Ngọc cẩm thạch – loại đá từ xa xưa đã mang ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Ngọc cẩm thạch chính là biểu tượng của đức hạnh, tình yêu và quyền lực, khi đeo bên người có thể nhận nhiều may mắn. Vậy ngọc cẩm thạch là gì mà lại có sức hút đến vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa của loại đá này nhé.
I. Ngọc cẩm thạch là gì?
1. Đặc điểm, nguồn gốc của ngọc cẩm thạch
Ngọc cẩm thạch hay đá cẩm thạch có tên khoa học là Jadeite, tên dân gian thường gọi là ngọc quý, ngọc miến điện, ngọc Myanmar, thường được dùng làm đồ trang sức hoặc vật phẩm trang trí quý giá. Với tên tiếng anh là Jade, ngọc cẩm thạch được biết đến là tên gọi chung của 2 loại đá quý là Jadeite và Nephrite.
- Ngọc Jadeite tập trung phân bố chủ yếu ở các quốc gia Myanmar, Mỹ, Ý, Trung Quốc, Nhật, Guatemala và Nga.
- Ngọc Nephrite tập trung phân bố chủ yếu ở các nước Canada, Trung Quốc, Hồng Kông, New Zealand và Mỹ. Ở nước ta, loại ngọc này được tìm thấy nhiều ở tỉnh Sơn La.
Xét về tính chất, Jadeite là loại ngọc có độ cứng cao hơn so với Nephrite, đồng thời màu sắc cũng đa dạng và có giá trị hơn, vì thế mà được nhiều người yêu thích hơn. Nếu Nephrit là ngọc với đa dạng màu sắc như đỏ, nâu, cam,.. thì Jadeite thường đơn điệu với những màu nhã nhặn như trắng, xanh và vàng,…
Xem thêm: Đá Emerald (Ngọc Lục Bảo) – Khám phá chi tiết về đá quý
Có thể bạn chưa biết loại ngọc này được hình thành với áp suất rất cao và nhiệt độ thấp dưới tầng địa chất sâu. Trải qua quá trình tôi luyện đặc biệt, các phân tử nhỏ trong đá được liên kết chặt chẽ vào nhau, tạo nên độ cứng nhất định cho loại đá này. Độ cứng của ngọc cẩm thạch là 8/10 dựa trên thang đánh giá Mohs, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền của loại đá này.
2. Cấu tạo của ngọc cẩm thạch
Ngọc cẩm thạch có cấu tạo chính từ các sợi cực nhỏ cùng các hạt kết dính vào nhau. Do đó, độ cứng của cẩm thạch thường nhỏ hơn các loại đá quý như kim cương, ruby, thạch anh, saphia. Tuy nhiên, được hình thành nên từ những sợi, hạt nhỏ nên ngọc có được độ dẻo dai và dễ dàng tạo hình làm nên những món đồ trang sức đẹp, đa dạng mẫu mã. Hơn thế nữa ngọc cẩm thạch còn có thể chế tác thành những miếng đá rất mỏng.
II. Công dụng
Trở về hàng nghìn năm trước, các vị vua Trung Hoa đã biết đến tác dụng thần kỳ của ngọc cẩm thạch, họ luôn mang theo bên mình như một vật hộ thân mang lại may mắn cũng như sức khỏe cho bản thân. Loại ngọc này cũng được trao cho các Hoàng Thái Tử từ lúc mới chào đời cho đến khi trưởng thành là một vật tín để nhận biết danh tính, uy quyền của chủ sở hữu viên ngọc bội đó.
Ngày nay, ngọc cẩm thạch không chỉ là một loại đá phong thuỷ giá trị mà chúng còn có công dụng tuyệt vời đối từng bộ phận của con người như:
- Gan, thận: Ngọc cẩm thạch hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hoá, giúp thải trừ độc tố, chất dư thừa trong cơ thể ra ngoài, cân bằng lượng nước và muối cùng nồng độ pH.
- Xương khớp: Ngọc cẩm thạch có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau cơ, đau hông,…
- Các vấn đề về sinh sản: Ngọc cẩm thạch rất có ích trong việc tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ, bảo vệ thai nhi cũng như người mẹ khỏi những tổn hại. Ngoài ra, nó cũng xử lý những rối loạn liên quan đến hệ thống sinh sản của cả nam và nữ, đặc biệt làm giảm chứng đau bụng trong kỳ hành kinh ở nữ giới.
Xem thêm: Đá Peridot – Nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm độc đáo
III. Phân loại
Như đã được đề cập ở trên thì ngọc cẩm thạch là loại đá có nguồn từ thiên nhiên được phân thành 2 loại là: ngọc Jadeite và ngọc bích Nephrite. Trong đó, mỗi loại có những màu sắc riêng biệt như:
1. Ngọc Jadeite
- Ngọc cẩm thạch xanh lá: Loại ngọc này được chia thành nhiều cấp độ với các giá trị khác nhau, trong đó giá trị nhất phải kể đến màu xanh lá chuối, kế đến là xanh đậu và cuối cùng là xanh đen. Vẻ đẹp tươi xanh, thuần khiết của phiến đá màu lục đã khiến nó nhận được hảo cảm của nhiều người.
- Ngọc cẩm thạch màu vàng: Cũng giống như ngọc cẩm thạch xanh lá, cẩm thạch vàng cũng có nhiều cấp độ khác nhau về màu sắc. Bởi chính nguồn sinh khí và năng lượng tích cực của nó mang đến cho chủ nhân mà loại đá này cũng được không ít người yêu thích.
- Ngọc cẩm thạch màu hồng: Hồng là màu sắc luôn mang đến sự tươi mới, ngọt ngào. Chính vì vậy, ngọc cẩm thạch hồng được ưa chuộng trong chế tác trang sức cho nữ giới. Được cánh mày râu chọn lựa làm món quà tặng người mình yêu.
- Ngọc cẩm thạch trắng: Là loại đá cẩm thạch cũng rất phổ biến, với độ trắng đẹp và trong sáng của ngọc rất phù hợp để tạo nên những món đồ trang sức sang trọng, đắt tiền.
2. Ngọc Nephrite
- Ngọc cẩm thạch đỏ: Đây là màu sắc phù hợp dùng để chế tác vòng tay, nhẫn,… dành làm quà tặng cho chị em, mẹ, bà và người thân yêu trong các dịp lễ, Tết với hàm ý vun đắp tình yêu thương với người được tặng.
- Ngọc cẩm thạch nâu: Màu sắc của loại đá này không quá phổ biến và thường được dùng là quà tặng cho những người lớn tuổi, mang ý nghĩa bình an, đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Ngọc cẩm thạch cam: Đây là màu sắc cực kỳ hiếm trong các loại ngọc cẩm thạch và có giá trị cao. Các khối đá có màu sắc phẩn bổ đều trong một khối thường rất hiếm
IV. Ý nghĩa phong thủy
Ngọc cẩm thạch từ xa xưa đã được xem như tinh túy và báu vật của đất trời, loại ”đá từ Trời” này hình thành từ hàng triệu năm dưới lòng đất đã tích lũy được vô vàn năng lượng tích cực. Vì thế mà chúng có thể giải phóng đi những năng lượng tiêu cực mắc kẹt trong cơ thể con người, bảo vệ chủ nhân khỏi những điềm dữ, nuôi dưỡng năng lượng may mắn, đem lại sự phồn thịnh, giàu có cho người sử dụng nó.
Không dừng lại ở đó, với nguồn năng lượng dồi dào và sự tinh khiết của ngọc cẩm thạch còn giúp chủ nhân có được sự an tâm, thoát khỏi những cơn ác mộng, bồn chồn. Ngọc như một người bạn đồng hành, chúng sẽ ngày càng sáng bóng và đẹp hơn khi chủ nhân đang có một cuộc đời bình an, tươi đẹp.
Xem thêm: Đá Aventurine là gì? Có tác dụng và ý nghĩa phong thủy gì?
V. Ngọc cẩm thạch hợp mệnh nào?
Mỗi một loại ngọc cẩm thạch khác nhau đều mang tính cân bằng, hài hoà với tất cả khía cạnh trong cuộc sống. Những người thiền định mang theo ngọc cẩm thạch bên mình đều cảm thấy hạnh phúc, tích cực hơn và tràn đầy năng lượng.
- Ngọc cẩm thạch đen: Hợp mệnh Thủy, khắc mệnh Hỏa và mệnh Thổ, được xem như một món đồ hộ mệnh có công dụng bảo vệ chủ nhân tránh khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường.
- Ngọc cẩm thạch trắng: Được cho là hợp với mệnh Kim, khắc Hoả. Chúng đại diện cho sự lựa chọn sáng suốt, giúp chủ nhân đưa ra những quyết định đúng đắn, giảm thiểu sự phân tán, đồng thời tăng khả năng tập trung.
- Ngọc cẩm thạch vàng: Hợp với Thổ và Kim, đại diện cho năng lượng tích cực, giảm bớt sự ù lì, rất thích hợp với những mệnh chủ có chứng trầm cảm.
- Ngọc cẩm thạch nâu: Cũng giống như cẩm thạch vàng, mang sắc nâu tương đồng hợp với mệnh Thổ và Kim. Là màu sắc đại diện cho nét truyền thống của người Á Đông, mang ý nghĩa đem lại cho chủ nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu dùng làm mẫu trang sức thì rất thu hút và thời thượng.
- Ngọc cẩm thạch xanh lục: Hợp với mệnh Hỏa và Mộc, đây là 2 mệnh có tính cách khá nóng giận, đôi khi mất kiểm soát, nên sử dụng đá cẩm thạch xanh lục thể hiện tính cách bao dung, hòa đồng, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống
- Ngọc cẩm thạch xanh dương: Được cho là phù hợp với mệnh Mộc và Thủy, thể hiện ý nghĩa bình yên, an lành trong tâm hồn, giúp chủ nhân thúc đẩy ước mơ, hoài bão và hy vọng phía trước.
VI. Các yếu tố xác định giá trị của ngọc
Để đánh giá được giá trị thực của một viên ngọc cẩm thạch, người ta thường dựa vào các đặc tính cốt lõi như: màu sắc, mức tạp chất, độ trong, kích thước, trọng lượng,…
1. Màu sắc
Màu sắc là một trong những yếu tố tiên quyết hàng đầu để xác định giá trị của ngọc cẩm thạch. Theo đó ngọc cẩm thạch màu xanh lục là sở hữu giá trị cao nhất, mức độ xanh càng cao thì giá trị càng được nâng lên.
Loại ngọc cẩm thạch chất lượng nhất là ngọc cẩm thạch xanh lục bảo hay còn gọi là ngọc hoàng gia. Nó mang một màu xanh lục thuần khiết, xanh hơi ánh lam và rồi ngả sắc ánh vàng. Tiếp đến là các loại đá có giá trị cao khác đó là “Cẩm thạch Kingfisher” có màu xanh lục rực rỡ và “Cẩm thạch Apple” sở hữu màu xanh đậm ánh vàng và “Cẩm thạch rêu tuyết” với màu trắng trong suốt.
2. Độ trong
Viên ngọc có độ trong và sáng càng cao thì giá trị cũng được nâng tầm. Một trong những loại ngọc cẩm thạch có độ trong suốt được cho là có giá trị nhất chính là cẩm thạch kính. Để đánh giá được độ trong suốt của loại ngọc cẩm thạch, bạn có thể đặt mảnh cẩm thạch mỏng lên trang in. Nếu bản in được nhìn thấy dễ dàng thì chứng tỏ viên đá này có độ trong suốt tuyệt vời.
3. Tạp chất
Cũng giống như kim loại vàng, đá cẩm thạch khi có lẫn tạp chất thì giá trị sẽ càng thấp. Những tạp chất này sẽ không phải là phân loại của cẩm thạch như ngọc Nephrite hay ngọc Jadeite. Chúng không thể xác định được thông qua mắt thường mà chỉ xác định dựa vào độ trong của ngọc cẩm thạch.
4. Độ rạn nứt
Độ rạn nứt là những khe nứt hoặc các vi lỗ hổng xuất hiện rải rác trên đá cẩm thạch. Vi lỗ hổng có thể hình thành từ những ranh giới và khoảng trống của những hạt, sợi, cấu thành ngọc cẩm thạch.
Còn các khe nứt trên đá là do quá trình hình thành hoặc chế tác đá cẩm thạch. Những khe nứt này kết hợp cùng các loại tạp chất khác chính là nguyên nhân làm giảm độ bền và giá trị của ngọc, tạo ra sự không đều màu.
Xem thêm: Đá ngọc bích – Cách nhận biết một viên đá quý hợp phong thuỷ
5. Kích thước và trọng lượng
Thông thường ngọc cẩm thạch sở hữu kích thước lớn được chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật đắt giá. Phần thừa được sử dụng để tạo nên những món đồ trang sức sang trọng hoặc vật phẩm phong thủy. Tuy nhiên, có một số đá cẩm thạch như Nephrite thì kích thước lớn hay nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến giá trị của đá.
Lời kết
Ý nghĩa Ngọc cẩm thạch cũng như công dụng của loại đá này vừa được chia sẻ trong bài viết. Hy vọng có thể giúp bạn có những kiến thức hữu ích về loại ngọc quý này, từ đó nên lựa chọn loại trang sức phong thủy phù hợp với mục tiêu và nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về Phong thủy, các loại đá ngọc tại Mua Bán nhé.
Đọc thêm:
- Thạch anh ưu linh là gì? 7 loại thạch anh ưu linh phổ biến bạn nên biết!
- Thạch anh khói có tác dụng gì? Vì sao được người săn đón?
- Thạch anh tóc xanh và ý nghĩa, tác dụng tuyệt vời bạn nên biết!