Trong xây dựng, nghề phụ hồ là một nghề rất vất vả và thường sẽ phù hợp với nam giới hơn, bởi vì nghề phụ hồ toàn những công việc nặng nhọc, chủ yếu là khuân vác, leo trèo, dãi nắng, dầm mưa. Nếu muốn hiểu rõ hơn về nghề phụ hồ thì bạn đừng bỏ qua bài viết này của Mua Bán nhé.
Phụ hồ là gì?
Nghề phụ hồ là khái niệm dùng để chỉ về những người lao động phổ thông, lao động chân tay và mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng. Họ là những người sẽ làm các công việc phụ trợ cho các thợ chính tại công trường.
Là sự lựa chọn của phần lớn người lao động phổ thông hay những người chưa có một công việc ổn định. Bởi đây là một công việc không hề yêu cầu về bằng cấp hay kinh nghiệm..
Tìm kiếm công việc phổ thông phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
Công việc của nghề phụ hồ là gì?
Đúng như tên gọi “phụ hồ”, trong công trường xây dựng thì người làm nghề này đa phần sẽ chỉ đảm nhận các công việc lặt vặt. Các công việc đấy có thể kể đến như là: trộn hồ, xách nước, trộn vữa, khuân gạch, xách hồ, đào đất, gạch ngói, quét vôi, khiêng tôn,..
Hầu hết người làm nghề phụ hồ thường ít được đào tạo qua trường lớp, phần đông đều tự học hỏi cách làm từ những người đi trước.
Là một nghề không đòi hỏi quá nhiều về tư duy hay suy nghĩ. Tất cả công việc của người phụ hồ đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhà thầu. Họ chỉ cần làm theo các thiết kế, quy trình có sẵn để hoàn thành công việc.
Việc bạn cần làm là giữ sức khỏe cho mình thật tốt, nâng cao thể lực. Bởi việc của bạn gần như là hoạt động bằng chân tay và đòi hỏi có thể trạng tốt và sự nhanh nhạy.
Ngoài những công việc “vặt vãnh” thì trong công trình, người phụ hồ sẽ thực hiện các công việc chính theo quy trình sau:
- Đào móng – Sẽ thực hiện theo sự chỉ dẫn của thợ chính để đào sao cho đúng chuẩn, đúng độ cao, đủ độ sâu. Ngoài ra, phải xác định vị trí đặt móng, cân móng sao cho vuông góc và song song.
- Sắt cột và đổ cột – Lúc này, người thợ chính phải làm việc với những người thợ sắt và thợ cốp pha để chuẩn bị những thứ cần thiết như sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Sau khi đổ cột bê tông xong thì có thể bắt tay vào việc xây tường bao quanh.
- Lắp đặt và hoàn thiện – Giai đoạn tiếp theo chính là việc lắp đặt các vật dụng của công trình như cửa chính, cửa sổ, làm cầu thang – một trong những việc khó nhất, chạy các chỉ tường, làm các công trình phụ, mũ cột, tô tường, quét vôi, sơn, lát gạch nền và ốp gạch tường.
Về mặt tổ chức thì người đứng đầu mỗi nhóm thợ được gọi là Cai. Đây chính là người có quyền lực nhất trong nhóm thợ, Cai nói gì thợ và phụ đều phải nghe và đặc biệt là tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong xuyên suốt quá trình thi công cho nhà thầu hay chủ nhà biết. Đó là một điều rất cấm kỵ trong nghề phụ hồ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công nhân là gì? Cơ hội và thách thức khi làm công nhân
Tâm lý cần chuẩn bị khi làm phụ hồ
Sức khỏe thật tốt
Trong nghề phụ hồ, sức khỏe là điều quan trọng nhất. Những tai nạn, rủi ro trong quá trình làm việc luôn là nỗi ám ảnh đối với người thợ. Chỉ cần làm việc trong trạng thái sức khoẻ không đảm bảo thì các vấn đề không may có thể ập đến với bạn bất cứ lúc nào.
Chịu được áp lực từ thời tiết
Nếu đã xác định sẽ làm nghề phụ hồ thì bạn phải có được khả năng chịu áp lực từ thời tiết. Hầu hết thời gian bạn sẽ làm việc ở ngoài trời, dầm mưa dãi nắng, làn da bạn sẽ sạm đen vì cháy nắng. Những chiếc lưng áo cũng ướt sũng mồ hôi vào những ngày trời nắng nóng oi bức.
Khiêng vác nhiều vật nặng
Ngoài có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực từ thời tiết thì bạn cũng phải là người khiêng vác được nhiều đồ vật nặng. Nếu bạn đã làm nghề phụ hồ thì dù việc lớn, việc bé, việc nặng hay việc nhẹ gì cũng sẽ tới tay bạn.
Phụ hồ – Sự nghiệp bấp bênh
Thời gian từ một thợ phụ có thể trở thành thợ chính là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Nhiều khi còn có thể nhanh hơn nếu như người thợ phụ chịu khó học hỏi, chăm chỉ và cần cù.
Lúc còn là người thợ phụ nề, các công việc hầu như khá máy móc, chỉ là làm theo lời của của người thợ chính. Còn khi đã trở thành một người thợ chính hay thợ nề thì người làm nghề phải tự học thêm các kỹ năng chuyên môn khác như: đọc bản vẽ xây dựng, đọc bản vẽ kết cấu và đọc dự toán. Những kỹ năng quan trọng này thường sẽ được chính các thợ chính đi trước hoặc các kỹ sư chỉ dạy lại.
Vì tính chất công việc là làm trả lương theo ngày nên nghề phụ hồ thường có luật lệ riêng.
Mức lương và chế độ đã ngộ cho phụ hồ
Nghề phụ hồ thường sẽ không được nhận lương theo tháng mà là tiền công được lãnh theo ngày – hay còn gọi là công nhật. Cũng chính vì thế mà cũng ít có những hợp đồng lao động giữa người làm nghề phụ hồ với những người làm chủ thầu.
Nhìn chung thì đây là một công việc thực sự rất vất vả, thời gian làm việc kéo dài. Việc làm từ sáng sớm tới tối muộn hay làm giữa trưa nắng là điều bình thường. Ngoài ra, thứ 7 hay chủ nhật là khái niệm gần như không có đối với người phụ hồ.
Chính bởi lẽ đó mà sức khỏe của người phụ hồ thường không được đảm bảo. Nên tình trạng xảy ra các vấn đề không may mắn rất thường xuyên.
Với nghề phụ hồ thì chỉ cần bạn có sức lao động và kỹ năng khéo léo cùng với kinh nghiệm thì mức lương sẽ được đảm bảo. Thường sẽ dao động từ 7.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ/ tháng.
>>> Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Tình trạng và nhu cầu tuyển dụng ra sao
Hiện nay, người phụ hồ có thể nhận lương theo 2 hình thức là nhận lương theo số lượng ngày công đã làm và nhận lương khoán cho công trình đã nhận.
Trường hợp nghề phụ hồ nhận lương theo số lượng ngày công – Vào cuối tháng thì thợ hồ sẽ nhận được mức lương dựa trên số ngày công mình làm được nhân với số tiền của một công thợ.
Trường hợp nhận lương theo hình thức khoán tiền công trình – Với hình thức nhận lương này, các phụ hồ sẽ nhận được một khoản tiền phù hợp dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành. Mức lương khoán được trả sẽ căn cứ vào hợp đồng giao khoán công việc trong công trình xây dựng. Đây là hình thức nhận lương thường được sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng như nhà ở hay các công trình phụ.
Tham khảo thêm một số công việc khác tại tin đăng sau:
>>> Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là một vài thông tin về nghề phụ hồ mà Mua Bán muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nghề phụ hồ, hiểu được nghề phụ hồ là gì, mức lương của nghề phụ hồ ra sao. Nếu còn có thắc mắc gì về vấn đề này, bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới, Mua Bán sẽ giải đáp giúp bạn sớm nhất có thể và nếu bạn thấy bài viết này hay, hữu ích thì bạn hãy chia sẻ nhé.
Ngoài ra, nếu như bạn là người có kinh nghiệm và bằng cấp, bạn có thể tìm kiếm các bài đăng tuyển dụng kỹ sư xây dựng để có được công việc lương cao và tốt hơn. Bạn nên thường xuyên truy cập vào Website của Mua Bán để có thể cập nhật các thông tin việc làm thợ hồ mới nhất, hấp dẫn nhất. Chúc bạn sớm tìm được việc làm ưng ý và phù hợp!