Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmNghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ trong mỗi ngành nghề khác nhau...

Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ trong mỗi ngành nghề khác nhau như thế nào?

Trong bất kỳ công việc nào, các nhà tuyển dụng luôn đề cao trình độ nghiệp vụ của mỗi ứng viên khi phỏng vấn. Vậy nghiệp vụ là gì? Vì sao phải nâng cao nghiệp vụ trong công việc? Cùng theo chân Mua Bán giải đáp những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ nhé!

Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ có cần thiết khi đi xin việc làm không?
Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ có cần thiết khi đi xin việc làm không?

Khám phá nghiệp vụ là gì?

Chúng ta thường thấy từ nghiệp vụ trong các văn bản, mô tả công việc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, công việc của một người, một nhân sự nào đó cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại vị trí mà họ đảm nhận.

Tìm hiểu về khái niệm của nghiệp vụ?
Tìm hiểu về khái niệm của nghiệp vụ?

Nói một cách đơn giản, nghiệp vụ phản ánh khả năng làm việc hiệu quả của người lao động. Nó còn là thước đo để đánh giá năng lực, mức độ thích nghi, phù hợp với công việc thông qua hiệu suất làm việc và kết quả đạt được. Chuyên môn nghiệp vụ càng cao đồng nghĩa khả năng hoàn thành công việc của nhân viên đó tốt hơn và nhanh hơn. Từ đây, các nhà tuyển dụng, lãnh đạo có thể đánh giá, xếp hạng và chi thưởng cho từng nhân viên của mình.

Nghiệp vụ phân thành mấy nhóm?

Chúng ta đã hiểu sơ qua về nghiệp vụ là gì, tiếp sau đây sẽ là những phân nhóm của nghiệp vụ:

Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

Các nhà tuyển dụng luôn đề cao chuyên môn nghiệp vụ của các ứng viên khi phỏng vấn. Vậy chuyên môn nghiệp vụ là gì? Tại sao khi ứng tuyển ứng viên cần có chuyên môn nghiệp vụ tốt?

Theo chuyên môn nghiệp vụ là gì?
Theo chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Chuyên môn nghiệp vụ là những kiến thức mà bạn được học tập, tích lũy từ trước. Đây có thể là bằng cấp chuyên môn của bạn, bởi lẽ khi đảm nhận một công việc nào đó bạn cần phải có kiến thức, sự hiểu biết về nó thì mới có thể vận dụng và phát triển nó tốt hơn.

Có thể hiểu, dù bạn ứng tuyển vào bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên hàng đầu nguồn nhân lực cùng ngành, cùng chuyên môn để xét tuyển trước. Chính vì thế, trước khi lựa chọn một công việc, bạn cần đầu tư cho chính mình kiến thức về công việc đó.

Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Nghiệp vụ theo tính chất công việc được hiểu là mỗi công việc cần có kỹ năng làm việc khác nhau phù hợp theo từng loại hình công việc đó.

Theo tính chất công việc nghiệp vụ là gì?
Theo tính chất công việc nghiệp vụ là gì?

Ví dụ, nếu bạn là một nhân viên kế toán, nghiệp vụ cần có là kỹ năng tính toán giỏi, biết sử dụng các thuật toán trên máy tính và tính cẩn thận trong từng con số tài chính. Tương tự, nếu bạn là một bác sĩ, bạn cần có nghiệp vụ về sức khỏe con người, sự kỹ càng, tỉ mỉ và đặc biệt là tận tâm với nghề cứu chữa cho người khác.

Có thể thấy rằng, nghiệp vụ theo tính chất công việc cũng đòi hỏi tính cách của bạn có phù hợp với nghề đó hay không. Đây cũng là cách để kiểm tra xem bạn nên chọn ngành nghề nào và thích hợp làm công việc gì.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Chuyên môn trình độ nghiệp vụ được hiểu như thế nào?
Chuyên môn trình độ nghiệp vụ được hiểu như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến kiến thức, quá trình học tập và tích lũy từ trước của người lao động. Bạn có thể hiểu đơn giản đây như là tấm bằng đại học, cao đẳng mà bạn đạt được trong suốt từ 3-4 năm học của mình.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt chỉ dừng lại ở đó? Câu trả lời là không phải. Để đánh giá trình độ chuyên môn của một nhân viên, còn dựa vào quá trình hoàn thành công việc, kết quả đạt được và lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp của họ. Chỉ có kiến thức thôi là chưa đủ, bạn cần có kinh nghiệm thực chiến, khả năng làm việc hiệu quả để đem đến lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp.

Các yếu tố đo lường trình độ chuyên môn

Để đánh giá trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng cần suy xét bao nhiêu yếu tố để làm thước đo cho nhân viên của mình? Hãy cùng Mua Bán xem tiếp phần sau nhé!

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng là yếu tố hàng đầu trong việc rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn.
Kỹ năng là yếu tố hàng đầu trong việc rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn.

Yếu tố đầu tiên dùng đo lường trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì? Đó là kiến thức và kỹ năng của người lao động. Trong xã hội ngày nay, tuy nhiều người nói rằng “Bằng cấp không quan trọng” nhưng trên thực tế, nắm giữ những tấm bằng đúng chuyên môn là một lợi thế tối ưu khi ứng tuyển. Bởi nếu bạn có kiến thức về ngành nghề đó từ trước bạn sẽ dễ dàng tiếp thu công việc tốt hơn, dễ ứng dụng và sáng tạo trong công việc hơn.

Kỹ năng được tích lũy trong quá trình làm việc, một ứng viên có kỹ năng tốt có nghĩa họ đã làm công việc này từ trước. Như vậy khi đảm nhiệm vị trí mới, họ sẽ thích nghi với môi trường làm việc nhanh hơn, hiệu suất làm việc nhanh và tỷ lệ hoàn thành tốt hơn.

>>> Xem thêm: Agenda là gì? Bí quyết thực hiện một Agenda hiệu quả

Kỹ năng mềm

Yếu tố kỹ năng mềm trong nghiệp vụ là gì?
Yếu tố kỹ năng mềm trong nghiệp vụ là gì?

Có rất nhiều người đánh giá thấp các kỹ năng mềm trong môi trường làm việc. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ chính những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn phát triển tốt hơn và đi xa hơn trong công việc. Vậy kỹ năng mềm trong nghiệp vụ là gì? Đó là những kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Lập kế hoạch
  • Làm việc nhóm
  • Làm việc độc lập

Để có thể hoàn thành công việc thuận lợi, hiệu quả, mỗi nhân viên trong một tổ chức/ doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm thật tốt. Chính những kỹ năng này sẽ giúp họ phát triển và thăng tiến hơn trong công việc.

Yếu tố sức khỏe

Sức khỏe trong nghiệp vụ chuyên môn có quan trọng không?
Sức khỏe trong nghiệp vụ chuyên môn có quan trọng không?

Đây có thể là yếu tố mà nhiều người bỏ qua nhất, nhưng nó chính là thước đo để đánh giá trình độ chuyên môn. Yếu tố sức khỏe trong nghiệp vụ là gì? Muốn hoàn thành công việc nhanh chóng và đạt kết quả tốt người lao động cần có sức khỏe tốt để đảm đương khối lượng công việc.

Không nên xem thường sức khỏe của bản thân, làm việc quá sức sẽ dẫn đến chất lượng công việc giảm sút. Bạn cần trao dồi kỹ năng quản lý thời gian để biết phân chia thời gian sao cho hợp lý, lúc nào nên làm và lúc nào cần nghỉ ngơi. Thời gian làm việc ngắn nhưng mức độ tập trung cao, sức khỏe tốt vẫn đạt được hiệu quả công việc như mong đợi. Do đó hãy lưu ý đến sức khỏe của bản thân khi làm bất cứ công việc nào bạn nhé!

Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Dựa vào cách phân nhóm nghiệp vụ, bạn đã có khái niệm thế nào về nghiệp vụ theo tính chất công việc. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể một vài ngành nghề sẽ có tính chất nghiệp vụ là gì nhé!

Nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Trong ngành nghề tài chính – ngân hàng, có rất nhiều bộ phận đảm nhận những công việc khác nhau như giao dịch viên, quan hệ khách hàng, tín dụng, thẩm định,… như vậy, nghiệp vụ ngân hàng là gì? Những công việc cơ bản tại ngân hàng đòi hỏi nghiệp vụ là gì?

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhân viên cần có nghiệp vụ là gì?
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhân viên cần có nghiệp vụ là gì?
  • Nghiệp vụ tiết kiệm, mở tài khoản: Nhân viên ngân hàng cần biết tư vấn, mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Tư vấn gửi tiền tiết kiệm bằng cách mở sổ tiết kiệm với những kỳ hạn nhất định với những mức lãi suất khác nhau và phương thức nhận lãi, nhận gốc khác nhau.
  • Nghiệp vụ tín dụng, vay vốn: Đây là công việc kiếm lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng bằng cách cho khách hàng vay thế chấp, vay mua tài sản (vay mua nhà, mua ô tô), vay đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, mở thẻ tín dụng,… Cần tối đa hóa các khoản vay hợp lý và hạn chế nợ xấu.
  • Nghiệp vụ đầu tư: Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, ngân hàng còn kinh doanh thêm những mảng như môi giới chứng khoán, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư thi trường chứng khoán, tư vấn tài chính, liên kết bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
  • Nghiệp vụ ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu thương mại
  • Ngoài ra còn một số những nghiệp vụ khác

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Bạn mong muốn ứng tuyển vào những vị trí liên quan đến kế toán, bạn cần biết kiến thức nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ kế toán là gì?

Những nghiệp vụ nào một nhân viên kế toán cần có?
Những nghiệp vụ nào một nhân viên kế toán cần có?

Những nghiệp vụ một nhân viên kế toán cần biết đó là:

  • Nghiệp vụ về thuế: Là một nhân viên kế toán, bạn cần biết về cách ghi nhận các khoản thuế, làm báo cáo thuế hằng ngày, biết quyết toán thuế định kỳ, nộp thuế đúng hạn và hoàn thuế vào đầu năm, cuối năm.
  • Nghiệp vụ mua hàng: việc làm Kế toán cần quản lý chi tiêu, ngân sách cho một doanh nghiệp. Biết thống kê mua hàng, bán hàng, các khoản công nợ trong tổ chức.
  • Nghiệp vụ kho quỹ
  • Nghiệp vụ tiền lương, phụ cấp, phúc lợi hay chi thưởng trong doanh nghiệp
  • Nghiệp vụ kế toán tổng hợp
  • Lưu trữ chứng từ, sổ sách tài chính quan trọng

>>> Xem thêm: Teamwork là gì? Bật mí cách thực hiện teamwork hiệu quả nhất

Tham khảo một số công việc nhân viên văn phòng được đăng tuyển tại Muaban.net:

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì?

Khi làm việc trong môi trường nhà hàng – khách sạn, bạn cần có tính cách linh hoạt, năng động và xử lý tình huống nhạy bén. Những chuyên môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì để làm được trong lĩnh vực này? Cùng xem nhé!

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì? Cần làm những công việc gì?
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì? Cần làm những công việc gì?
  • Nghiệp vụ chào đón, tiếp khách
  • Nghiệp vụ hướng dẫn: Là một lễ tân chuyên nghiệp, bạn cần biết cách hướng dẫn khách nhận phòng, check in, check out, thanh toán hóa đơn cho khách hàng.
  • Nghiệp vụ tư vấn, cung cấp dịch vụ khách sạn, là nơi giải đáp, xử lý tình huống của khách hàng.
  • Tiếp nhận thông tin đặt phòng, các cuộc gọi thắc mắc về giá cả, cách thức đặt phòng tại khách sạn hoặc trên ứng dụng.
  • Nhận các yêu cầu về dịch vụ tại khách sạn và hướng dẫn liên hệ với những bộ phận đảm nhận chính.
  • Giải quyết những khiếu nại, phê bình từ khách hàng.

Nghiệp vụ sư phạm là gì?

Kiến thức về nghiệp vụ rất quan trọng, bạn phải trang bị cho mình để hoàn thành tốt công việc được giao. Để trở thành một giáo viên, giảng viên, kiến thức cần thiết bạn nên có trong nghiệp vụ sư phạm là gì? Sau đây là những nghiệp vụ của một giáo viên/ giảng viên cơ bản bao gồm:

Một giáo viên sư phạm cần biết những nghiệp vụ là gì?
Một giáo viên sư phạm cần biết những nghiệp vụ là gì?
  • Thiết kế giáo án
  • Thiết kế bài giảng trong từng tiết học
  • Khả năng quản lý, điều hành lớp học
  • Duy trì mức độ tập trung của học viên
  • Khả năng giảng dạy, tổ chức các hoạt động trong lớp
  • Điều phối học viên
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Thiết kế bài kiểm tra, thang điểm chấm.

Nghiệp vụ cảnh sát là gì?

Bất kể nghề nghiệp nào cũng cần đến chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trong những ngành nghề mang tính phục vụ lợi ích cộng đồng, xã hội như bác sĩ, cảnh sát,…Bởi lẽ đó, khi lựa chọn cho mình con đường nào, bạn cũng cần nắm vững những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Vậy nghiệp vụ cảnh sát là gì?

Ngành nghề cảnh sát đòi hỏi những nghiệp vụ là gì?
Ngành nghề cảnh sát đòi hỏi những nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ cảnh sát nhân dân bao gồm:

  • Giám sát, phòng ngừa, phát hiện những hành vi tội phạm, vi phạm phát luật về trật tự an toàn xã hội.
  • Điều tra, theo dõi những hành vi có nguy cơ phạm tội.
  • Tham gia giáo dục lại những đối tượng vi phạm pháp luật, giáo huấn cải tạo, phục hồi nhân phẩm những người phạm tội.
  • Quản lý những thông tin của nhân dân như sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân.
  • Quản lý an ninh kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp
  • Đảm bảo các trật tự công cộng, an toàn giao thông, quản lý chất cháy nổ, phòng cháy chữa cháy.
  • Thực hiện những công việc bảo vệ an toàn cho nhân dân, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, cứu hộ, cứu nạn theo quy định pháp luật.

Nghiệp vụ nhà hàng là gì?

Kinh doanh nhà hàng là một việc không hề đơn giản. Để có thể đưa nhà hàng phát triển và có lượng khách hàng ổn định, bạn cần phải trang bị cho mình những nghiệp vụ cơ bản. Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Kinh doanh nhà hàng cần nắm chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ là gì? Nhà hàng cần đội ngũ nhân viên nắm những nghiệp vụ nào?
Nghiệp vụ là gì? Nhà hàng cần đội ngũ nhân viên nắm những nghiệp vụ nào?

Các nhà hàng sẽ đặt ra những yêu cầu nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của mình như sau:

  • Nghiệp vụ đón tiếp khách hàng, sắp xếp và mời khách vào bàn ăn.
  • Tiếp nhận yêu cầu, ghi chú thực đơn từ khách hàng.
  • Khai thác nhu cầu, giới thiệu đến khách hàng những món ăn mới, hấp dẫn hoặc phù hợp với tiêu chí, sở thích của khách.
  • Luôn kiểm tra số lượng, chất lượng món ăn trước khi phục vụ đến tay thực khách
  • Duy trì chuẩn mực, tác phong trong quá trình phục vụ khách hàng
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc nhà hàng luôn sạch sẽ, bảo quản đồ ăn uống, dụng cụ theo đúng quy trình, quy định.
  • Là nơi tư vấn, giải đáp, giải quyết khiếu nại từ khách hàng.

>>> Xem thêm: Quy chế là gì? 10 điều phải biết về quy chế để dễ xin việc

Một số nghiệp vụ khác

Nghiệp vụ là gì? Một số công việc khác đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn.
Nghiệp vụ là gì? Một số công việc khác đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn.

Bên cạnh những ngành nghề đã kể trên đây, còn có rất nhiều công việc khác yêu cầu những nghiệp vụ chuyên môn tương ứng. Những ngành nghề khác yêu cầu những chuyên môn nghiệp vụ là gì? Mua Bán đã tóm tắt một số công việc sau đây:

  • Hành chính văn phòng: Nghiệp vụ cần có đối với một nhân viên đó là kỹ năng viết hồ sơ, thống kê công việc tại doanh nghiệp. Lập kế hoạch, viết báo cáo, những nghiệp vụ nội bộ văn phòng.
  • Ngoại ngữ: Những người làm ngành ngoại ngữ phải trang bị nghiệp vụ dịch thuật, soạn thảo văn bản, các kỹ năng văn phòng.
  • Quản trị kinh doanh: Người làm quản trị cần có nghiệp vụ quản lý, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch kinh doanh, phỏng vấn ứng viên, điều phối nhân sự, tính toán lợi nhuận doanh nghiệp.
  • Bảo vệ: Nghiệp vụ an ninh là gì? Nghề bảo vệ có cần nghiệp vụ không? Như bao công việc khác, bảo vệ cũng cần nắm rõ nghiệp vụ cơ bản như giám sát, bảo vệ an ninh khu vực, tuần tra, báo cáo những đối tương khả nghi. Khả năng xử lý tình huống khẩn cấp, sức khỏe tốt, tinh thần luôn tỉnh táo.

Lợi thế của những người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi

Lợi thế của những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao là gì?
Lợi thế của những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao là gì?

Như vậy, lợi thế đối với những người giỏi chuyên môn nghiệp vụ là gì? Đó chính là đạt được vị trí cao trong công việc. Người giỏi về nghiệp vụ luôn đạt được nhiều kết quả tốt và nhanh chóng hơn, từ đó những mức đãi ngộ, phúc lợi và chi thưởng cũng được nhiều hơn.

Khi bạn trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm vững chắc, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được công việc mới, hoạch định chiến lược phát triển tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiệp vụ giỏi sẽ giúp bạn gặt hái nhiều thành công, phát triển trên con đường sự nghiệp của mình.

Cách để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Cần trao dồi kiến thức mới thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ của bạn.
Cần trao dồi kiến thức mới thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ của bạn.

Từ những lợi thế của người có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, vậy làm cách nào để có thể nâng cao nghiệp vụ của bản thân hơn? Hãy trao dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân ngày một nhiều hơn. Chỉ có không ngừng học hỏi, cố gắng bạn mới nâng cao được kỹ năng của chính mình.

Đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn cao, bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin, tri thức mới để kết hợp vào công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư cho bản thân qua những khóa học nghiệp vụ, chứng chỉ, workshop nghề nghiệp, những nhóm trao đổi trên mạng xã hội,…

Nghiệp vụ là những kiến thức, kỹ năng mà bạn cần trang bị cho chính mình để phát triển trên con đường sự nghiệp. Qua bài viết trên, Mua Bán hy vọng bạn có lời giải đáp cho câu hỏi nghiệp vụ là gì? Sự khác nhau về nghiệp vụ trong mỗi công việc ra sao? Từ đó có thể giúp bản thân nâng cao nghiệp vụ trong công việc mà mình lựa chọn. Đừng quên thường xuyên ghé đến Muaban.net để cập nhật thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhé!

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thao Van
Hi! Mình là Thảo Vân, đã hoạt động tại vị trí Content Writer cũng được hơn 3 năm rồi. Mình chuyên viết về các lĩnh vực như Bất Động Sản, Phong Thủy, Ô Tô.... Mong rằng bạn tìm được những thông tin hữu ích qua bài viết mình chia sẻ tại Muaban.net nhé! Nice day ^^
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ