Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeViệc làmNghề đầu bếp - lộ trình phát triển và những yếu tố...

Nghề đầu bếp – lộ trình phát triển và những yếu tố cần thiết

Nghề đầu bếp hiện nay đang ngày càng phổ biến nhất là trong thời điểm các ngành dịch vụ đang rất được chú trọng. Không chỉ mang lại cho bạn công việc cũng như thu nhập ổn định mà còn là lĩnh vực khá thú vị.

Cùng Mua bán tìm hiểu xem những điều thú vị ấy là gì ngay trong bài viết nhé!

Đầu bếp là ngành nghề gì?

Nghề đầu bếp là công việc của những người chế biến và nấu nướng các món ăn hoặc phục vụ nấu nướng tại các cơ sở kinh doanh ăn uống như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bếp ăn, canteen,…

Người làm nghề bếp là những người nấu ăn chuyên nghiệp, họ được đào tạo bài bản. Ngày nay, đầu bếp chuyên nghiệp được học và cấp chứng chỉ hay bằng cấp về nấu ăn. Ngoài học tập tại các cơ sở chuyên nghiệp bạn có thể học đầu bếp từ các đầu bếp nổi tiếng và được sau đó sẽ được công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm. Tuy nhiên để nâng cao kỹ năng bạn nên tìm việc làm thêm những nơi tuyển vị trí có liên quan đến đầu bếp để học việc.

đầu bếp
Đầu bếp là ngành nghề gì?

Chức vụ trong nghề đầu bếp

Tùy vào quy mô hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà có sự phân bố các chức danh trong bộ phận bếp sao tương ứng phù hợp. Các chức danh của nghề bếp chuyên nghiệp cũng tùy thuộc vào kỹ năng cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp như sau:

Bếp trưởng điều hành- Executive Chef

Trưởng bộ phận bếp hay còn gọi bếp trưởng điều hành chính là người thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành chung tất cả các công việc trong bếp, bao gồm: tạo thực đơn các món ăn phục vụ, quản lý nhân sự thậm chí quản lý công việc kinh doanh.

Xem thêm:

Trợ lý bếp trưởng – Secretary to Executive Chef

Trợ lý bếp trưởng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bếp trưởng các công việc điều hành và những công việc liên quan dưới sự phân công của bếp trưởng điều hành. Tại một số khách sạn, nhà hàng lớn khác còn có vị trí phó tổng bếp trưởng để san sẻ các công việc với bếp trưởng điều hành.

Bếp trưởng – Chef de Cuisine

Bếp trưởng là vị trí của người đầu bếp chính trong nhà hàng, khách sạn, các cơ sở ăn uống có quy mô nhất định. Bếp trưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo các hoạt động công việc của một nhóm các đầu bếp ở các bộ phận khác nhau trong cùng một cơ sở ăn uống. Bếp trưởng cũng đả nhiệm việc phụ trách soạn thực đơn, thực hiện các món ăn chính, đồng thời sáng tạo và bổ sung các món ăn vào menu nhà hàng, khách sạn.

Bếp phó – Sous Chef

Bếp phó hoạt động dưới sự điều hành của một bếp trưởng làm nhiệm vụ giúp bếp trưởng thực hiện và quản lý tốt nhất các công việc trong bếp. Tùy theo quy mô của bộ phận bếp tại các cơ sở ăn uống mà có số lượng bếp phó phù hợp. Mỗi một bếp phó sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng cho từng khu vực: bếp phó chuyên phụ trách chuẩn bị nguyên liệu chế biến, bếp phó phụ trách đặt tiệc, hay các bếp phó điều hành bếp, giám sát các bếp phó khác,…

Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận

Đây là vị trí công việc phụ trách một bộ phận hay một nhóm các món ăn nhất định như: đầu bếp chế biến các món ăn liên quan đến cá (Fish Cook)

  • Đầu bếp phụ trách làm nước sốt (Saucier).
  • Đầu bếp phụ trách thực hiện các món salad (Vegetable Cook).
  • Đầu bếp phụ trách thực hiện các món nướng, quay (Grill Chef).
  • Đầu bếp phụ trách chế biến các món ăn lạnh (Cold Chef).
  • Đầu bếp thực hiện món Âu (Western Chef).
  • Đầu bếp chuyên phụ trách món Á (Asia Chef).
  • Đầu bếp phụ trách món tráng miệng, các món bánh,…
  • Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận có trách nhiệm kiểm soát chất lượng các món ăn.

Nhóm trưởng/ Tổ trưởng – Chef de Partie/ Station chef

Đây là các đầu bếp chịu trách nhiệm giám sát các khu vực đã được phân công. Trưởng ca làm việc sẽ hoạt động dưới các đầu bếp bộ phận. Tùy thuộc quy mô của các cơ sở kinh doanh ăn uống mà việc phân chia nhân sự được thực hiện nhằm mang lại hiệu quả phù hợp.

Nhân viên bếp – Kitchen Staff

Nhân viên bếp là các đầu bếp hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của các bếp trưởng, bếp phó và đầu bếp cấp trên theo sự phân công phù hợp với kỹ năng.

Phụ bếp – Commis chef

Các đầu bếp chưa có kinh nghiệm thì vị trí phụ bếp sẽ giúp bạn quan sát, học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm từ các đầu bếp. Thông thường đây là vị trí bắt đầu khi bạn mới vào nghề đầu bếp. Bạn nên tìm việc làm phổ thông tại Hà Nội, TPHCM,.. hiện nay có rất nhiều vị trí phụ bếp đang được tuyển dụng.

Điều cơ bản mà đầu bếp phải học

Làm nghề bếp phải có chuyên môn nhất định về dinh dưỡng, các vấn đề liên quan đến ẩm thực, chế biến các món ăn. Nhưng trước đó, khi theo đuổi nghề này bạn cần học những quy định về tác phong. Đó là cách mặc đồng phục, đội mũ, thắt khăn, đeo và chỉnh tạp dề, thậm chí bạn sẽ được học cách lau mồ hôi sao cho đúng cách để không làm ảnh hưởng đến tác phong, hình ảnh của người đầu bếp.

Bạn sẽ học thuộc và làm quen với cách sử dụng các loại thiết bị phục vụ nấu ăn. Từ cách cầm dao, sử dụng từng loại dao, thớt, chảo, nồi khi nấu ăn. Cách sơ chế các loại nguyên liệu phù hợp với từng món ăn, cách chế biến các món ăn, cách sắp xếp bố trí bếp sao cho thuận tiện. Bên cạnh đó, các đầu bếp cũng được học về cách quản lý bếp, quản lý nhân sự bếp để phối hợp hoạt động một cách trơn tru nhất.

đầu bếp
Điều cơ bản mà đầu bếp phải học

Kỹ năng mà đầu bếp phải có

Để được đánh giá là một tay nghề chất lượng, đầu bếp phải hội tụ đủ phẩm chất cũng như kỹ năng cần thiết. Cụ thể các kỹ năng cơ bản nhất mà đầu bếp cần có là:

Kỹ năng nấu nướng – đây chắc chắn là kỹ năng quan trọng nhất. Để có được kỹ năng quan trọng này, chắc chắn bạn cần được đào tạo từ một khóa đào tạo nấu ăn chuyên nghiệp hoặc một người đầu bếp giỏi. Đồng thời, trong quá trình làm nghề bạn cũng cần liên tục trau dồi cũng như tích lũy kinh nghiệm.

Kỹ năng sáng tạo – kỹ năng này giúp bạn kết hợp các nguyên liệu và chế biến hiệu quả cũng như trình bày bắt mắt nhất.

Kỹ năng tổ chức – các đầu bếp cần có khả năng lập các bảng phân công nhiệm vụ, bố trí vị trí, xây dựng các quy trình bếp hiệu quả.

Kỹ năng quản lý – giúp các đầu bếp chỉ đạo công việc trong bếp hiệu quả và tạo không gian làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên bếp.

Kỹ năng lập kế hoạch – giúp xây dựng thực đơn sáng tạo, linh hoạt và đảm bảo menu nhà hàng thích hợp cho khách hàng tại mọi thời điểm.

Kỹ năng tài chính – có thể kiểm soát chi phí bếp từ đó giúp cân đối giá thành các món ăn.

Làm đầu bếp muốn thành công thì cần yếu tố gì?

Nghiêm túc trong công việc

Khi bắt đầu với bất kì công việc nào bạn cũng cần có ý thức nghiêm túc. Trước hết bạn hãy đặt mục tiêu muốn gắn bó lâu dài với công việc này để có ý thức chăm chỉ, chú ý học tập. Đặc biệt, với các công việc bếp việc đầu tư thực hành để lên tay nghề là rất cần thiết. Bạn phải luôn giữ đam mê và sự yếu thích với nghề để vượt qua những khó khăn vất vả.

Đầu bếp tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra các món ăn để phục vụ thực khách, quyết định đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Quá trình chế biến món ăn, vận hành bếp đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và nhiệt tình với công việc. Sự nghiêm túc trong công việc sẽ giúp các đầu bếp sớm thuần thục kỹ năng nấu nướng.

Tự đặt mục tiêu cho bản thân

Cũng giống như các công việc khác, khi bắt đầu với nghề đầu bếp bạn cũng cần định hình mục tiêu phát triển trong tương lai để phấn đấu. Với một lộ trình rõ ràng với nghề sẽ giúp bạn có hướng đi chính xác để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hay mở một cơ sở kinh doanh cho riêng mình.

đầu bếp
Làm đầu bếp muốn thành công thì cần yếu tố gì?

Kiên trì và thực hiện

Nghề đầu bếp yêu cầu tính kiên trì hơn bất kì ngành nghề nào. Điều làm nên sự thành công của một đầu bếp chính là kinh nghiệm quý báu và những kỹ năng rèn luyện được sau quá trình làm nghề. Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và lành nghề, người đầu bếp cần rèn luyện được kỹ năng chăm chỉ trau dồi kiến thức và đặc biệt là sự kiên trì thực hành trong bếp.

Rất nhiều người cho rằng, ngành nghề bếp chỉ cần biết nấu ăn giỏi, cho ra các món ăn ngon. Thế nhưng đến thời điểm hiện nay, với sự phát triển của ngành dịch vụ thì quan điểm này đã được thay đổi. Để trở thành người đứng bếp và nhanh chóng thăng tiến, chinh phục được công việc ở những vị trí cao trong lộ trình nghề nghiệp của nghề nấu ăn, các bạn trẻ cần không ngừng trau dồi, đặc biệt là bổ sung, rèn luyện rất nhiều kỹ năng cần thiết khác nhau. Những kỹ năng này giúp những người làm nghề bếp dễ dàng thích ứng và hòa nhập trong quá trình làm nghề.

Có tinh thần tự học những điều mới

Nghề bếp là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, nghề này đòi hỏi tinh thần học hỏi và khả năng sáng tạo không ngừng. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng ở đồng nghiệp, từ thất bại của chính bản thân mình hoặc từ những người đầu bếp nổi tiếng… Bởi với người làm nghề bếp tài năng và kinh nghiệm chỉ là yếu tố nhỏ để dẫn đến thành công, tính ham học, tinh thần cầu tiến mới là “quân cờ” quyết định giúp bạn tiến xa hơn.

Việc chăm chỉ tìm hiểu và học hỏi và trau dồi thêm những kiến thức ẩm thực mới sẽ giúp bạn nắm bắt kịp thời nhất những trào lưu, xu hướng trong lĩnh vực ẩm thực trên toàn thế giới. Từ đó, người đầu bếp có thể kết hợp phong phú các nguyên liệu và chế biến nên nhiều món ăn ngon, hợp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thực khách. Bên cạnh đó, nhờ sự học hỏi và kiên trì thực hành, sáng tạo, người đầu bếp có thể tạo nên nhiều công thức món ăn mới lạ đảm bảo vấn đề an toàn cho người dùng.

đầu bếp
Đầu bếp cần có tinh thần tự học những điều mới

Luôn mang tinh thần học hỏi và tham khảo

Nhu cầu ăn uống thưởng thức hương vị các món ăn của thực khách luôn thay đổi. Chính vì vậy người đầu bếp phải luôn nắm bắt xu hướng ẩm thực và sáng tạo với các nguyên liệu và cách chế biến để không bị hòa tan vào mặt bằng chung. 

Bạn cũng nên tham khảo các xu hướng ẩm thực khác nhau để lựa chọn và tổng hợp cho mình một phong cách nấu nướng hoàn chỉnh và phù hợp.

Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên bán hàng lương cao mới nhất:

Do một số bạn thiếu trách nhiệm nghỉ ngang cần bổ sung nhân viên gấp.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CỬA HÀNG CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN LÀM VIỆC LÂU DÀI
2
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên Bán hàng Đóng gói , dán tem ,phụ khoTPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẾT, CÓ CCCD LÀM NGAY, CÓ NHẬN LÀM TẾT
7
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Siêu Thị Quận 7 Cần Tuyển Nhân Viên Có Việc Làm Lâu dài
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Tuyển nhân viên làm từ giờ tới Tết hoặc lâu dài. Có cccd làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
💥💥VIỆC LÀM BÁN HÀNG DỊP TẾT LƯƠNG CAO TẠI SIÊU THỊ
2
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
VIỆC LÀM PHỔ THÔNG DỊP GẦN TẾT CHO SINH VIÊN NỘI TRỢ
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG FULL TIME/ PARTTIME
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cửa hàng chính chủ tuyển dụng
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tết Đến cần thêm 4 Nữ làm tại Bình Tân và Quận 6
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
CẦN 5 NHÂN VIÊN BÁN HÀNG LÀM VIỆC LÂU DÀi, THỜI VỤ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
⛱️⛱️DỊP TẾT CẦN TUYỂN THÊM 04 NAM/NỮ LÀM VIỆC TẠI KHU VỰC BÌNH TÂN
1

Không ngừng sáng tạo

Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết của người làm đầu bếp. Sự kết hợp giữa sự sáng tạo, đầu óc tinh tế cùng đôi tay khéo léo, người đầu bếp mới có thể tạo ra những món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Cần có sự kết hợp giữa hương vị món ăn và cách bày trí món ăn để thực khách được thưởng thức trọn vẹn nhất. Việc bạn chứng minh được năng lực của bản thân, cùng với sự sáng tạo không ngừng sẽ giúp người đầu bếp gặt hái được những thành tựu trong nghề.

đầu bếp
Đầu bếp cần không ngừng sáng tạo

Ngành đầu bếp có khó khăn gì?

Thời gian ngủ với cường độ công việc cao

Nghề đầu bếp phải làm việc với cường độ công việc cao cao khoảng 13 – 14 tiếng/ngày. Việc phải hoạt động nhiều giờ liên tục với cường độ cao, rất ít được nghỉ ngơi trong cả các dịp dịp lễ. Đối mặt với nhiều áp lực trong không gian bếp khiến không ít đầu bếp gặp phải tình trạng căng thẳng nếu không biết quản lý thời gian.

>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và tối ưu nhất bạn nên biết

Đầu bếp thường làm việc theo ca, vì đặc thù ngành nên các đầu bếp phải làm việc cả ngày cuối tuần và ngày lễ. Công việc của các đầu bếp đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là các ca làm việc trùng vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, hay khách đặt hội nghị, tiệc chiêu đãi…

Áp lực về mặt cảm xúc

 

Trong không gian hạn chế của gian bếp đầy nguyên liệu và nhiệt độ cao, cùng sức ép của thời gian chế biến, các đầu gặp phải rất nhiều áp lực. Vào những khung giờ cao điểm hay ngày lễ, lượng khách đông, bếp có thể bị thiếu nhân lực và nguyên liệu,… lại bị thực khách thúc giục. Nghề đầu bếp vì vậy rất yêu cầu tính tỉ mỉ và cẩn thận, làm chủ cảm xúc để thức ăn được hoàn thiện đảm bảo chất lượng.

Làm việc trong gian bếp với nhiều áp lực lại sử dụng dao, kéo, bếp lửa. Vì vậy nguy cơ bị tai nạn là rất cao nên đầu bếp cần làm chủ cảm xúc giữ tinh thần tốt nhất để đảm bảo sự an toàn cho mình cũng như không gian bếp. Nghề đầu bếp hiện nay có sức cạnh tranh cao và mức lương cũng rất hấp dẫn. Đây chính là một phần động lực để các đầu bếp gắn bó và theo đuổi nghề.

>>> Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc

Chịu đựng những lời không hay

Bất cứ công việc nào cũng đều sẽ đem đến cho người thực hiện những cảm xúc khác nhau, trong đó nghề bếp phải chịu những khó khăn từ lời nói của khách hàng, cấp trên, quản lý và những mâu thuẫn với đồng nghiệp. Đặc biệt việc chịu những nhận xét khác nhau của thực khách về những món ăn mà mình thực hiện sẽ khiến đầu bếp khó chịu, nhất là những người mới vào nghề.

Hơn hết, để có thể kiên trì vượt qua mọi khó khăn của nghề bếp bạn phải đến với nghề từ niềm đam mê. Các đầu bếp có thể kiên trì qua nhiều giờ làm việc trong bếp vì niềm đam mê dành cho ẩm thực. Rất nhiều người bỏ nghề vì những sai lầm khi theo đuổi nghề bếp.

>>> Xem thêm: Những điều người ta hay “bé cái lầm” khi học đầu bếp

đầu bếp
Nghề đầu bếp chịu nhiều áp lực

Đáp ứng vị giác của khách hàng

Thành công của người đầu bếp chính là nhận về sự hài lòng của thực khách về những món ăn mà họ chế biến ra. Mỗi một người sẽ có cách cảm nhận về hương vị các món ăn khác nhau. Vậy nên, với những món ăn mà bạn làm ra, thay vì bạn tự thưởng thức chúng thì nên mời những người xung quanh. Họ sẽ giúp bạn có những nhận xét, đóng góp khách quan hơn nhiều.  

Những lời nhận xét dù theo nghĩa tích cực hay tiêu cực thì đều là nhằm giúp bạn có thêm những kinh nghiệm mới, khám phá năng lực bản thân.

Học đầu bếp ở đâu?

Xã hội phát triển, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực Ẩm thực, Nhà hàng – Khách sạn kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nghề bếp rất cao mở ra cơ hội nghề nghiệp cho những người đam mê ẩm thực. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ đam mê để trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp. Quá trình này phải rèn luyện, bồi dưỡng và học tập dày công. Tìm đến các trung tâm đào tạo đầu bếp chính là lựa chọn hàng đầu mà các đầu bếp tương lai hướng đến. 

đầu bếp
Trường nào đào tạo ngành đầu bếp?

Nhằm đáp ứng nhu cầu học đầu bếp của nhiều người, hiện nay có rất nhiều cơ sở trường học, trung tâm đào tạo học nghề bếp chuyên nghiệp cho bạn chọn lựa. Việc lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp giúp bạn có cơ hội học tập, rèn luyện tích lũy kiến thức chuyên môn về ẩm thực tốt nhất sau khi ra trường.

Cũng như các ngành nghề khác, nhân sự nghề đầu bếp thường bắt đầu từ các vị trí phụ bếp, sau đó tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm bếp tích lũy được sẽ có những bước thăng tiến lên từng vị trí. Để quá trình học được áp dụng thực hành nhiều cũng như tiết kiệm thời gian bạn nên vừa học vừa làm để trau dồi tốt nhất kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.

Hãy thường xuyên truy cập Muaban.net để cập nhật các thông tin mới nhất cũng như tìm việc làm ở lĩnh vực ẩm thực cả nước phù hợp với bản thân.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ