Tuesday, December 24, 2024
spot_img
HomeViệc làmNghề làm gốm là gì? Khám Phá Nghề Làm Gốm truyền thống...

Nghề làm gốm là gì? Khám Phá Nghề Làm Gốm truyền thống Việt Nam

Nghề gốm là một trong những ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện lâu đời tại Việt Nam. Các vật dụng bằng gốm cũng vì thế mà trở nên vô cùng quen thuộc, hiện diện nhiều trong đời sống Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các đặc điểm của ngành nghề này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay một số đặc điểm của nghề làm gốm – một trong những làng nghề nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất hiện nay. 

Giới thiệu về nghề làm gốm

Trước khi tìm hiểu chi tiết về quy trình của nghề làm gốm, dưới đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến ngành nghề truyền thống này mà bạn nên biết: 

Nguồn gốc của nghề làm gốm

Là một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng nhất tại Việt Nam, tuy nhiên lại chẳng ai biết được ngành nghề này đã xuất hiện từ bao giờ. Nghề làm gốm đã có từ rất lâu, được ông bà truyền lại cho con cháu, đến nay vẫn giữ vững được những đặc điểm rất riêng và đã trở thành một nét tinh hoa của dân tộc Việt. 

Nguồn gốc của nghề làm gốm là gì?
Nguồn gốc của nghề làm gốm

Các di chỉ về nghề làm gốm đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, kể từ khi ông cha ta bắt đầu quá trình dựng nước và giữ nước vĩ đại. Gốm cổ truyền hiện diện trong văn hóa Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn,… sau đó là các dấu tích của thời kỳ đồ đá mới như Phùng Nguyên, Gò Mun hay Đồng Đậu. Nguồn gốc của nghề làm gốm từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh. 

>>> Xem thêm: Sinh viên có nên đi làm thêm không? Kinh nghiệm có được từ những công việc làm thêm thời sinh viên

Các làng nghề làm đồ gốm nổi tiếng ở nước ta

Không chỉ là lịch sử lâu đời, nghề làm gốm còn được biết đến bởi những làng nghề truyền thống – những chiếc nôi gìn giữ và truyền bá nét tinh hoa của văn hóa Việt. Nghề làm gốm nổi tiếng ở đâu? 12 làng nghề dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời: 

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Nhắc đến nghề làm gốm, có lẽ ai cũng sẽ nhớ đến cái tên Bát Tràng. Thời xa xưa, Bát Tràng trong mắt những người con Hà Thành là một gò đất cao, được đặt cạnh sống để thuận tiện cho công việc làm gốm thủ công. Đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm, Bát Tràng vẫn là làng nghề nổi tiếng nhất tại Việt Nam về gốm cổ truyền. 

Hiện nay, Bát Tràng có đến hơn 600 cơ sở làm gốm, đa số đều là các hộ gia đình có truyền thống trong làng. Ở đây còn lưu giữ rất nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật gốm cổ, với các dòng men xa xưa và sản phẩm thủ công 100%. 

Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương)

Chu Đậu là một trong những làng gốm có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Nhưng đến nay, làng nghề này đã không còn nữa. Những hiện vật về làng nghề này hiện nay chỉ còn được tìm thấy ở một số bảo tàng nổi tiếng ở Việt Nam và trên cả thế giới. Tuy đã suy tàn, đây vẫn là một trong những dấu ấn về nghề làm gốm cổ truyền Việt Nam, chứng minh sự phát triển thịnh vượng của ngành nghề này trong quá khứ. 

Làng gốm Chu Đậu ở tỉnh Hải Dương
Làng gốm Chu Đậu ở tỉnh Hải Dương

Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ, Bắc Ninh)

Cùng với làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng cũng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua rất nhiều năm hình thành và phát triển, làng nghề này đã không còn giữ được tiếng vang như trước, chỉ còn sản xuất một số loại đồ gia dụng bằng sét đỏ. Thời gian gần đây, với những bước tiến trong việc khôi phục các ngành nghề cổ truyền, Phù Lãng đã và đang dần dần lấy lại được các giá trị truyền thống vốn có. 

Làng gốm Thanh Hà (Hội An)

Làng gốm Thanh Hà ở phố cổ Hội An cũng được rất nhiều du khách biết đến với nguyên liệu độc lạ, tạo nên những sản phẩm có màu sắc đỏ cam nhẹ nhàng và độ tơi xốp ấn tượng. Hiện nay, nếu đến Hội An và ghé thăm làng thì bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng được một số sản phẩm nổi tiếng như tượng trang trí, tranh hay đèn…

Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Thổ Hà tại Bắc Giang là một trong những làng nghề truyền thống làm gốm có từ lâu đời tại Việt Nam. Kỹ thuật làm gốm ở đây cũng có một vài nét tương đồng với gốm Phù Lãng, với các sản phẩm được phủ men da lươn và đa phần là các loại đồ gia dụng trong nhà như chậu, lu hay sành…

Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế)

Làng gốm Phước Tích là làng nghề cổ truyền phát triển mạnh trong thời nhà Nguyễn, thường làm ra các sản phẩm dành cho hoàng tộc. Nguyên liệu để sản xuất gốm tại đây thường là các loại đất sét có màu xám đen. Trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, làng nghề này hiện nay đã không còn nữa. Các nhà chức trách đã và đang cố gắng khôi phục lại nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. 

Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)

Nhắc đến nghề làm gốm tại Việt Nam, sẽ là một thiếu sót nếu không kể đến làng gốm Bàu Trúc tại Bình Thuận. Kỹ thuật làm gốm ở đây vô cùng khác biệt, gốm không được nung trong lò mà sẽ được nung ngoài trời với nhiệt độ khoảng 700-900 thông qua việc phủ rơm và đốt củi. Đặc biệt, gốm ở đây sẽ có độ tinh tế vô cùng cao bởi được làm thủ công hoàn toàn bằng bàn tay của nghệ nhân làm gốm. 

Làng gốm Bàu Trúc ở tỉnh Bình Thuận
Làng gốm Bàu Trúc ở tỉnh Bình Thuận

Làng gốm Cây Mai (TP. Hồ Chí Minh)

Làng gốm Cây Mai có khá nhiều điểm đặc trưng so với kỹ thuật làm gốm tại Việt Nam, bởi làng nghề này là do những người Hoa di cư vào thành lập. Chất men ở đây khá đa dạng, kết hợp giữa men da lươn, men xanh rêu và xanh coban, tạo nên những sản phẩm khá độc lạ và phong phú.

Tuy nhiên, đến nay làng nghề làm gốm này đã không còn nữa. Bạn chỉ có thể thấy được một số sản phẩm còn được trưng bày tại các ngôi chùa ở quận 5 và quận 6. 

Làng gốm Biên Hòa (Đồng Nai)

Chất gốm ở làng nghề Biên Hòa là sự pha trộn giữa nét Trung Đông của Cây Mai và sự du nhập của văn hóa Pháp. Tại đây không chỉ sản xuất các đồ gia dụng hàng ngày mà còn làm ra các sản phẩm như tượng voi, trâu, thú, tượng khắc chìm,… Dù không còn giữ được tiếng vang như xưa, làng gốm Biên Hòa hiện vẫn là một trong những làng gốm vẫn còn hoạt động sản xuất và xuất khẩu đều đặn. 

Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long)

Làng gốm Vĩnh Long là một trong số ít các làng nghề chuyên phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Gốm ở đây được nung bằng đất sét đỏ, xuất hiện các vân trắng đặc trưng và sản phẩm thường có kích thước khá lớn. 

>>> Xem thêm: QS là gì? Kỹ sư QS làm những công việc gì? Lương có cao không?

Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương)

Làng gốm Lái Thiêu tại Bình Dương là một trong số ít những làng nghề làm gốm cổ truyền vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Gốm Lái Thiêu đa dạng, phong phú về chất men, là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh hoa đất Việt và sự tinh tế từ gốm xứ Trung. Gốm ở đây có giá cả vô cùng bình dân, đang là địa điểm được nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé đến. 

Làng gốm Khmer (An Giang)

Mang đậm dấu ấn đặc trưng của dân tộc Khmer tại vùng núi An Giang, làng gốm Khmer đã có thời gian hình thành và phát triển lên đến hàng trăm năm. Dù không còn giữ được sự phồn vinh như trước, làng gốm Khmer hiện vẫn đang là một trong những địa điểm được nhiều người yêu thích và ghé thăm để trải nghiệm công nghệ làm gốm thủ công độc lạ.

 

 

 

 

 

Làng gốm Khmer ở tỉnh An Giang
Làng gốm Khmer ở tỉnh An Giang 
Tham khảo một số tin tuyển dụng việc làm bán hàng

TUYỂN NỮ BÁN HÀNG THỜI TRANG Q10
0
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
HỆ THỐNG SIÊU THỊ CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG, KHO DỊP CUỐI NĂM
1
BÊN SIÊU THỊ BỔ SUNG THÊM 3 NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI TPHCM
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Việc làm Tết 2025 tại TP.HCM Mới Nhất, Đi làm ngay -☎️
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
DỊP GẦN TẾT CỦA HÀNG CẦN 5 NHÂN VIÊN BÁN HÀNG q1 & q3
1
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Tuyển 3 LĐPT nam/nữ phụ bán hàng Tết tại Hốc Môn lương 290-380/ngày
3
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Cần tuyển 3 nhân viên làm trước Tết và sau Tết tại Thoại Ngọc Hầu
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển gấp 3 bạn đứng bán hàng tại siêu thị
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Dịp tết cuối năm cửa hàng Cô Diễm cần gấp 3 anh chị phụ bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
♦️Cần Tuyển Thêm nữ đứng bán hàng Cuối Năm ♦️
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CỬA HÀNG MỚI MỞ CẦN GẤP NHÂN VIÊN
2
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên đi làm liền việc tết
4
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CẦN GẤP 3 NAM /NỮ PHỤ BÁN HÀNG & ĐÓNG GÓI HÀNG TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cửa hàng chính chủ tuyển dụng
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Siêu Thị Quận 7 Cần Tuyển Nhân Viên Có Việc Làm Lâu dài
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Bách Hóa  Xanh  Tuyển Gấp Nam Nữ Bán Hàng Trực Quầy Hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

Quy trình 5 bước làm gốm

Để hiểu thêm về các đặc trưng thường thấy của nghề làm gốm, dưới đây là quy trình 5 bước làm gốm tiêu chuẩn mà Mua Bán muốn gửi đến bạn: 

Lựa chọn & xử lý đất

Khâu đầu tiên của quy trình làm gốm chính là lựa chọn được các loại đất phù hợp và thực hiện xử lý để có được loại đất phù hợp nhất. Đất được chọn phải là đất sét hoặc đất cao lanh, được tưới no nước để có độ ẩm phù hợp. Sau đó, đất sẽ được thái mỏng thành nhiều miếng, loại bỏ đi các tạp chất bên trong và làm mềm để tạo thành loại đất có độ dẻo, mịn. 

Tạo hình

Trong nghề làm gốm, tạo hình có lẽ chính là khâu quan trọng nhất để tạo nên những sản phẩm có độ tinh tế cao. Có tất cả 3 phương pháp tạo hình chính, cụ thể: 

Tạo hình trên bàn xoay

Tạo hình trên bàn xoay yêu cầu phải có đất kỹ ở mức độ trung bình và có độ dẻo phù hợp. Sau đó, được nặn thành các dây dài và to như cổ tay, được người thợ ngắt ra thành từng đoạn, làm thành một khoanh trũng giữa bàn xoay và bắt đầu chuốt. Các yếu tố như kích thước, độ dày, mỏng của sản phẩm đều được quy định ở khâu này. 

Quy trình tạo hình của nghề làm gốm
Tạo hình trên bàn xoay

Phương pháp tạo hình trên bàn xoay thường dùng để sản xuất các sản phẩm như lọ, bình, bát, chum… có kích thước lớn. 

Tạo hình bằng khuôn

Phương pháp này sẽ tạo ra các sản phẩm gốm dựa trên khuôn sẵn, thường được dùng đối với việc sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm như bát, đĩa, chén, đồ gia dụng…

Nặn bằng tay

Nặn bằng tay là phương pháp dành riêng cho những sản phẩm hoặc chi tiết có độ khó cao, cần đến sự tỉ mỉ của bàn tay người thợ, ví dụ như các loại tượng, thú hay đỉnh gốm…

Trang trí

Giá trị của nghề làm gốm không chỉ thể hiện ở các bước như chọn đất hay tạo hình, mà quá trình trang trí cho sản phẩm cũng góp phần thể hiện những đặc trưng văn hóa của người Việt. Có tất cả là 3 phương pháp trang trí sau đây: 

Vẽ trực tiếp trên gốm

Với phương pháp này, nghệ nhân làm gốm sẽ sử dụng một cây bút lông sau đó vẽ trực tiếp các họa tiết và hoa văn trên gốm. Điều này yêu cầu người nghệ nhân phải có tay nghề cao và kinh nghiệm dồi dào, bởi mỗi tác phẩm trang trí đều được sánh ngang với một tác phẩm nghệ thuật. 

Phương pháp vẽ của nghề làm gốm
Vẽ trực tiếp trên gốm

Chuốt & khắc vạch trực tiếp

Chuốt và khắc vạch là phương pháp trang trí được thực hiện sau khi gốm đã phơi khô và đất se cứng lại. Nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành sửa, cạo hoặc gọt để tạo ra những chi tiết đúng với ý mình. 

In khuôn

Phương pháp này được dùng để tạo nên các hoa văn khắc chìm, có thể kể đến như một số sản phẩm gốm men ngọc và men hoa nâu. 

Tráng men

Sau khi sản phẩm gốc đã gần như hoàn chỉnh, nghệ nhân làm gốm có thể nung qua sau đó mới tráng men, hoặc tráng men ngay trên sản phẩm mộc đó. Kỹ thuật tráng men có rất nhiều hình thức khác nhau như phun men hay dội men, láng men. Trong đó, các nghệ nhân Bát Tràng thường sử dụng nhiều nhất là phương pháp láng men bên ngoài sản phẩm. Đây cũng là kỹ thuật vô cùng khó, yêu cầu có tay nghề cao. 

Quy trình tráng men trong làm gốm
Quy trình tráng men trong làm gốm

Nung sản phẩm

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình nghề làm gốm chính là nung sản phẩm. Mỗi một loại gốm sẽ yêu cầu nhiệt độ và loại lò khác nhau, ví dụ gốm đất thường nung ở 600-900 độ, gốm sành nâu cao hơn từ 1100-1200 độ, gốm sành trắng từ 1200-1300 độ. 

Để trở thành một nghệ nhân nghề làm gốm chuyên nghiệp bạn cần có tố chất gì?

Nếu muốn trở thành một nghệ nhân làm gốm chuyên nghiệp, bạn cần phải có được những tố chất dưới đây:

Đam mê cháy bỏng với công việc

Để trở thành một người làm gốm chuyên nghiệp, bạn phải thật sự có đam mê với ngành nghề này. Bởi chắc chắn bạn sẽ phải thất bại rất nhiều lần, quy trình lại yêu cầu kỹ thuật và tay nghề cao. Có đam mê thì mới có đủ kiên nhẫn để học tập và theo đuổi. 

Sự sáng tạo

Nghề làm gốm chính là ngành nghề tạo ra các sản phẩm trang trí hoặc sử dụng cho người dân. Do đó, để phát triển được, bạn phải có sự sáng tạo cao và tạo ra các sản phẩm tinh tế, bắt mắt. Nghệ nhân làm gốm giỏi là người luôn bắt kịp các xu hướng, có ý thức học hỏi và tìm tòi mỗi ngày. 

Sự sáng tạo là vô cùng cần thiết
Sự sáng tạo là vô cùng cần thiết

Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

Từ quy trình làm gốm, bạn cũng có thể thấy được đây là ngành nghề yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận rất cao. Nếu không có sự chỉn chu, sản phẩm bạn làm ra sẽ không thể nào đạt được vẻ đẹp như bạn mong muốn. 

>>> Xem thêm: MBA là gì? Liệu cơ hội nghề nghiệp có rộng mở hơn khi bạn có bằng MBA?

Góc khuất của nghề làm gốm

Dù là một ngành nghề truyền thống xuất hiện từ lâu, nghề làm gốm của nước ta đã và đang tiến đến giai đoạn suy tàn. Giá cả cao, tình hình xuất khẩu không mấy khả quan là một trong những nguyên nhân chính. Ngoài ra, hiện nay nhân lực theo học ngành nghề này cũng không còn đủ, mặc dù nhà nước đã có những chính sách khôi phục và phát triển lại các làng nghề truyền thống. 

Góc khuất của nghề làm gốm
Góc khuất của nghề làm gốm

Trên đây là một số thông tin về nghề làm gốm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này của Mua Bán đã giúp bạn hiểu thêm về làng nghề truyền thống này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều chủ đề thú vị khác, đừng quên truy cập muaban.net để tiện theo dõi mỗi ngày nhé.

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ