Nghề thợ bạc đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử nước ta. Trải qua bao thời đại, ngành nghề “chuyên làm đẹp cho thiên hạ” này vẫn còn tồn tại, phát triển song song cùng thời gian. Những người thợ bạc còn được mệnh danh như những nghệ nhân chân chính, luôn cố gắng hết mình sáng tạo ra các sản phẩm trang sức hợp thời.
Bạn đã bao giờ thắc mắc nghề thợ bạc là ngành nghề như thế nào? Những người nghệ nhân làm đẹp cho đời này đang làm những gì? Trong bài viết này, Mua Bán sẽ giúp bạn tìm hiểu và trả lời những câu hỏi này. Từ đó, giúp các bạn hiểu thêm về ngành nghề truyền thống của nước mình.
Tìm hiểu về nghề thợ bạc
Khi nhắc đến nghề thợ bạc, có hai điều được nhiều bạn trẻ thắc mắc nhất, đó chính là “Nghề thợ bạc là gì?” và “Nghề thợ bạc và nghề thợ kim hoàn có phải là một không?”.
Nghề thợ bạc là gì?
Thợ bạc là những người trực tiếp chế tác ra các đồ trang sức làm bằng bạc theo các mẫu. Những mẫu trang sức này có thể do khách hàng hoặc chính người thợ bạc lành nghề tạo ra theo thẩm mỹ hoặc xu hướng hiện có.
Nghề thợ bạc ở nước ta đã tồn tại từ rất lâu trước đây. Người làm nghề này cần có một đôi bàn tay điêu luyện, linh hoạt, khéo léo cùng với khối đầu óc tỉ mỉ. Trong quá trình hình thành và phát triển, họ đã tạo ra hàng triệu tác phẩm bằng bạc tuyệt vời, giúp người sử dụng trở nên đẹp đẽ, sang trọng hơn rất nhiều.
Đây cũng là lý do mà từ xưa, nghề thợ bạc còn được gọi là nghề của những nghệ nhân. Bên cạnh nghề làm gốm Bát Tràng, vẽ tranh Đông Hồ,…
Sự khác biệt giữa thợ bạc và thợ kim hoàn.
Tại các nước Âu Mỹ, nghề thợ bạc cũng là nghề rất phổ biến. Nghề thợ bạc trong tiếng Anh được gọi là “Silversmith”, có nghĩa là “Người làm hoặc bán các đồ vật bằng bạc”. Nhiệm vụ của họ có thể bao quát từ khâu thiết kế, chế tác và sửa chữa tất cả các đồ bằng bạc – đa số là trang sức.
Khác với “Goldsmiths – Những người chuyên về các đồ vật, đồ trang sức là bằng vàng.” Có thể thấy được thợ bạc là một khái niệm khác so với thợ kim hoàn.
>>> Tham khảo thêm: Thợ kim hoàn là gì? 5 Vấn Đề Cần Biết Nếu Muốn Hành Nghề
Tại Việt Nam có rất nhiều người (không chỉ các bạn trẻ) thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “thợ bạc” và “thợ kim hoàn”. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi lịch sử phát triển của hai ngành nghề này gần như tương đương.
Không chỉ thế, một người làm nghề thợ bạc, hoàn toàn có thể trở thành một người thợ kim hoàn, bởi yêu cầu nghề nghiệp tỉ mỉ khéo léo khá giống nhau. Điều khác biệt duy nhất là quy trình chế tác. Nói như vậy là bởi vàng và bạc là hai loại kim loại khác nhau, có tính chất vật lý khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, do thời đại thay đổi, khoa học kỹ thuật cũng ngày càng tiên tiến mà những người làm “nghề thợ bạc” có thể chế tạo nhiều loại trang sức bằng các vật liệu khác nhau.
Các vật liệu đó có thể là kim loại (vàng, bạc, đồng,…) cũng có thể là đá quý (kim cương, ngọc bích, đá phong thủy,…) và cả ngọc trai. Chính vì vậy, nếu bạn đọc được một tin tuyển dụng về nghề thợ bạc, thì nhiệm vụ của bạn sẽ là chế tác trang sức nói chung.
Công việc của nghề thợ bạc là gì?
Khác với những nghệ nhân thợ bạc thời xưa, nghề thợ bạc hiện nay không còn phải hoàn toàn làm thủ công bằng các vật dụng thô sơ nữa. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người thợ bạc đã có thể tạo ra những món trang sức sang trọng, lộng lẫy dễ dàng và hoàn mỹ hơn rất nhiều.
Tùy thuộc vào các yếu tố tay nghề, kinh nghiệm, óc sáng tạo, độ tỉ mỉ mà mỗi người thợ bạc sẽ làm những công việc khác nhau. Ở một số doanh nghiệp, mỗi một công đoạn chế tạo trang sức sẽ do những người thợ lành nghề khác nhau đảm nhiệm chính.
Có những người chỉ chuyên gọt dũa và lắp ráp các phần thành một món trang sức hoàn chỉnh. Một số người khác lại chuyên cẩn đá quý vào đồ trang sức, trong khi một số người khác lại chỉ mài và đánh bóng đá quý.
Để nắm chính xác nghề nghiệp của một người thợ bạc nói chung, chúng ta có thể tham khảo bảng mô tả công việc nghề thợ bạc do Mua Bán tổng hợp. Từ đó, có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định cho công việc sắp tới của bản thân.
Tại Muaban.net bạn có thể xem thêm nhiều tin tức về bất động sản hiện nay. Tham khảo tại đây:
Mô tả công việc của một người làm nghề thợ bạc
Tiếp nhận và xem xét bản vẽ mẫu thiết kế của khách hàng
Để có thể tạo ra sản phẩm đúng ý thị trường, người thợ bạc cần phải tìm hiểu kỹ mẫu thiết kế mà họ được giao. Từ bản vẽ thiết kế này, một người thợ bạc lành nghề sẽ hình dung ra được những công đoạn mà mình cần làm. Sau đó, đánh giá xem các máy móc, nguyên liệu bên mình có đáp ứng được nhu cầu tạo ra sản phẩm hay không.
Với các mẫu thiết kế đặc biệt/ khác biệt, người thợ bạc còn phải dành thời gian trao đổi kỹ với quản lý, nhà thiết kế hoặc khách hàng để hiểu rõ chi tiết sản phẩm, tránh các sai sót không đáng có.
Chuẩn bị máy móc thiết bị và nguyên liệu để chế tác sản phẩm
Khác với nghệ nhân thợ bạc truyền thống, nghề thợ bạc hiện nay đã có được sự trợ giúp của máy móc. Đây là một trong những trợ lực tuyệt vời cho ngành nghề này, giúp họ tạo ra được nhiều sản phẩm với kiểu dáng đa dạng, chất lượng tuyệt vời.
Trước khi thực hiện chế tác, người thợ bạc sẽ chuẩn bị hết những dụng cụ, máy móc và nguyên vật liệu liên quan để có thể tạo ra một quy trình làm trang sức khép kín. Việc chuẩn bị kỹ càng những thứ này giúp họ thực hiện công việc nhanh gọn hơn, chính xác hơn.
Những công nghệ thường được sử dụng trong nghề chế tác kim loại này bao gồm các máy móc cắt gọt kim cương, công nghệ laser, công nghệ CAD – CAM. Chúng đều là những loại công nghệ tiên tiến hiện đại có thể tạo ra những sản phẩm hợp thị hiếu của khách hàng.
Sửa chữa đồ trang sức bị lỗi/ hỏng theo yêu cầu
Bên cạnh việc chế tác trang sức mới, thợ bạc còn thực hiện các yêu cầu chỉnh sửa sản phẩm có lỗi hoặc hỏng cho khách hàng. Khi thực hiện sửa chữa, họ có thể mô phỏng lại theo hình dạng của món trang sức trước đó hoặc chỉnh sửa sao cho hợp lý – nằm trong mức chấp nhận của khách hàng.
Việc sửa chữa còn được thực hiện cho chính các sản phẩm mà họ làm ra bị lỗi, do khách hàng khiếu nại hoặc người quản lý yêu cầu.
Quan sát, giám định chất lượng sản phẩm
Trước khi chính thức đến tay khách hàng, các sản phẩm sau khi hoàn thành quy trình chế tác đều phải qua bước kiểm tra, giám định chất lượng. Đây là giai đoạn giúp người thợ bạc phát hiện ra lỗi kỹ thuật, tránh giảm uy tín và lòng tin của khách hàng.
Định giá, phân loại sản phẩm
Thợ bạc là những người có thể đánh giá chính xác nhất chất lượng của các sản phẩm trang sức. Sau khi hoàn thành bất kỳ một mẫu thiết kế nào, họ sẽ xem xét, tính toán và dựa trên định giá thị trường để tính giá thành của sản phẩm. Các loại chi phí này bao gồm: tiền công cụ, tiền nguyên vật liệu, tiền nhân công, tiền bản vẽ mẫu (nếu có).
Những sản phẩm có cùng mức định giá, cùng dạng mẫu mã sẽ được phân loại riêng với nhau để chủ doanh nghiệp dễ dàng thống kê và bán ra thị trường.
Những yêu cầu đối với thợ bạc?
Nghề thợ bạc, nghề được danh xưng là nghề nghệ nhân hiển nhiên sẽ có những yêu cầu khắt khe đối với người làm nghề. Những người làm nghề này không phải cứ học nhiều là sẽ thành tài. Họ cần phải có những tố chất riêng biệt để có thể bám trụ với công việc chế tác đầy tỉ mỉ.
Cái khó nhất khi làm nghề thợ bạc chính là việc sử dụng các công cụ đồ nghề siêu nhỏ để thực hiện công việc. Một người thợ lành nghề cần phải biết cách sử dụng các vật dụng này làm sao mà khi tác động chúng lên sản phẩm có thể định hình được theo mong muốn của mình.
Như vậy có thể thấy được, yêu cầu dành cho một người thợ bạc nằm ở cả kinh nghiệm và năng khiếu.
- Thứ nhất, bạn cần phải được học qua các lớp đào tạo nghề để biết được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề thợ bạc nói chung.
- Thứ hai, bạn phải được thực hành các công việc cơ bản nhất của người làm nghề thợ bạc: mài dũa, lắp ráp, định hình,… trang sức, vật phẩm. Điều này nhằm đảm bảo bạn có đủ khả năng để theo nghề hay không.
- Thứ ba, là điều quan trọng nhất, chính là năng khiếu. Để học nghề thì dễ, theo nghề thì khó. Bạn phải có sẵn tinh thần tỉ mỉ, khả năng quan sát, óc sáng tạo và sự kiên nhẫn để có thể theo được nghề nghiệp này. Bởi để chế tạo ra được một sản phẩm theo đúng yêu cầu không phải dễ. Hãy cố gắng học hỏi để tiếp thu thật nhiều kinh nghiệm, trở thành một người thợ lành nghề.
Thu nhập của nghề thợ bạc có cao không?
Một trong các câu hỏi thường gặp của người định học nghề thợ bạc chính là mức thu nhập trung bình của ngành nghề này. Đa số những người hiện đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh trang sức sẽ có mức thu nhập dao động khoảng từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/ tháng. Tuy nhiên, con số này cũng có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm, tay nghề của người làm thợ bạc.
Theo thống kê, một người thợ bạc lành nghề sẽ có mức lương cơ bản từ khoảng 20.000.000 VNĐ/ tháng trở lên. Nếu có tay nghề cao, có thể được làm việc tại các doanh nghiệp Âu Mỹ thì mức lương có thể lên tới 4.000 – 5.000 USD.
Vì vậy, có thể đánh giá mức thu nhập của nghề thợ bạc khá cao so với mức thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, việc lương cao hay không lại tùy thuộc vào khả năng của từng người.
Thợ bạc là công việc khó hay dễ?
Như đã nói, rất khó để đánh giá nghề thợ bạc là khó hay dễ vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố tự thân như: tính sáng tạo, mức độ tỉ mỉ, sự kiên nhẫn,… Hiện nay có rất nhiều người vẫn đang hành nghề thợ bạc, nhưng lại không phải ai cũng có thể gắn bó với nó lâu dài.
Điều khó thực hiện nhất của nghề này chính là việc kiên nhẫn học hỏi và thực hiện các quy trình khác nhau trong công việc chế tạo. Chỉ cần bạn là người nóng nảy, thì công việc này luôn luôn khó, và ngược lại.
Lợi ích mà nghề thợ bạc mang lại cho bạn?
Nghề thợ bạc có rất nhiều lợi ích mà chúng ta có thể thấy ngay được, một trong số đó chính là mức thu nhập được đánh gia cao trong thị trường lao động Việt Nam. Không chỉ vậy, từ khi bạn bắt đầu theo đuổi ngành nghề này, bạn cũng dần đi trên con đường nghệ nhân truyền thống được tôn trọng. Bạn sẽ được trải nghiệm những điều khác hoàn toàn so với phần còn lại của ngành nghề lao động.
Bạn được tự mình tạo ra những sản phẩm (đa số là trang sức quý) có giá trị và đầy tính thẩm mỹ. Khi đạt đến một trình độ nhất định, những sản phẩm mà bạn tạo ra có thể thành niềm tự hào của chính bạn cho đến mãi sau này.
Bên cạnh những điều trên, việc rèn luyện được năng lực tự thân cũng là một trong những lợi ích quan trọng bạn có được khi làm nghề thợ bạc. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ học được tính kiên nhẫn, sự thận trọng, khả năng quan sát, mức độ sáng tạo mà trước đây bạn ít có được. Có thể nói, nghề thợ bạc là một trong những nghề rèn luyện con người vô cùng tốt.
Sự thật đằng sau từ “nghệ nhân trang sức”?
Khi nhắc đến những nghệ nhân làm nghề thợ bạc, chúng ta thường nghĩ đến những bậc thầy với những bộ trang sức lấp lánh, hào nhoáng và sang trọng. Tuy nhiên, ít ai có thể mường tượng được đằng sau vẻ đẹp mỹ lệ đó là bao công sức gọt giũa từ sản phẩm cho đến kỹ năng của người thợ. Với nhiều người làm nghề, đằng sau mỗi bộ trang sức có thể là cả chục năm hành nghề để đúc kết lên nó.
Thợ bạc – một trong những nghề được ông cha ta ví là “người làm đẹp cho thiên hạ” bởi chính những giá trị mà họ tạo ra. Họ tạo ra những món đồ trang sức tuyệt đẹp, giúp những con người ngoài kia tạo ra điểm nhấn cho riêng mình. Để chứng minh điều này, bạn chỉ cần đến các bữa tiệc sang trọng, đó là nơi chúng ta hiểu hết được những giá trị mà một bộ trang sức đẹp có thể tạo ra.
>>> Tham khảo thêm: Công nhân là gì? Cơ hội và thách thức khi làm công nhân
Phải công nhận là trang sức đẹp có thể tạo được sức ảnh hưởng không nhỏ đến với cuộc sống. Nhất là trong thời kỳ hiện đại này, xu hướng làm đẹp thay đổi liên tục, việc bắt “trend” cũng tạo thành áp lực không nhỏ với thợ bạc. Điều này đồng nghĩa với việc các “nghệ nhân trang sức” sẽ phải dành nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và công sức bản thân để tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, đi cùng hào quang chính là thử thách. Những “nghệ nhân trang sức” sẽ phải trải qua thời gian tôi luyện thậm chí là thất bại và bị thương để có được thành quả tốt nhất. Đa số các nghệ nhân thợ bạc đều không có làn da tay lành lặn.
Mỗi nghề có một khó khăn khác nhau, nhưng nếu bạn yêu thích công việc chế tác trang sức tinh tế đẹp đẽ này thì việc cố gắng không phải là vấn đề nữa rồi. Lúc này, các vết sẹo sinh ra trong quá trình chế tác chính là minh chứng tốt nhất cho thành công của mọi người.
Tìm việc làm thợ bạc ở đâu?
Hiện nay nhu cầu làm đẹp đang ngày càng gia tăng, mọi người chú trọng vào vẻ ngoài của mình hơn rất nhiều. Khi ra đường, hầu như bất kỳ ai cũng luôn mang cho mình những món đồ trang sức khác nhau.
Chính vì vậy, nhu cầu đối với ngành nghề thợ bạc cũng được đẩy mạnh, trở thành ngành nghề khá “HOT” trong thời gian gần đây. Người lao động cũng có thể dễ dàng tìm được công việc thợ bạc có mức thu nhập ổn định để cải thiện cuộc sống của mình.
Thường có hai hình thức tuyển dụng đối với thợ bạc là tuyển thợ đã có tay nghề và tuyển thợ đang học nghề. Với nhu cầu về đồ trang sức ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ thường lựa chọn những người lao động đã có kinh nghiệm và kiến thức với nghề thợ bạc để làm việc.
Mức thu nhập trung bình của họ là từ 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/ tháng. Còn với những người đang mong muốn được tiếp xúc với ngành thợ bạc thì có thể ứng tuyển tại các cửa hàng, các doanh nghiệp cho nhân viên học nghề với mức thu nhập khoảng 5.000.000 – 6.000.000 VNĐ/tháng.
>>> Tham khảo thêm: Hồ sơ xin việc công nhân và mẹo làm hồ sơ ấn tượng!
Để có thể tìm việc làm nhanh chóng, bạn nên biết cách tiếp cận các kênh tuyển dụng hợp lý. Nếu bạn tìm việc qua các trung tâm giới thiệu việc làm thì bạn sẽ mất thời gian chờ trung tâm kiếm việc giúp.
Nếu bạn tìm ở các cửa tiệm bán trang sức/ làm nghề thì chưa chắc chủ kinh doanh đang tuyển dụng. Chính vì vậy, thay vì những cách trên, bạn hãy tìm việc tại Muaban.net – Website tìm việc siêu chất lượng. Đây là một kênh tổng hợp thông tin tuyển dụng cực nhanh chóng, chính xác, giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm kiếm công việc nghề thợ bạc.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn trực quan hơn về “nghề thợ bạc” – một trong các ngành nghề truyền thống của Việt Nam ta. Muaban.net tin rằng với những thông tin này, bạn đã có thể lựa chọn con đường làm việc cho bản thân. Chúc bạn sớm thành công tìm được công việc thợ bạc tốt tại Muaban.net!
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Cách Tìm Việc Làm Tại TP HCM Nhanh Chóng Và Dễ Dàng Bạn Có Biết?
- Cần tìm việc làm nhanh? Tham khảo ngay 5 tips hữu hiệu này!