vai trò của nó trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhé!

Ngành báo chí là gì? Nhà báo là gì?

Nhà báo là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm, sàng lọc và cung cấp các tin báo chí chính xác một cách nhanh chóng nhất đến dư luận. Có thể là thông tin về những sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống thường nhật. Các thông tin này sẽ được nhà báo truyền tải qua nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn phổ biến nhất hiện nay chính là truyền hình, mạng xã hội, báo điện tử hoặc báo giấy truyền thống. 

Ngành báo chí truyền thông là một trong những ngành nghề thuộc top khá nhạy cảm. Với nhiệm vụ phản ánh thực tế đời sống con người và những vấn đề liên quan đến chính trị –  văn hóa – xã hội, nhà báo đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ trong từng câu chữ.

Ngành báo chí là gì? Nhà báo là gì?
Ngành báo chí là gì? Nhà báo là gì?

Những công việc chính của nghề nhà báo

Phóng viên

Phóng viên là công việc của một bộ phận trong hệ thống cơ quan báo chí. Phóng viên sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như: săn tin, chụp ảnh, viết tin hoặc quay chụp phim… Phóng viên là những người có nhiệm vụ xây dựng các đề cương báo chí. Sau đó tiến hành viết tin tức theo đề cương và theo sự phân công của cấp trên. Phóng viên là người chịu trách nhiệm chính về độ xác thực của tin tức cũng như bài viết do chính bạn viết ra. 

Phóng viên sẽ làm việc tại các phòng ban, tòa soạn hoặc các bộ phận chuyên môn khác tại tòa soạn. Chẳng hạn như: Ban Khoa học, Pháp luật, Văn xã hoặc Kinh tế… Tùy theo sự phân công và từng đường lối của mỗi tờ báo, mỗi tòa soạn.

Phóng viên sẽ được chia làm 2 phạm trù khác nhau bao gồm: phóng viên thường trú và phóng viên ảnh. 

>>> Xem thêm: Top 10 Nghề Lương Cao Cho Nữ Hiện Nay Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

Phóng viên thường trú

Phóng viên thường trú là đại diện cho tòa soạn, đài phát thanh hay hãng truyền hình nào đó trong một khoảng thời gian nhất định tại địa bàn đã được phân công kể cả trong nước hoặc ngoài nước. Họ là những đại diện có thẩm quyền giúp phản ánh một cách kịp thời những sự kiện, thông tin cũng như các vấn đề đang xảy ra trên địa bàn mà phóng viên cư trú. Chính nhờ sự túc trực thường xuyên của phóng viên thường trú, tòa soạn sẽ có khả năng đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách nhanh chóng và chính xác. 

Phóng viên là một trong những công việc chính của nghề nhà báo
Phóng viên là một trong những công việc chính của nghề nhà báo

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở cương vị phóng viên thường trú, ngoài những kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng nghề nghiệp, bạn còn cần thành thạo những ngôn ngữ khác nhau do đặc thù công việc sinh sống tại nhiều nơi khác nhau. Bên cạnh đó, phải có sự am hiểu nhất định về địa bàn bạn đang công tác, về các yếu tố điển hình như: văn hóa, địa hình, bản sắc, phong tục tập quán, lịch sử, pháp luật và truyền thống…

>>> Xem thêm: PR là làm gì? Những tố chất giúp phát triển trong nghề PR

Phóng viên ảnh

Phóng viên ảnh hiểu một cách đơn giản là những cá nhân phụ trách ghi lại và xử lý các hình ảnh trong những cơ quan báo chí. Họ là những phóng viên đã qua đào tạo về nghiệp vụ báo chí, có chuyên môn về xử lý hình ảnh cũng như sở hữu kỹ thuật cao để cho ra đời những bức ảnh chất lượng, có ý nghĩa và mang đậm chất thông tin báo chí.

Biên tập viên

Như cái tên của nó, biên tập viên là người đảm nhận vai trò biên tập, đảm bảo về chất lượng tin tức cũng như nâng cao tính nghệ thuật của bài báo. Họ góp phần điều chỉnh hài hòa những tin tức, hình ảnh và bản thảo của bài báo do các cộng tác viên hoặc các phóng viên khác thực hiện

Biên tập viên sẽ khai thác thông tin cũng như các nguồn tin tức liên quan theo định hướng và kế hoạch đã đặt ra của tòa soạn. Biên tập viên là những người góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nội dung bài báo; chịu trách nhiệm về nội dung của các bản thảo. Ngoài ra, họ cũng là những người sẽ đưa ra các nhận xét về hình thức trình bày, kỹ thuật viết hoặc tính thẩm mỹ của bài báo.

Khác với các phóng viên, biên tập viên sẽ hoạt động chủ yếu ở tòa soạn. Tuy nhiên, với tình hình phát triển hiện đại như ngày nay, một số tòa soạn cũng bắt đầu để các biên tập viên ra ngoài thực tế nhiều hơn để thu thập tin tức một cách chính xác và tự nhiên. 

Khác với các phóng viên, biên tập viên sẽ hoạt động chủ yếu ở tòa soạn.
Khác với các phóng viên, biên tập viên sẽ hoạt động chủ yếu ở tòa soạn.

Thư ký tòa soạn

Thư ký tòa soạn là cánh tay phải của tổng biên tập. Họ là những người đứng sau các tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là vị trí đòi hỏi nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt trong lĩnh vực báo chí, để đạt được vị trí này đòi hỏi bạn phải có bề dày kinh nghiệm trong nghề, có sự nhạy cảm nhất định với tình hình văn hóa – xã hội – chính trị.

Bên cạnh đó, thư ký tòa soạn phải là những người có sự am hiểu sâu sắc trong nhiều lĩnh vực liên quan để tạo ra được bản tin chất lượng. Điển hình như: phải hiểu rõ quy trình viết báo, làm báo; am hiểu các lỗi kỹ thuật dễ mắc phải trong nghề báo, có khả năng đính chính các lỗi trên mặt báo ngay khi phát hiện.

Thư ký tòa soạn là người luôn phải theo sát từng bản tin được xuất bản hàng ngày
Thư ký tòa soạn là người luôn phải theo sát từng bản tin được xuất bản hàng ngày

Thư ký tòa soạn là vị trí chủ yếu làm việc tại tòa soạn. Họ ít khi ra ngoài thực tế để săn tin như các phóng viên khác. Tuy nhiên lại là vị trí thường xuyên phải đối diện với áp lực và cường độ công việc cao, khối lượng công việc lớn. Và đặc biệt là người luôn phải theo sát từng bản tin được xuất bản hàng ngày.

>>> Xem thêm: Khối D gồm những ngành nào? Các trường đào tạo khối D hot nhất 2022

Tổng biên tập

Tổng biên tập là người đứng đầu tại cơ quan báo chí, là lãnh đạo tại các tổ chức đoàn thể của tòa soạn. Là người đảm nhiệm vai trò xây dựng và củng cố nội bộ song song với việc xây dựng mối quan hệ thân thiện và tốt đẹp giữa tòa soạn và độc giả.

Mặt khác, tổng biên tập cũng là người chịu trách nhiệm chính về mặt tư tưởng, nội dung và hình thức của tờ báo. Đây là một trong những vị trí được cơ quan chủ quản bổ nhiệm bằng văn bản và được công nhận tính pháp lý. 

Vai trò không thể thay thế của báo chí trong xã hội hiện nay 

Ngành báo chí truyền thông nói chung và nghề nhà báo nói riêng dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhu cầu tiếp nhận tin tức, mở mang tri thức không ngừng nghỉ của xã hội hiện đại khiến báo chí truyền thông là một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ở một số quốc gia còn nghèo nàn về công nghệ thì hầu như báo chí là phương tiện duy nhất giúp họ tiếp cận thông tin thế giới cũng như những thông tin cần thiết phục vụ cuộc sống thường nhật. Vậy cùng xem vai trò cụ thể của lĩnh vực này trong xã hội hiện đại ngày nay là gì nhé!

Phát triển nền văn hóa của một quốc gia

Một trong những vai trò quan trọng nhất của báo chí chính là thể hiện được mọi khía cạnh về văn hóa – xã hội của đất nước. Là “ngòi bút” thể hiện cho sự văn minh của một quốc gia qua ngôn ngữ nói và cả ngôn ngữ viết. Ngoài ra, báo chí là nơi gìn giữ và sáng tạo ra những ngôn từ mới, thuật ngữ mới trong cách viết. 

Ở một khía cạnh khác, báo chí cũng là cách thể hiện rõ quan điểm cũng như phát huy các bản sắc, truyền thống vốn có từ lâu đời của mỗi quốc gia. Báo chí giúp tuyên truyền có chọn lọc những bản sắc tốt đẹp đến người dân các nền văn hóa tiến bộ trên khắp thế giới. Vì vậy, trong lĩnh vực văn hóa, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự ảnh hưởng cực kỳ lớn. 

Vai trò không thể thay thế của báo chí trong xã hội hiện nay 
Vai trò không thể thay thế của báo chí trong xã hội hiện nay

Lan tỏa tinh thần nhân văn của con người

Báo chí còn là phương tiện giúp người dân “hưởng thụ”. Thông qua báo chí, dư luận có thể dễ dàng tiếp cận đến các tác phẩm nghệ thuật khoa học, các tác phẩm âm nhạc… từ đó giúp nâng tầm tri thức, làm phong phú hơn cho cuộc sống hàng ngày của họ. Đồng thời, báo chí còn cung cấp cho họ kiến thức về cuộc sống của những quốc gia khác trên thế giới. 

Ngoài ra, qua những tác phẩm nghệ thuật được nói đến trên báo chí cũng góp phần hướng người dân đến các lý tưởng cao đẹp, đến lối sống văn minh, đạo đức và lành mạnh. Hay trong lĩnh vực âm nhạc, báo chí còn giúp người đọc thư giãn, thoải mái sau những giờ làm việc dài đằng đẳng.

Mặt khác, trong khoa học báo chí lại là phương tiện giúp người dân cập nhật những kiến thức mới, những phát minh để đời của nhân loại cũng như theo dõi tiến trình phát triển của công nghệ trong thời đại kỹ thuật số. Có thể nói ngành truyền thông báo chí có tác động vô cùng tích cực đến tinh thần nhân văn của con người. 

Cầu nối kinh tế — xã hội — văn hóa toàn cầu

Báo chí không chỉ hướng đến những đổi mới trong nước mà còn giúp người dân cập nhật những thông tin nổi bật của các quốc gia khác. Thông qua mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, người dân không những được tiếp cận với những tri thức mới của nước nhà mà còn được cập nhật những tri thức tiến bộ, hiện đại của những quốc gia khác trên thế giới. Từ đó, học tập và làm theo để góp phần làm giàu cho đất nước. 

Ngành báo chí truyền thông là cầu nối kinh tế — xã hội — văn hóa toàn cầu
Ngành báo chí truyền thông là cầu nối kinh tế — xã hội — văn hóa toàn cầu

Góp phần đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội

Đây là một trong những vai trò rất được công nhận của báo chí và hầu như chỉ có báo chí mới có thể làm được. Thực tế chỉ ra rằng những hành động, những tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực ngày càng nhiều và chỉ có báo chí mới có thể đưa chúng ra ánh sáng cũng như đóng vai trò tuyến đầu chống lại những hành vi đó. 

Nếu không có báo chí lên án hay chỉ ra những mặt tiêu cực đó của xã hội thì người dân sẽ không nhận được bất cứ báo động nào về môi trường sống của họ. Nhờ tính công khai và trung thực trong từng mẩu tin mà ngành truyền thông báo chí giúp người dân có cái nhìn tổng quan hơn về xã hội ngoài kia. 

Ngoài ra, thông qua báo chí người dân cũng có thể tố cáo hoặc trình bày quan điểm của mình về các vấn nạn trong xã hội hiện nay. Góp phần đem lại cuộc sống văn minh và nếp sống lành mạnh cho đất nước.

Tìm hiểu thêm việc làm liên quan đến Marketing, PR, quảng cáo:

Theo nghề nhà báo thi khối nào? Học trường nào tốt?

Hiện nay có không ít trường đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục có đào tạo nghề báo chí. Cơ hội để học hỏi dành cho những bạn có niềm đam mê đặc biệt trong lĩnh vực này là rất lớn. Một trong những địa chỉ đào tạo nghề báo chuyên nghiệp có thể kể đến như:

  • Học viện Báo chí tuyên truyền: Cầu Giấy – Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng Truyền Hình: Hà Nội
Theo nghề nhà báo thi khối nào?
Theo nghề nhà báo thi khối nào?

Ngành báo chí ở hầu hết các trường thường sử dụng 2 tổ hợp chính là khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh) để xét tuyển. Trong đó, Văn luôn là môn thi bắt buộc. Tùy vào tiêu chí xét tuyển và mục tiêu đào tạo của mỗi trường sẽ áp dụng các tổ hợp mở rộng từ hai tổ hợp chính này. Một số khối thi thường sử dụng như:

  • C03: Văn – Toán – Sử
  • C04: Văn – Toán – Địa
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D04: Văn – Toán – Trung
  • D14: Văn – Sử – Anh
  • D78: Văn – Khoa học xã hội – Anh

>>> Xem thêm: Tổ hợp C20 gồm những môn nào? Những thông tin bạn cần biết nếu thi khối C20

Học báo chí ra làm gì?

Làm việc tại Tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh

Nhà báo thường làm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình hoặc đài phát thanh. Các nhà báo thường có xuất phát điểm nghề nghiệp từ công việc phóng viên. Họ bắt đầu săn tin để viết bài, sau khi có kinh nghiệm làm việc nhất định mới có cơ hội trở thành một biên tập viên thực thụ.

Nhà báo thường làm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình hoặc đài phát thanh
Nhà báo thường làm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình hoặc đài phát thanh

Tùy vào đối tượng, nội dung và mục đích của các tờ báo hay loại hình báo chí khác nhau mà nhà báo sẽ được phân công cụ thể về ban và tiểu ban trong nghề nghiệp cũng như các chức danh khác nhau tại tòa soạn.

Làm việc tại các cơ quan chỉ đạo hoặc quản lý Nhà nước

Ngoài đài truyền hình, tòa soạn, đài phát thanh thì nhà báo còn có thể làm việc tại các cơ quan thuộc quản lý Nhà nước về Báo chí. Tùy vào khả năng và kinh nghiệm của từng cá nhân mà bạn có thể đăng ký làm việc tại các cơ quan như: 

  • Ban Tư tưởng – Văn hóa trung ương, Vụ báo chí
  • Ban Tuyên giáo tại các quận ủy, huyện ủy, tỉnh ủy hoặc thành ủy
  • Làm việc tại Bộ Văn hóa – Thông tin hoặc Cục báo chí
  • Làm việc tại các cơ sở văn hóa thông tin của các tỉnh – thành phố
  • Công tác tại các phòng ban Văn hóa thông tin

Ngoài ra, nhà báo còn có thể làm việc tại các phòng thông tin báo chí tại các bộ phận, ban ngành hoặc các tổ chức chính trị – xã hội; các công ty về truyền thông hay các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực truyền thông báo chí…

Tố chất “khắc cốt ghi tâm” của ngành báo chí là gì

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay chọn nghề nhà báo là công việc mơ ước của mình. Đa phần các đài truyền hình, tòa soạn hoặc nhà đài phát thanh khi đăng tuyển trong lĩnh vực này đều đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng một số tố chất cơ bản của nghề báo. Điển hình như một vài tố chất dưới đây: 

Trung thực, công tâm, khách quan là quan trọng nhất

Với vai trò là một nhà báo, trước hết bạn cần rèn luyện cho mình các đức tính từ trong đạo đức nghề nghiệp. Và thiết yếu đầu tiên chính là sự trung thực, công tâm và khách quan. Đây là một trong những yếu tố giúp bạn có thể đứng vững trong ngành truyền thông cũng như tạo được lòng tin cho quý độc giả. Người làm nghề báo cần chuẩn bị cho mình sự nhiệt huyết, thích tìm tòi và kiên trì trong từng đầu việc nhỏ nhất. 

Nhà báo cần phải hết sức trung thực và khách quan trong việc truyền tải thông tin đến dư luận
Nhà báo cần phải hết sức trung thực và khách quan trong việc truyền tải thông tin đến dư luận

Bên cạnh đó, nhà báo cần phải hết sức trung thực và khách quan trong việc truyền tải thông tin đến dư luận. Muốn được đánh giá cao cũng xác lập vị trí của mình trong lĩnh vực này thì đây là một trong những đức tính bắt buộc bạn phải rèn luyện được. 

Có khả năng chịu áp lực

Báo chí nói riêng và ngành truyền thông nói chung là một trong những lĩnh vực áp lực nhất hiện nay. Các nhà báo phải dành rất nhiều thời gian và dành toàn tâm toàn lực cho công việc của mình.

Vào những thời điểm nhạy cảm hoặc những sự kiện lớn, trong suốt quá trình diễn ra thì các phóng viên, biên tập viên hay nhà báo hầu như phải hoạt động hết công suất; thậm chí phải có mặt tại tòa soạn 24/7. Chính vì vậy, đây là một trong những công việc được sắp vào hàng áp lực nhất hiện nay. Đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu đựng và kỹ năng sắp xếp thời gian biểu của mình. 

>>> Xem thêm: Bình tĩnh là gì? Cách lấy lại bình tĩnh khi căng thẳng

Đam mê viết lách, tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới

Để làm được ngành báo bạn cần có sự đam mê nhất định với viết lách. Sau khi săn được tin tức nóng hổi hãy nhanh chóng triển khai nó thành bài văn hấp dẫn và triệt để thu hút người đọc. 

Kỹ năng viết là “vũ khí” sắc bén nhất và tối cao của nghề báo. Để sở hữu “ngòi bút” ngày càng sắc sảo, bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi, đầu tư những kỹ năng, kiến thức mới liên quan đến viết lách để nâng cao “tay nghề” của mình nhé. 

Tư duy chính trị vững vàng, trong sáng

Để là một nhà báo thành công, bạn cần trang bị một tư tưởng trong sáng và đặc biệt không được đánh giá vấn đề một cách phiến diện. Ở cương vị là một nhà báo, bạn cần có cái nhìn khách quan, nhận định vấn đề một cách rõ ràng. Luôn giữ cái tâm hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực, chủ động làm sáng tỏ vấn đề và dùng ngòi bút một cách trung thực. Tuyệt đối không sử dụng lời văn mang tính bạo động. Bởi hành động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị của đất nước. 

Để là một nhà báo thành công, bạn cần trang bị một tư tưởng trong sáng và đặc biệt không được đánh giá vấn đề một cách phiến diện
Để là một nhà báo thành công, bạn cần trang bị một tư tưởng trong sáng và đặc biệt không được đánh giá vấn đề một cách phiến diện

Trên đây là các thông tin vô cùng hữu ích Muaban.net muốn gửi đến bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề báo chí cũng như vị trí nhà báo và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm. Hy vọng những thông tin trên đây bổ ích cho bạn!

Hoàng Ngọchttps://muaban.net/blog/tac-gia/ngoc-hoang/
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ