Nghệ thuật là gì? Từ điển Merriam-Webster định nghĩa nghệ thuật là “việc sử dụng có ý thức trí tưởng tượng, tính sáng tạo và kỹ năng trong việc tạo ra các tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao”. Điều thú vị về nghệ thuật là nó rất đa dạng. Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về nó, nhiều như lượng người đang tồn tại trên hành tinh này! Cùng muaban.net tìm hiểu bản chất của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật phổ biến và giá trị mà nó đem lại cho nhân loại.
I. Nghệ thuật là gì?
Nhiều học giả đưa ra định nghĩa riêng của họ về từ này, chẳng hạn như tiểu thuyết gia nổi tiếng người Nga Leo Tolstoy định nghĩa nghệ thuật là: “Hoạt động mà một người, khi đã trải qua một cảm xúc, cố tình truyền cảm xúc đó cho người khác”. Trong suốt cuộc đời mình, Tolstoy được biết đến là người viết tiểu thuyết từ kinh nghiệm sống cá nhân ông. Tiêu biểu có thể kể đến tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình” mà ông đã sử dụng phần lớn kinh nghiệm từ Chiến tranh Krym.
Và cho dù định nghĩa về nghệ thuật của Leo Tolstoy có đúng hay không, vấn đề là mọi người nhìn nghệ thuật dựa trên cách họ đã trải nghiệm nó. Dù ở thời đại nào, nghệ thuật luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu, là liều thuốc chữa lành, là thứ đem lại cảm xúc lâng lâng khó tả. Nghệ thuật là gì? Nó là sự kết tinh của “sáng tạo – khéo léo – tinh xảo”. Nó mang đến cho con người cảm giác thư thái, thỏa mãn. Ngắm nhìn các tác phẩm tranh ảnh, theo dõi các buổi hòa nhạc,… đều là đang thưởng thức nghệ thuật.
Từ đây ta có thể trả lời câu hỏi nghệ thuật là gì theo một cách đầy đủ sau: Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra tác phẩm (vật thể hay phi vật thể). Nghệ thuật chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, cảm xúc, sự nhân văn và tính thẩm mỹ. Nó chạm sâu tới cảm xúc, thậm chí góc khuất của con người.
Nghệ thuật mang lại vẻ đẹp để người xem chiêm nghiệm và đúc kết giá trị; để khán giả ngưỡng mộ bởi trình độ, kỹ năng vượt lên trên mức thông thường. Theo định nghĩa này, để được gọi là nghệ thuật thì nghề nghiệp đó phải đạt đến trình độ điêu luyện đến mức tuyệt đối. Người làm nghệ thuật không chỉ cần có tâm mà phải có một tài năng đặc biệt, tạo cảm giác phấn khích cho người hưởng thụ.
Qua đây, ta có thể thấy nghệ thuật bao gồm hai thể loại chính là:
- Nghệ thuật dạng tranh ảnh, tác phẩm văn học chạm đến tầng sâu cảm xúc của con người: Tác phẩm văn học nổi tiếng, phim điện ảnh, các buổi hòa nhạc, triển lãm hội họa,…
- Những kỹ năng của con người trong các lĩnh vực đời sống mà đã đạt đến mức độ chuyên nghiệp, điêu luyện: Nghệ thuật ca hát, nhảy múa, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật múa rối nước…
Xem thêm: Lý Tưởng Là Gì? Biểu Hiện, Cách để Tìm Thấy Lý Tưởng
II. Bản chất của nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật là gì? Chủ nghĩa Mác-Lênin định nghĩa nghệ thuật là một hiện tượng xã hội xuất phát từ những mối liên hệ thực tế giữa nghệ thuật và các hiện tượng xảy ra trong xã hội. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thuộc mô hình kiến trúc tầng. Nó nảy sinh từ kiến trúc cơ sở hạ tầng và do kiến trúc cơ sở hạ tầng quyết định.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng và được lý giải trong mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học nhân loại, chủ nghĩa Mác Lênin đóng góp cho nhân loại lời giải thích đúng đắn nhất về bản chất của nghệ thuật, lý giải nghệ thuật là gì. Nhờ có quan niệm khoa học đúng đắn và duy nhất đó, Mác – Lênin mở ra con đường đến với bản chất, quy luật và đặc trưng của nghệ thuật.
Ngày nay, bản chất của nghệ thuật là gì: bản chất của nghệ thuật được cho là tính sáng tạo và phát triển không ngừng. Nghệ thuật chứa đựng tinh hoa văn hóa và văn minh nhân loại. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Nghệ thuật vừa mang tính điển hình vừa là nhân vật đại diện cho thời đại.
Theo thời gian, nghệ thuật có những sáng tạo mới và cũng phát sinh thêm những hình thức mới. Sáng tạo nghệ thuật là gì? Chính là không có ranh giới, không có điểm dừng. Bản chất của nghệ thuật là không cố định: bản chất của nghệ thuật có thể xuất phát từ tinh thần, là sự tiếp nhận, cảm nhận của mỗi cá nhân. Ví dụ, điều quan trọng là tạo nên bức họa về khung cảnh của cuộc sống hiện tại nhưng nhiều người chỉ mải mê đi tìm những tác động lên vạn vật để phác họa nghệ thuật.
Xem thêm: Kỹ Thuật Là Gì? Các Ngành Kỹ Thuật Chính Và Tầm Quan Trọng
III. Các loại hình nghệ thuật
Có thể nói, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật gắn liền với chiều dài lịch sử. Nghệ thuật được hình thành từ xa xưa, được lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay. Nghệ thuật tạo nên nền văn hóa văn minh nhân loại và đáp ứng nhu cầu của con người về mọi mặt. Nghệ thuật bao gồm 7 loại hình cơ bản: Hội họa, âm nhạc, kiến trúc và trang trí, điện ảnh, điêu khắc, sân khấu và văn chương.
1. Hội họa
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất và quan trọng nhất hiện nay. Đó là hoạt động mà con người sử dụng bút, màu vẽ để tô lên giấy thể hiện ý tưởng nghệ thuật của họ. Thành quả của công việc đó được gọi là tác phẩm hội họa hay tranh vẽ. Thông thường, hoạt động này do họa sĩ thực hiện. Có thể hiểu, hội họa là ngôn ngữ hình ảnh giúp truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ đến công chúng.
2. Âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật dùng âm thanh (giọng hát và nhạc cụ) để biểu đạt cảm xúc của người hát và người nghe. Các yếu tố chính của âm nhạc là nhịp điệu, giai điệu và cấu trúc bài hát. Các bài hát dân gian đơn giản hay các tác phẩm điện tử phức tạp – tất cả đều thuộc về cùng một loại hình nghệ thuật chính là âm nhạc.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, âm nhạc trở thành một điều tất yếu trong các nghi lễ, kịch và các lễ hội. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, dưới hình thức này hay hình thức khác, lan tỏa vào xã hội và tác động đến cảm xúc cho mọi người. Văn hóa đại chúng đã liên tục khai thác những khả năng này, rõ ràng nhất là qua đài phát thanh, phim ảnh, truyền hình, sân khấu ca nhạc và Internet.
Ý nghĩa của việc sử dụng âm nhạc trong trị liệu tâm lý và trong ngành quảng cáo chứng tỏ niềm tin vào sức mạnh của âm nhạc trong việc tác động đến hành vi của con người.
3. Kiến trúc & trang trí
Nghệ thuật là gì? Kiến trúc và trang trí là sự khoa học về tổ chức và sắp xếp không gian. Có thể hiểu, kiến trúc là ngành vẽ nhà, vẽ công trình và kiến trúc sư chính là người nghệ sĩ. Người làm ngành kiến trúc có nhiệm vụ lập bản thiết kế các công trình xây dựng, thiết kế cảnh quan, đô thị, ….
4. Điện ảnh
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật thể hiện qua hình ảnh động và âm thanh. Nó được ghi lại trên các tấm phim nhựa, băng hay đĩa từ và các chất liệu ghi hình khác. Điện ảnh được phổ biến và lan truyền đến mọi người thông qua các phương tiện kỹ thuật, truyền thông đại chúng.
5. Điêu khắc
Điêu khắc loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị vật chất và tinh thần. Đây là một nhánh của nghệ thuật thị giác với các hình thức tạo vật 3D. Vật liệu chính sử dụng cho điêu khắc là gỗ, đất sét, kim loại, gốm sứ…Điển hình có thể kể đến các tác phẩm lịch sử như: Bức tượng mang giá trị lịch sử, là biểu tượng mang tầm quốc gia.
6. Sân khấu
Sân khấu chính là hình thức phổ biến nhất của nghệ thuật. Nghệ thuật sân khấu được biểu hiện qua những buổi biểu diễn trực tiếp, gồm: Diễn viên trình bày những trải nghiệm, câu chuyện có thật hay tưởng tượng trước khán giả. Sân khấu có thể là bất cứ đâu: Nhà hát, concert, rạp hát,… Các diễn viên truyền tải nghệ thuật sân khấu thông qua cử chỉ, lời nói, âm nhạc và nhảy.
Các yếu tố của nghệ thuật sân khấu bao gồm: Khung cảnh, âm thanh, ánh sáng được dàn dựng. Chúng được chăm chút để nâng tầm cảm xúc, tính biểu tượng, chân thật và tức thời của trải nghiệm.
7. Văn chương
Nhắc đến văn chương, người ta thường nghĩ tới những mẩu chuyện hay những vần thơ được in trong các tập sách. Văn học gắn với một tác giả hay một nhóm tác giả. Trong tư duy của chúng ta, văn chương gắn liền với ngôn ngữ, với mùi giấy mới và những hình vẽ minh họa ở trên bìa.
Tuy nhiên, văn chương đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng truyền miệng: Ca dao, tục ngữ và những câu hò lao động. Văn học là một hình thức nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo bằng ngôn từ. Văn học bao gồm sự phát triển song song và tương trợ lẫn nhau giữa văn học dân gian và văn học viết.
IV. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Ngôn ngữ được sử dụng trong nghệ thuật là gì? Chúng thường là loại ngôn ngữ phổ dụng. Bởi nó có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu cho mọi người. Hiện nay, ngôn ngữ nghệ thuật gồm 3 loại cơ bản đó là: Ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ sân khấu.
- Ngôn ngữ thơ: Là loại ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong các bài ca dao, tục ngữ, vè, thơ,… Từ xa xưa, ông cha ta đã sáng tác ra các bài thơ, bài vè, hay đồng dao bằng lời ăn tiếng nói vô cùng đời thường, giản dị. Các bài thơ thường được viết theo thể lục bát nhắc đến đời sống tình cảm và tinh thần của con người, những kinh nghiệm quý giá đúc rút từ dân gian,…
- Ngôn ngữ tự sự: Ngôn ngữ tự sự thường được sử dụng trong tiểu thuyết, truyện, bút ký,…Vì vậy, nó có sự chọn lọc và trau chuốt hơn. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ tự sự để kể lại những chiêm nghiệm, bài học và cuộc đời của nhân vật nào đó. Những tác phẩm tự sự thường đề cập đến những vấn đề mang tính thời đại.
- Ngôn ngữ sân khấu: Các loại hình phổ biến của ngôn ngữ sân khấu là kịch, cải lương, chèo, tuồng,… Nó là kiểu ngôn ngữ được biểu đạt qua lời nói, cử chỉ, phong cách biểu diễn và biểu cảm của nhân vật. Hiện nay, ngôn ngữ sân khấu không còn quá phổ biến, song vẫn có nhiều người muốn tìm hiểu và thưởng thức nó một cách trọn vẹn.
Xem thêm: Booklet Là Gì? 4 Bước để Thiết Kế Một Booklet Chuyên Nghiệp
V. Phân biệt giữa nghệ thuật và thủ công
Nhà triết học nổi tiếng người Anh R.G. Collingwood nói rằng người thợ thủ công biết những gì họ muốn làm trước khi anh ta thực sự làm nó. Nhưng nghệ thuật lại là thứ bất định, là loại cảm xúc bất chợt khi trong đầu lóe ra một ý tưởng nào đó. Người làm nghệ thuật cần bắt tay vào làm thì mới nhận biết được thứ mình muốn và sẽ làm.
Nghệ thuật là gì? Một mũi tên xoay chiều cảm xúc, là động lực và là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người trong cuộc sống. Trái lại, thủ công không thể hiện cảm xúc mà nó thể hiện hành động và thao tác của con người trong việc sản xuất sản phẩm, tác phẩm mang tính nghệ thuật. Đây là một trong những khác biệt lớn nhất giữa nghệ thuật và thủ công.
Nghề thủ công là ngành nghề đòi hỏi sử dụng chủ yếu đôi bàn tay của người lao động trong việc tạo ra sản phẩm. Mục đích chính mà nghề này hướng đến là việc kiếm tiền; đây như là một động lực của người làm nghề thủ công.
Khác với thủ công, ngành nghệ thuật không nhất thiết là để kiếm tiền mà là để thỏa mãn nhu cầu, cảm xúc của con người hay hướng đến việc được công nhận rộng rãi về nghệ thuật. Có nhiều động lực để theo đuổi nghệ thuật. Thủ công được cho là một phần mở rộng của nghệ thuật nhưng nghệ thuật chưa chắc đã là một phần của thủ công.
Bất cứ điều gì được sản xuất bởi một nghệ sĩ sẽ có khả năng độc lập. Nhưng một nghệ nhân sử dụng kỹ năng của bản thân để sản xuất ra thứ mà anh ta muốn. Trong quá trình sản xuất, anh ta có thể sử dụng một hoặc vài thủ thuật để có được kết quả mong muốn. Thực tế, người nghệ sĩ không sử dụng các thủ thuật để đạt được kết quả. Mọi thứ cứ tự nhiên đến với họ. Đây là những khác biệt lớn giữa nghệ thuật và thủ công.
VI. Những giá trị văn hóa mà nghệ thuật đem lại
Nghệ thuật là gì mà có tác động sâu sắc đến cảm xúc nội tâm của con người? Nghệ thuật góp phần hình thành tư tưởng, trau dồi đạo đức và làm cho thế giới nội tâm mỗi người thêm phần phong phú. Nghệ thuật chính là nơi phản ánh những thời kỳ phát triển, kỷ nguyên suy tàn hay hưng thịnh của xã hội. Nó mang những tâm tư, tấm lòng người nghệ sĩ. Nghệ thuật cũng là nơi mà cái tôi cá nhân người nghệ sĩ được thể hiện rõ ràng và tỏa sáng nhất.
Nghệ thuật cũng được cho là thú vui tiêu khiển và là liều thuốc chữa lành tâm hồn nhiều người. Cụ thể, nghệ thuật mang tính giải trí cao. Nó giúp mọi người giải tỏa căng thẳng, áp lực và quên đi muộn phiền. Bên cạnh đó, nghệ thuật còn là nơi để con người chiêm nghiệm về cuộc sống. Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, ta cảm nhận được sự đồng cảm, sợi dây gắn kết giữa người với người, giữa khán giả và người nghệ sĩ, giữa cái tôi riêng và cái ta chung.
Tham khảo 1 số việc làm liên quan đến nghệ thuật tại website Muaban.net dưới đây: |
Lời kết
Trên đây, muaban.net đã đưa ra cái nhìn tổng quan và bao trọn cho câu hỏi nghệ thuật là gì. Bạn đọc đã đi sâu vào bản chất của nghệ thuật, biết thêm quan điểm về nghệ thuật của một số nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng. Có thể thấy, nghệ thuật là gì phụ thuộc vào cảm quan và trải nghiệm của mỗi người.
Qua bài viết, bạn có thể thấy nghệ thuật và thủ công tưởng giống nhau mà lại mang nhiều điểm khác biệt. Thêm vào đó, 7 loại hình cơ bản của nghệ thuật cũng hiện ra một cái khái quát cùng những minh họa sát nghĩa nhất. Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị văn hóa mà nghệ thuật mang lại bao thế kỷ nay. Đừng quên truy cập muaban.net mỗi ngày để cập nhật kiến thức mới!
Xem thêm: Du Học Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Hình Thức Du Học Hiện Nay