Tiền tài, danh vọng là những thứ mà đa phần con người chúng ta đều thèm khát dù ít hay nhiều. Không có gì sai khi theo đuổi những điều đó, chúng đem lại cho chúng ta cuộc sống khá giả hơn, chúng nuôi sống gia đình chúng ta, đặc biệt nếu ta đạt được tiền tài, danh vọng bằng nỗ lực của bản thân thì càng đáng quý.
Nghề diễn viên là một trong những con đường ngắn và tốt nhất để cho chúng ta danh tiếng và sự giàu có. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công nhất định trong nghề bạn cần hiểu rõ nghề diễn viên là gì cũng như những vấn đề xoay quanh nó. Cùng Mua Bán tìm hiểu về nghề diễn viên qua bài viết dưới đây nhé!
Diễn viên là những ai?
Diễn viên là ai? Diễn viên là những người nghệ sĩ phụ trách việc trình bày hay biểu diễn một vai diễn nhất định. Diễn viên sẽ hóa thân vào các nhân vật trong kịch bản, một nhân vật trong các bộ phim hoặc các chương trình giải trí nghệ thuật khác.
Người diễn viên sẽ hóa thân vào các nhân vật trong kịch bản bằng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, trạng thái cảm xúc và gương mặt để biến những nhân vật đó thành những con người thật. Góp phần làm sống động hơn cho các tác phẩm nghệ thuật trên màn ảnh nhỏ cũng như trên sân khấu.
Một số vị trí diễn viên phổ biến hiện nay
Trong mắt công chúng, hầu như diễn viên chính là chủ thể của mỗi bộ phim. Lý do đầu tiên để thuyết phục người khác xem phim chính là có diễn viên mà họ yêu thích. Sau đó mới đến đề tài của phim cũng như danh tiếng nhà sản xuất phim.
Tuy nhiên, ngoài những diễn viên chính, những minh tinh màn bạc luôn xuất hiện lộng lẫy thì vẫn còn những diễn viên đóng vai trò quan trọng như: diễn viên đóng thế, diễn viên lồng tiếng,….
Cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề diễn viên cũng như một số vị trí diễn viên phổ biến hiện nay nhé!
Diễn viên điện ảnh
Hiểu một cách đơn giản thì diễn viên điện ảnh là những người sẽ hóa thân vào nhân vật để thể hiện nhân vật đó qua một bộ phim chiếu rạp. Nói cách khác, họ sẽ dùng toàn bộ cơ thể, dáng điệu, cử chỉ cũng như tâm hồn của mình để biến những nhân vật trong kịch bản thành những con người sống động qua màn ảnh.
Diễn viên điện ảnh thường là vị trí dễ tiếp cận khán giả nhất và có độ nổi tiếng lớn nhất trong các vị trí của nghề diễn viên. Khá dễ hiểu khi những bộ phim điện ảnh thường được đầu tư quy mô lớn với kinh phí sản xuất khổng lồ, vượt trội so với các thể loại phim khác.
Do đó, diễn viên điện ảnh cũng thường là những người có kỹ năng diễn xuất tốt nhất, được “đo ni đóng giày” kỹ lưỡng cho từng vai diễn vì khi lên màn ảnh rộng, người diễn viên rất thường phải chịu sự soi mói của đông đảo bộ phận khán giả.
Không đơn thuần là sự bắt chước, diễn viên điện ảnh phải không ngừng suy nghĩ, sáng tạo để thể hiện một cách ấn tượng nhất cho nhân vật mà mình đảm nhận. Không những cho người xem thấy được bản chất của nhân vật, diễn viên còn phải truyền tải được nội tâm của nhân vật qua cách diễn xuất của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Lưu ý khi ứng dụng giao tiếp phi ngôn ngữ
Diễn viên truyền hình
Diễn viên truyền hình là người đảm nhận một số vai diễn, lớn có, nhỏ có trong các bộ phim truyền hình. Đây là những bộ phim nhiều tập được phát sóng theo lịch trên ti vi.
Diễn viên truyền hình là những người sẽ trực tiếp tìm hiểu kịch bản, chuẩn bị luyện tập và tham gia diễn xuất. Đây là vị trí không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn diễn xuất, do đó sẽ phù hợp với các diễn viên trẻ muốn thử sức và trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm diễn xuất.
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng có trên website Muaban.net để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với mình |
Diễn viên sân khấu kịch
Diễn viên sân khấu kịch là người làm nghề diễn viên với nhiệm vụ hóa thân vào các nhân vật trong kịch bản kịch. Dùng khả năng của mình để thể hiện một cách chân thật nhất về nhân vật đó tại các sân khấu kịch.
Làm diễn viên sân khấu kịch cũng là một công việc áp lực trong nghề diễn viên. Do đặc thù diễn trực tiếp, diễn viên kịch nói phải là những người có bản lĩnh sân khấu, kỹ năng diễn xuất tốt và khả năng ứng biến với các tình huống nằm ngoài kịch bản. Đồng thời, diễn viên kịch phải có tính kiên trì, giữ cho mình sự tươi mới vì thường một vở kịch sẽ diễn đi diễn lại rất nhiều lần để phục vụ khán giả.
Diễn viên đóng thế
Như tên gọi của nó, diễn viên đóng thế là những người làm nghề diễn viên nhưng chuyên đóng những cảnh quay khó mà diễn viên chính không thể thực hiện được. Để đảm bảo an toàn cho diễn viên chính và giúp vai diễn chân thật nhất người ta thường nhờ đến diễn viên đóng thế trong các tình huống như: những pha võ thuật, những pha mạo hiểm hoặc những màn nhảy đòi hỏi chuyên môn cao…
Vai diễn này đòi hỏi diễn viên đóng thế phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, có thân hình và hóa trang giống với diễn viên thật. Và sẽ ưu tiên những bạn có khả năng diễn xuất tốt.
Mức cát xê hiện nay dành cho diễn viên đóng thế là từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu cho một bộ phim tùy vào độ khó của vai diễn.
Diễn viên lồng tiếng
Diễn viên lồng tiếng đóng vai trò quan trọng quyết định đến độ thành công của bộ phim. Công việc của diễn viên lồng tiếng là công việc hậu kỳ của mỗi bộ phim sau khi đã hoàn tất những cảnh quay thực tế ngoài phim trường.
Diễn viên lồng tiếng bắt buộc phải đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản chính là: lồng tiếng khớp với khẩu hình của diễn viên và diễn đạt một cách truyền cảm phù hợp với tâm trạng nhân vật lúc đó. Ngoài ra, lồng tiếng còn là giai đoạn sửa những sai sót của diễn viên tại trường quay
Mức cát xê của diễn viên lồng tiếng hiện nay dao động từ vài triệu đến cả chục triệu đồng, tùy thuộc vào khả năng, số lượng dự án, vai diễn mà bạn đảm nhận.
Diễn viên MV ca nhạc
Đây là vị trí khá mới trong nghề diễn viên do sự bùng nổ của âm nhạc trực tuyến trong những năm gần đây. Tên gọi đã phần nào mô tả được công việc của vị trí diễn viên này. Diễn viên MV ca nhạc là những người làm nghề diễn viên, đảm nhận vai trò thể hiện nhân vật trong các MV ca nhạc.
Đây cũng là một cơ hội cho các diễn viên trẻ mới vào nghề để trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm. Đồng thời, xuất hiện trong các bản hit, các MV ca nhạc đình đám là cách quảng bá hình ảnh bản thân đến khán giả rất tốt.
>>> Xem thêm: Stylist là gì? 7 Yếu Tố Then Chốt Giúp Hiểu Rõ Hơn Về Stylist
Công việc của nghề diễn viên gồm những gì?
Tham gia các buổi casting phim
Dù là diễn viên “lão làng” hay diễn viên mới vào nghề thì trước khi bắt đầu một dự án phim nào đó, bạn đều phải tham gia các buổi casting để thử vai. Và người đánh giá bạn trong buổi casting chính là các vị đạo diễn.
Mỗi bộ phim sẽ được triển khai theo mỗi kịch bản cũng như mỗi tuyến nhân vật khác nhau. Do đó, casting chính là giai đoạn giúp đạo diễn đánh giá một cách chính xác về diễn viên và vai diễn phù hợp. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn hay không.
Có rất nhiều loại hình phim khác nhau. Từ phim tâm lý, tình cảm đến phim hành động, phim hài hoặc phim học đường. Do đó, làm nghề diễn viên cần dựa vào tính cách và lối diễn xuất của mình để lựa chọn casting những bộ phim phù hợp. Điều này sẽ giúp gia tăng phần trăm cơ hội được nhận vai diễn.
Nghiên cứu kịch bản
Nắm rõ kịch bản là điều kiện bắt buộc với những ai trong nghề diễn viên. Nắm vững kịch bản cũng như bản chất nhân vật mới giúp bạn truyền đạt một cách hiệu quả nhất ý đồ mà kịch bản đã xây dựng. Dù vai diễn có nét tương đồng với cá tính của bạn hay không thì bước đọc và nghiên cứu kịch bản cũng vô cùng quan trọng.
Điều đầu tiên khi nhận vai diễn chính là phải đọc qua kịch bản để xác định tinh thần cũng như nội dung của bộ phim này là gì. Sau đó nghiên cứu sâu hơn về từng cảnh quay của nhân vật, học và luyện tập với kịch bản để không bị sai sót trong quá trình quay phim.
Với một số vai diễn, nếu diễn viên cảm thấy lời thoại hoặc cảnh quay không phù hợp có thể chủ động liên hệ với đạo diễn để họ cân nhắc, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Đảm bảo sự liền mạch cảm xúc giữa diễn viên và nhân vật trong phim.
Chuẩn bị cho vai diễn mình đảm nhận
Chuẩn bị cho vai diễn hay nói ngắn gọn là diễn tập giúp bạn nhập tâm vào nhân vật. Đây cũng là một trong những giai đoạn quan trọng khi tiếp nhận vai diễn. Trong quá trình diễn xuất sẽ có những giây phút thăng hoa. Tuy nhiên, để an toàn nhất bạn vẫn nên có quá trình chuẩn bị chu đáo về tâm lý, kịch bản kết hợp luyện tập chăm chỉ trong một thời gian dài.
Trước khi bấm máy, diễn viên phải luyện tập trước để chuẩn bị tâm lý hoặc để học được các động tác cần thiết cho vai diễn như: nhảy múa hoặc tư thế võ, bắn súng, cưỡi xe… Dù đã có kinh nghiệm diễn xuất hay chưa thì vẫn nên luyện tập kỹ càng để tránh sai sót trong quá trình quay.
Ngoài ra, diễn viên còn phải học cách kết hợp với bạn diễn sao cho ăn khớp và đem lại cảm xúc chính xác nhất cho nhân vật trong phim. không phải ai cũng có thể ăn ý với nhau ngay từ lần đầu tiên. Do đó, người diễn viên cần luyện tập cùng bạn diễn để có thể kết hợp ăn ý trong suốt quá trình quay phim.
Công tác chuẩn bị là một trong những công đoạn quyết định đến việc bạn có thành công với vai diễn hay không.
Tham gia diễn xuất cho các cảnh quay của phim, TVC
Sau khi chuẩn bị, nhiệm vụ tiếp theo của nghề diễn viên chính là tham gia diễn xuất theo sư yêu cầu của đạo diễn. Đây chính là lúc để diễn viên thực hiện kịch bản mà mình đã tập luyện trước đó. Lúc này, diễn viên sẽ phải thực hiện theo các lời thoại trong kịch bản và những yêu cầu của đạo diễn.
Toàn bộ cảnh quay đều phải diễn xuất một cách chân thật và tự nhiên nhất. Một diễn viên chuyên nghiệp không nên để các yếu tố xung quanh tác động đến cảm xúc, ảnh hưởng cảnh quay.
Tham dự họp báo ra mắt hoặc họp báo quảng bá phim
Các bộ phim sau khi đóng máy sẽ triển khai các công tác hậu kỳ. Và giai đoạn này các diễn viên cũng cần phải tham gia vào các buổi họp báo công chiếu phim. Họp báo tổ chức để diễn viên, đạo diễn và các bộ phận có liên quan giải đáp những thắc mắc của khán giả xoay quanh bộ phim. Đây cũng là một trong những cách để bộ phim của bạn được nhiều người biết đến hơn.
Tham dự các sự kiện nghệ thuật, giải trí
Theo nghề diễn viên tức là bạn sẽ trở thành người của công chúng, một KOL có tầm ảnh hưởng. Đôi khi bạn cần phải tham gia vào các sự kiện giải trí hoặc nghệ thuật với tư cách khách mời. Chẳng hạn như những sự kiện về âm nhạc, các lễ trao giải, liên hoan phim… phần nào các sự kiện này sẽ giúp tên tuổi của bạn được nhiều người quan tâm và biết đến hơn.
Cuối năm là giai đoạn diễn viên sẽ phải tham gia rất nhiều sự kiện lớn liên quan đến bình chọn để tổng kết quá trình làm việc cũng như các thành tựu đạt được trong một năm qua.
>>> Xem thêm: KOC là gì? 3 lý do nổi bật nhất để các nhãn hàng lựa chọn KOC
Bạn có phù hợp với nghề diễn viên?
Tố chất quan trọng nhất để theo nghề diễn viên nói chung và ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình nói riêng chính là đam mê. Chỉ cần có niềm đam mê với nghề diễn viên thì việc học tập của bạn cũng sẽ hiệu quả và chất lượng hơn
Với diễn viên, yêu cầu về nghề đòi hỏi bạn phải có khả năng hóa thân thành nhân vật cũng khát khao diễn xuất. Đọc kịch bản hoặc tác phẩm diễn viên phải cảm nhận được sự rung cảm, cảm xúc và bản chất của nhân vật. Từ đó mới có thể hóa thân vào từng vai diễn một cách chân thật nhất, truyền tải được nội dung mà kịch bản hướng đến.
Sau khi có được khả năng diễn xuất cơ bản, bạn cần được đào tạo chuyên sâu hơn để phục vụ cho việc làm nghề sau này. Hãy suy nghĩ và đánh giá bản thân mình xem có phù hợp với khả năng và tố chất trên không sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bạn có phù hợp với nghề diễn viên không.
>>> Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì và cách điền vào CV chính xác nhất
Hướng nghiệp nghề diễn viên
Nghề diễn viễn thực chất không có một tiêu chuẩn nào nhất định. Bạn có thể được đào tạo từ các trường về sân khấu điện ảnh, hoặc chỉ tham gia các khóa học diễn xuất. Hay thậm chí từ một lĩnh vực khác vẫn có thể lấn sân sang nghề diễn viên.
Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết trong công thức để trở thành một diễn viên chuyên nghiệp nằm ở năng lực diễn xuất. Dù hành trình của bạn ngắn hay dài, gian nan hay bằng phẳng, hướng đi của bạn có như thế nào đi nữa thì quan trọng nhất chính là kinh nghiệm và kỹ năng bạn đúc kết được trong quá trình biến ước mơ thành sự thật.
Sân khấu điện ảnh là lĩnh vực phát triển rất mạnh nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó, để theo nghề diễn viên bạn phải không ngừng học học hỏi, rèn luyện trong thời gian dài, thậm chí là cả đời. Năng khiếu và sự kiên trì sẽ giúp bạn tìm được ánh sáng trên con đường chinh phục đam mê của mình
>>> Xem thêm: Điểm mạnh của bản thân và top 5 cách để xác định hiệu quả nhất
Nghề diễn viên thi khối nào, học ngành nào?
Diễn viên là mơ ước của không ít bạn trẻ hiện nay. Mặc dù không có ràng buộc về bằng cấp nhưng để đảm bảo kiến thức và chuyên môn tốt, bạn nên trang bị cho mình một nền tảng tốt. Chẳng hạn như học tập tại các trường chuyên đào tạo diễn viên.
Cụ thể, để theo học diễn viên, các bạn có thể thi khối S gồm 2 tổ hợp môn sau:
- Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- Khối S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
Tùy trường, tùy cơ sở đào tạo mà khối S sẽ có nhiều chuyên ngành khác nhau, bạn cần cân nhắc và chọn ngành phù hợp với sở thích của mình nhé.
Làm diễn viên học trường nào?
Một số trường có đào tạo ngành diễn viên nổi bật hiện nay như:
- Trường Đào tạo diễn viên Trần Hữu Trang
- Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
- Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
- Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
- Trường Cao đẳng Múa
- Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn trường sân khấu điện ảnh
Đại Học Sân khấu điện ảnh là một trong những trường đào tạo ngành diễn viên nổi trội nhất hiện nay. Hầu như những diễn viên chuyên nghiệp đều có xuất xứ từ ngôi trường này.
Năm 2021, điểm chuẩn trường sân khấu điện ảnh dao động từ 14 – 25 điểm tùy theo ngành học và tổ hợp bạn đăng ký.
Nghề diễn viên — con đường nghệ thuật đầy chông gai
Cát-xê khởi điểm bèo bọt
Trước khi trở thành diễn viên chính, chắc chắn bạn sẽ phải trải qua thời gian “học nghề” bằng những vai diễn nhỏ, vai phụ hoặc vai quần chúng. Cát xê cho những vai diễn này tương đối thấp nên thời gian đầu theo nghề bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn. Đây chính là thước đo thử thách lòng kiên trì và đam mê của bạn với nghiệp diễn.
Tuy nhiên, nếu vượt qua khoảng thời gian này cộng với việc rèn luyện tốt, mức cát xê sau này sẽ tăng lên đáng kể.
Lịch làm việc dày đặc
Đằng sau ánh hào quang của nghề diễn viên là “mồ hôi, nước mắt”.
Một bộ phim dài tập sẽ có rất nhiều cảnh quay. Do đó, lich làm việc của bạn ở phim trường dành cho 1 bộ phim là khá nhiều và bất kể giờ giấc. Không thiếu những cảnh quay lúc nửa đêm hay rạng sáng, miễn là đáp ứng được yêu cầu của bộ phim.
Bên cạnh đó, sự kiện, họp báo cũng sẽ cần bạn tham gia. Nếu quyết định theo nghề diễn viên, bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với một lịch làm việc dày đặc.
Tính cạnh tranh, đào thải khốc liệt
Nghệ thuật có tính cạnh tranh vô cùng lớn và nghề diễn viên cũng không ngoại lệ. Nếu không cố gắng, không nỗ lực, không cải thiện kỹ năng lẫn chuyên môn nghề nghiệp thì rất nhanh bạn sẽ bị tụt lại phía sau.
Áp lực của người nổi tiếng
Làm nghề diễn viên nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung đánh dấu bạn đã trở thành người của showbiz. Bắt buộc bạn phải giữ hình ảnh cá nhân thật tốt. Chuyện riêng tư không nên công khai quá nhiều tránh ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Ngoài ra, làm người nổi tiếng cũng có những nổi khổ riêng. Bạn phải đánh đổi sự riêng tư, thoải mái của một người bình thường cho con đường danh vọng.
Nhiều cạm bẫy, cám dỗ
Nghề diễn viên có không ít cám dỗ vây quanh. Những góc tối, mặt trái của nghề diễn viên không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế vẫn thường ám ảnh những người trong cuộc. Bạn cần giữ vững lập trường của mình để tránh vướng thị phi, scandal. Không những ảnh hưởng đến sự nghiệp mà còn cả danh tiếng của diễn viên về sau.
Tóm lại, để trở thành một diễn viên không hề dễ dàng, đây không phải là con đường trải đầy hoa hồng. Nếu bạn đang có dự định theo nghề diễn viên hãy đảm bảo rằng mình đã hiểu rõ bản chất cũng như những góc khuất của công việc này.
Muaban.net hy vọng qua bài viết trên bạn đã phần nào xác định được những điều kiện cần cũng như những ràng buộc để theo đuổi nghề diễn viên. Chúc bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình.